7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.7. Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, nhiệt tâm với công việ c
Đội ngũ tín dụng là đội ngũ quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của hoạt động cho vay của chi nhánh. Đây là đội ngũ bán hàng cho ngân hàng nên ngoài trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, cán bộ tín dụng còn phải có tố chất về kỹ năng bán hàng và được rèn luyện thường xuyên. Đội ngũ nhân sự mạnh, nhanh nhạy sẽ chăm sóc tốt, giữ chân được khách hàng cũ
và phát triển được khách hàng mới. Đội ngũ nhân sự đặc biệt quan trọng khi các sản phẩm các ngân hàng hiện nay không có nhiều sự khác biệt. Chính khả
năng tư vấn, chăm sóc khách hàng là yếu tố lôi kéo khách hàng. Để xây dựng
đội ngũ nhân sự phục vụ cho hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng, cần một số giải pháp sau:
-Tuyển dụng thêm nhân sự mới cho SHB Tây Đà Nẵng. Hiện nay, SHB Tây Đà Nẵng đang thiếu nhân sự cho vay KHCN trầm trọng. Việc thiếu nhân sự bán hàng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động cho vay KHCN. Số lượng nhân sự phòng tín dụng cá nhân cả chi nhánh và phòng giao dịch là 6 người, ít hơn so với định biên là 10 người.
-Tăng cường các buổi đào tạo, huấn luyện, trao đổi nghiệp vụ giữa Ban đào tạo Hội sở với Chi nhánh và giữa phòng ban chi nhánh với nhau, tăng cường các đợt thi nghiệp vụ. Đểđảm bảo cho hoạt động này hiệu quả, chi nhánh phải có cơ chế giám sát chặt chẽ. SHB đã có các buổi đào tạo dành cho cán bộ tín dụng nhưng do chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ nên hoạt động đào tạo không mang lại hiệu quả cao.
-Tăng cường công tác mời các chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn đến đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ: nghiệp vụđịnh giá tài sản, nghiệp vụ
nhận biết tài sản thật, giả,... Về định giá tài sản, hiện nay chi nhánh chủ yếu nhận tài sản bảo đảm là bất động sản và phương tiện vận tải. Đây là hai loại tài sản có tính thanh khoản tương đối cao hơn và thường ít khi là loại đặc chủng nên công tác định giá ít gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thế chấp bằng quyền sở hữu máy móc thiết bị thì sẽ khó khăn cho công tác định giá hơn. Thực tế, khi chi nhánh có phát sinh các khoản vay khách hàng doanh nghiệp thế chấp bằng máy móc thiết bị, chi nhánh đều phải nhờ Trung tâm định giá tài sản ở Hội sở định giá. Đối với nghiệp vụ nhận bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng/sở
các nhân viên chưa từng được đào tạo qua một khóa đào tạo nhận biết tài sản thật, giả. Điều này gây rủi ro rất lớn cho chi nhánh. Vì vậy, tổ chức các khóa
đào tạo nghiệp vụ chuyên môn thực sự rất cần thiết và quan trọng trong công tác cho vay tại chi nhánh.
-Chi nhánh cần có cơ chế khen thưởng và xử phạt đúng với năng lực và
đóng góp của từng cán bộđể tạo nên động lực cho cán bộ nhân viên. Hiện tại, chi nhánh vẫn chưa có hoạt động sử dụng quỹ khen thưởng để thưởng nóng cho nhân viên có kết quả hoàn thành xuất sắc công việc. Đánh giá xếp loại hàng năm của chi nhánh vẫn dừng lại ở 3 mốc chính cố định A, B, C. Xuất phát từ việc giao chỉ tiêu chưa đúng với thực lực của cán bộ, chi nhánh phát sinh vấn đề có cán bộ có khả năng hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao nhưng cố tình hoàn thành khoảng 75% chỉ tiêu (mức vừa đủđể đạt loại A trong đánh giá xếp loại) để năm sau không bị tăng thêm chỉ tiêu. Để tránh điều này, đồng thời tạo động lực cho cán bộ phát triển cho vay, chi nhánh nên đánh giá năng lực từng cán bộ, giao chỉ tiêu sát mức tối đa cán bộ có thểđạt được, hoặc giao chỉ tiêu thấp nhưng có thưởng thêm đối với phần vượt chỉ tiêu để tạo động lực cán bộ phát triển cho vay hết khả năng có thể có. Ngoài ra, cần phải có chế tài rõ ràng đối với các hành vi đi ngược lại nội quy lao động của SHB. Từđó, tạo
động lực cho cán bộ chuyên tâm phát triển khách hàng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ