7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Kết quả thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SHB
Tây Đà Nẵng
a. Tình hình quy mô cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng -Tình hình dư nợ cho vay KHCN
Bảng 2.6. Tình hình cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ (triệu đồng) 136.948 104.226 2.771.245 Dư nợ cho vay KHCN (triệu đồng) 59.876 24.946 50.720
Tỷ trọng cho vay KHCN (%) 43,72 23,93 1,83
Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN (%) - -58,34 103,32
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Dư nợ cho vay KHCN còn khá thấp và chưa ổn định qua các năm. Năm 2012, dư nợ cho vay KHCN đạt khoảng 59,876 tỷ đồng, chiếm khoảng 44% trong tổng dư nợ. Sang năm 2013, dư nợ cho vay KHCN giảm xuống 58% còn 24,946 tỷđồng, kéo tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ còn 24%. Điều này là do trong năm 2012, SHB có sản phẩm huy động và chiết khấu với nhiều lợi ích cho ngân hàng. Do đó, các khách hàng đã tăng cường gửi tiền tiết kiệm để hưởng ưu đãi lãi suất cao trong thời gian đầu, hết thời gian ưu đãi, khách hàng yêu cầu chiết khấu lại các giấy tờ có giá và làm lại một sổ mới để tiếp tục hưởng ưu đãi lãi suất. Chính vì vậy, trong thời gian này, dư nợ cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá tăng đột biến, đẩy tổng dư nợ cho vay KHCN lên khá cao (59,876 tỷ đồng). Sang năm 2013, sản phẩm này đã ngừng triển khai, do vậy, dư nợ cho vay KHCN giảm sút mạnh, chỉ còn 24,946 tỷđồng. Bên cạnh đó, thời gian này cũng là thời gian HBB chi nhánh Đà Nẵng tiến hành chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình của SHB. Do vậy, chi nhánh chịu sự giám sát tín dụng chặt chẽ từ Hội sở. Hoạt
pháp xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề. Cơ cấu nhân sự từ cấp quản lý đến nhân viên cũng có nhiều biến động. Do vậy, hoạt động cho vay của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng không phát triển. Đến năm 2014, sau khoảng thời gian dành cho công tác sáp nhập, hoạt động của chi nhánh đã đi vào guồng mới, chính sách tín dụng được nới lỏng, nhân sự đã đi vào ổn định, SHB Tây Đà Nẵng bước đầu đạt được những kết quả đáng kể
trong hoạt động cho vay KHCN, dư nợ cho vay KHCN tăng 103%, đạt mức 50,720 tỷ đồng trong năm 2014. Như vậy, sau sự sụt giảm mạnh trong năm 2013, dư nợ cho vay KHCN đã có xu hướng tăng trở lại trong năm 2014.
So với hoạt động cho vay đối với KHDN, tỷ trọng của cho vay KHCN chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm trong tổng dư nợ của chi nhánh. Điều này một phần là do mảng cho vay KHDN của chi nhánh được sự
hỗ trợ đáng kể của Hội sở. Tuy nhiên, một phần chính vẫn là do hoạt động cho vay KHCN từ trong nội tại chưa được phát triển mạnh mẽ xứng tầm với quy mô một chi nhánh tại thị trường tiềm năng như Đà Nẵng.
Trong nhiều năm qua, SHB Tây Đà Nẵng chưa đạt được kế hoạch kinh doanh Hội sở giao, tỷ lệ hoàn thành thấp. Từ bảng 2.7 cho thấy, tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu Hội sở giao chỉ đạt 66,53% trong năm 2012, 20,79% trong năm 2013 và 33,81% trong năm 2014. Bảng 2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch của Hội sở về dư nợ cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng Đơn vị tính: triệu đồng Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch được giao 90.000 120.000 150.000 Thực hiện 59.876 24.946 50.720 Tỷ lệ hoàn thành (%) 66,53 20,79 33,81
So với mặt bằng chung hoạt động cho vay trên địa bàn thành phố, thị
phần cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng còn quá thấp.
Bảng 2.8. Thị phần cho vay KHCN của SHB Tây Đà Nẵng tại địa bàn Đà Nẵng
Đơn vị tính: triệu đồng Tăng/giảm (%) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
Cho vay KHCN toàn
Tp. Đà Nẵng 12.118 13.516 15.396 12% 14%
Cho vay KHCN SHB
Tây Đà Nẵng 59,876 24,946 50,720 -58% 103%
Thị phần (%) 0,49% 0,18% 0,33% -63% 83%
(Nguồn: Trích từ Báo cáo NHNN Thành phốĐà Nẵng và Báo cáo kết quả
kinh doanh của SHB Tây Đà Nẵng)
Số lượng các chi nhánh các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố
trong giai đoạn 2012 -2014 dao động từ 57 - 58 chi nhánh. SHB cũng là một thương hiệu lớn tại thị trường Đà Nẵng. Tuy nhiên, thị phần cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng chỉ đạt 0,18% - 0,49%, cho thấy mức độ chiếm lĩnh thị
trường cho vay cá nhân còn quá kém. Điều này một phần do mạng lưới chi nhánh còn quá ít, chỉ gồm 1 chi nhánh và phòng giao dịch. Bên cạnh đó, thương hiệu SHB Tây Đà Nẵng chưa đủ lớn và phải tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Hơn hết, thị phần chưa lớn là do năng lực cạnh tranh của chi nhánh chưa đủ tốt, khả năng bao phủ sản phẩm cho vay KHCN của SHB Tây Đà Nẵng trên địa bàn thành phố còn quá kém.
- Tình hình số lượng KH và dư nợ bình quân/KH
Số lượng KHCN có dư nợ tại SHB: Biến động cùng chiều với dư nợ cho vay KHCN, số lượng KHCN đang có dư nợ tại chi nhánh giảm mạnh trong năm 2013 và tăng nhẹ trong năm 2014. Trong năm 2012, số lượng KHCN vay vốn tại SHB là 172 khách hàng. Đến năm 2013, số lượng KHCN vay vốn
giảm còn 95 người. Như đã phân tích, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự giảm sút số lượng khách hàng vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá và sự
suy giảm trong hoạt động cho vay do những tác động của thương vụ sáp nhập giữa SHB và HBB. Trong năm 2014, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, các nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, mua sắm nhà cửa, xe ô tô đã tăng trở lại,... SHB cũng tung ra nhiều gói sản phẩm ưu đãi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì thế, số lượng khách hàng vay vốn đã tăng trở lại. Số lượng KHCN vay vốn của SHB trong năm 2014 là 229 khách hàng, tăng 134 khách hàng so với năm 2013. Đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh.
Bảng 2.9. Số lượng KHCN và dư nợ bình quân trên một KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Mức tăng 2013/2012 Mức tăng 2014/2013 Dư nợ CV KHCN 59.876 24.946 50.720 -34.930 25.774 Số lượng KHCN vay 172 95 229 -77 134 Dư nợ /KHCN 348,12 262,59 221,48 -86 -41
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Dư nợ bình quân/khách hàng: Dư nợ bình quân/khách hàng có xu hướng giảm qua các năm, từ 348,12 triệu đồng năm 2012 giảm còn 262,59 triệu
đồng trong năm 2013 và 221,48 triệu đồng trong năm 2014. Điều này cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc gia tăng các dịch vụ bán lẻ. Trong năm 2014, ngân hàng đã chú trọng hơn đến các khách hàng nhỏ lẻ. Ban lãnh đạo chi nhánh chủ trương khai thác khách hàng một cách triệt để. Chi nhánh không ngại tiếp cận và cho vay những món vay nhỏ từ 50 triệu đến 100 triệu dù khách hàng ở xa như huyện Hòa Vang hay ngoài địa bàn thành phố như
tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Bình... Mặc dù những khoản vay này có dư nợ
không cao nhưng do số lượng nhiều nên đã mang lại một lượng dư nợ tương
đối lớn cho chi nhánh, đồng thời cũng góp phần quảng bá thương hiệu của chi nhánh đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, là tiền đề để mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay KHCN.
b. Cơ cấu dư nợ cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng
-Cơ cấu cho vay đối với KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng phân theo sản phẩm vay
Bảng 2.10. Tình hình cho vay đối với KHCN phân theo sản phẩm vay tại SHB Tây Đà Nẵng Đvt: triệu đồng 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Dư nợ 59.876 24.946 50.720 -34.930 -58 25.774 103 Cầm cố GTCG 51.322 4.013 13.027 -47.309 -92 9.014 225 CBNV 1.158 2.334 3.024 1.176 102 690 30 Mua BĐS 2.265 11.444 21.369 9.179 405 9.925 87 Mua ôtô tiêu
dùng 1.122 1.808 3.698 686 61 1.890 105
Phục vụ SXKD 2.163 3.422 4.273 1.259 58 851 25
CMNLTC 0 0 259 0 0 259 -
Tiêu dùng khác 1.500 1.670 4.492 170 11 2.945 153
CV khác 346 255 378 -91 -26 123 48
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)
Dư nợ cho vay KHCN trong năm 2012 chủ yếu đến từ cho vay cầm cố
toàn chi nhánh. Điều này là do trong năm 2012, SHB Tây Đà Nẵng tung ra chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm với chương trình ưu đãi rất hấp dẫn. Với hình thức này, khách hàng khi gửi tiết kiệm tại chi nhánh sẽ được hưởng lãi suất cao trong khoảng thời gian đầu, sau thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ về với mức bình thường. Điều này dẫn đến trường hợp nhiều khách hàng sau khi hưởng ưu đãi lãi suất trong thời gian đầu đã mang đi chiết khấu/cầm cố tại ngân hàng để rút tiền làm lại một sổ tiết kiệm mới. Tại thời điểm này, lãi suất cầm cố và chiết khấu cũng được ưu đãi tạo điều kiện thu hút vốn của khách hàng nên hoạt động này khá phổ biến.
Bước sang năm 2013, sản phẩm huy động tiền gửi này hết hiệu lực. Chính vì vậy, trong năm 2013, dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá của chi nhánh sụt giảm mạnh, kéo dư nợ cho vay KHCN toàn chi nhánh giảm sút. Ngoại trừ cho vay cầm cố GTCG sụt giảm mạnh, tất cả các sản phẩm còn lại của chi nhánh đều có sự tăng trưởng trong năm 2013.
Sự sụt giảm trong dư nợ cho vay KHCN trong năm 2013 không phải là vấn đề quá quan trọng. Điều này là do về mặt bản chất, dư nợ cho vay KHCN trong năm 2012 là không ổn định, chủ yếu dựa trên dư nợ cho vay cầm cố
giấy tờ có giá.
Trong các năm 2013, năm 2014, cơ cấu dư nợ của chi nhánh đã dần hoàn thiện hơn, phân bổ đều hơn cho các sản phẩm. Dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ
có giá đã đi vào ổn định, phản ánh thực sự nhu cầu vay cầm cố giấy tờ có giá của khách hàng hơn là một kỹ thuật để hưởng lợi. Nhìn chung, chiếm phần lớn trong dư nợ cho vay KHCN là dư nợ từ cho vay mua bất động sản mà cụ
thể là vay mua bất động sản để ở. Điều này một phần do thị trường bất động sản đã bắt đầu hồi phục, hàng loạt các dự án được mở bán với mức giá ưu đãi.
Đây là điều kiện để người dân có thể mua một mảnh đất để an cư. Với những chính sách hỗ trợ của chính phủ, tín dụng dành cho bất động sản được mở
rộng hơn với lãi suất thấp hơn, các điều kiện vay vốn dễ dàng hơn. Đây là
điều kiện thuận lợi để sản phẩm cho vay mua nhà, nền nhà, xây dựng sửa chữa nhà nắm bắt được lượng nhu cầu lớn. Cho vay bất động sản để ở đạt mức tăng trưởng vượt bậc 405% trong năm 2013 và 87% trong năm 2014.
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh. So với một số ngân hàng đến nay vẫn chưa triển khai sản phẩm này, SHB có ưu điểm hơn khi triển khai sản phẩm này khá sớm. Tuy nhiên, tại SHB Tây Đà Nẵng, sản phẩm này còn khá mới mẻ. Sự tăng trưởng dư nợ từ sản phẩm vay này là chưa ổn định. Trong năm 2012, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh là 2,163 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 4% trong dư nợ cho vay KHCN của toàn chi nhánh. Sang năm 2013, dư
nợ cho vay KHCN đã tăng lên 58% đạt 3,422 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14% trong tổng cho vay KHCN toàn chi nhánh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này không được duy trì trong năm 2014. Với tốc độ tăng trưởng 25%, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong năm 2014 chỉ tăng lên 4,273 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng cho vay KHCN toàn chi nhánh sụt giảm còn 8%. Hoạt động cho vay bổ sung vốn kinh doanh của chi nhánh chưa ổn định một phần chính xuất phát từ tâm lý e dè của cán bộ ngân hàng và khách hàng. Bởi lẽ đây là một sản phẩm mới, hơn nữa nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của khách hàng không ổn định và rất khó xác định. Do đó, muốn phát triển được hoạt động cho vay đòi hỏi cán bộ phải có năng lực thẩm định các chỉ tiêu tài chính, đánh giá hoạt động kinh doanh giống như thẩm định khi cho vay khách hàng doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng đôi khi khá e dè với việc này. Bên cạnh
đó, KHCN sản xuất kinh doanh thường có quy mô nhỏ, kinh nghiệm điều hành kém lợi thế hơn các doanh nghiệp nên cũng gặp nhiều bất ổn hơn. Điều này cũng làm gia tăng tâm lý e ngại rủi ro khi cho vay đối với sản phẩm này.
trưởng ổn định qua các năm. Năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô đạt mức 61% tăng từ 1,122 tỷđồng lên 1,808 tỷ đồng. Trong năm 2014, dư nợ cho vay mua ô tô tiếp tục tăng trưởng với mức tăng trưởng 105% lên mức 3,698 tỷ đồng. Dù đạt được sự tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay ô tô trong tổng dư nợ cho vay KHCN còn khá thấp (từ 2% - 7%). Mặc dù SHB đã khởi động chương trình hợp tác cùng Trường Hải từ rất sớm, nhưng hoạt động cho vay mua ô tô vẫn chưa đạt kết quả mong đợi. Điều này một phần do sự hợp tác ở cấp chi nhánh ngân hàng và các chi nhánh/đại lý bán xe chưa được gắn bó, chặt chẽ. Một phần khác, các chương trình ưu đãi của SHB chưa đủ mạnh mẽ để cạnh tranh với đối thủ và thu hút được khách hàng. Những năm gần đây, thị trường ô tô có nhiều khởi sắc. Theo số liệu thống kê được, doanh số bán hàng toàn thị trường năm 2014 là 157.810 chiếc xe tăng 43% so với năm 2013. Doanh số bán xe ô tô tăng trưởng liên tục trong các năm 2013 và năm 2014 và có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2015 khi những chính sách ưu đãi thuế phí liên quan đến mua bán xe có hiệu lực. Lực cầu xe ô tô của người dân tăng cao nhưng hoạt động cho vay xe ô tô của SHB Tây Đà Nẵng còn rất thấp. Điều này cho thấy, SHB Tây Đà Nẵng chưa khai thác hiệu quả sản phẩm cho vay ô tô.
Cho vay tiêu dùng phong cách là sản phẩm cho vay nhằm mục đích mua sắm vật dụng gia đình, du lịch, du học, hiếu hỉ, khám chữa bệnh, sửa chữa phương tiện, thiết bị sinh hoạt. Cùng với nhu cầu mua sắm vật dụng phục vụ
gia đình ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu như mua tủ lạnh, máy lạnh, tivi, giường, nệm,... , sản phẩm cho vay tiêu dùng phong cách có dư nợ
tăng ổn định qua các năm với mức tăng trưởng năm 2013 là 8% năm 2013 và 10% năm 2014.
Nhìn chung, tại SHB Tây Đà Nẵng, cơ cấu dư nợ theo sản phẩm chưa
xoay quanh các sản phẩm cho vay truyền thống. Nhiều sản phẩm cho vay mới có nhiều tính năng ưu việt và cạnh tranh nhưng chưa được triển khai hoặc đã triển khai nhưng chưa được chú trọng nên chưa đạt được kết quả tốt. Chẳng hạn sản phẩm cho vay chứng minh năng lực tài chính được ban hành từ năm