Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SHB Tây Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 51 - 54)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SHB Tây Đà

Đà Nẵng

Chính sách cho vay tại SHB khá chặt chẽ. Sau đây là một số quy định về

cho vay KHCN tại SHB.

a. Điều kiện cho vay

Khách hàng muốn vay vốn tại SHB bắt buộc có kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng từ BB trở lên (trừ trường hợp không phải chấm

điểm xếp hạng) theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện hành của SHB và thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của SHB. SHB không cho vay đối với các đối tượng có độ tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn cho vay quá 70 tuổi. Trong trường hợp khách hàng vay ngoài địa bàn, khách hàng bắt buộc phải đạt mức xếp hạng tín dụng từ BBB trở lên. Với quy định trên, SHB đã sàng lọc ngay từ đầu đối tượng cho vay. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro đồng thời tiết giảm chi phí cho SHB. Tuy nhiên, do hệ thống xếp hạng tín dụng của SHB vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, do vậy vẫn chưa phản ánh được chính xác mức độ tín nhiệm của khách hàng. Một số khách hàng được thẩm định và đánh giá có năng lực tốt nhưng xếp hạng tín dụng không đạt chuẩn dưới mức cho vay. Từ đó, nảy sinh thêm vấn đề cán bộ phải lập tờ trình xin mở lại Bản ghi chấm điểm xếp hạng tín dụng để gửi Hội sở

xin chấm điểm lại.

b. Thời hạn cho vay

SHB đưa ra thời hạn cho vay chủ yếu dựa trên cân đối nguồn thu nhập của khách hàng và phải đảm bảo thời hạn cho vay tối đa của mỗi sản phẩm vay. Nếu khách hàng có thu nhập để trả nợ quá ít dẫn đến không thể đảm bảo trả hết nợ trong thời gian tối đa được phép vay thì sẽ không được cấp tín dụng.

c. Mức cho vay

SHB xác định mức cho vay dựa trên mục đích vay, tổng nhu cầu của phương án vay vốn và tài sản bảo đảm. Mức cho vay tại SHB còn khá thấp so với các ngân hàng khác. Mặc dù tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm có thể

giống nhau giữa các ngân hàng nhưng do giá trị tài sản bảo đảm tại chi nhánh

được định giá tương đối thấp nên mức cho vay thấp.

d. Chính sách lãi suất cho vay

Tại SHB, lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân có ưu điểm là phụ

thuộc vào xếp hạng tín dụng của khách hàng. Xếp hạng tín dụng tại SHB có 10 bậc theo thứ tự từ tốt đến kém hơn là AAA đến CCC và loại không thuộc

đối tượng xếp hạng. SHB quy định biểu lãi suất cơ sở dựa trên khách hàng xếp hạng tín dụng loại A. Mỗi bậc xếp hạng tín dụng có lãi suất cách nhau khoảng 0,2%, mức chênh lệch cao nhất (giữa mức xếp hạng cao nhất và xếp hạng thấp nhất) là 1%. Lãi suất thay đổi theo từng loại xếp hạng tín nhiệm là một trong những ưu điểm của lãi suất cho vay SHB. Mặc dù, hệ thống xếp hạng tín dụng vẫn chưa hoàn thiện, nhưng với chính sách như trên, lãi suất cho vay cũng đi sát với từng đối tượng hơn, tạo sự phân hóa đối với từng đối tượng, từđó thu hút và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Bên cạnh biểu lãi suất được ban hành cụ thể, chi tiết theo từng đối tượng khách hàng, SHB cũng tung ra các gói ưu đãi lãi suất áp dụng cho một sốđối

tượng khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn chương trình “Sinh nhật vàng”, “Cho vay ưu đãi 20 năm vàng – Rộn ràng mua sắm”, “Cho vay 20 năm vàng – Chung sức kinh doanh”.

e. Chính sách về phí

SHB quy định chặt chẽ đối với phí phạt trước hạn. Trường hợp khách hàng vay vốn không được hưởng ưu đãi, phí phạt trả nợ trước hạn là 1%/năm, mức phí này được giảm nếu Ban lãnh đạo chi nhánh cho phép. Đối với các trường hợp cho vay ưu đãi, mức phí phạt từ 1% - 3% tùy theo thời điểm khách hàng trả nợ trước hạn (đây là mức phí tại thời điểm 31/12/2014, mức phí này sẽ thay đổi theo quy định của SHB từng thời kỳ).

f. Về tài sản bảo đảm

Các quy định về cho vay của SHB chủ yếu khuyến khích hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm. Bắt đầu từ năm 2014, cho vay không có tài sản bảo

đảm mới được đưa vào cụ thể trong các quy định của SHB. Đầu tiên là Quy chế phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm ban hành ngày 19/08/2014, tiếp theo là Sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo

đảm (Tín chấp tiêu dùng) ngày 15/09/2014, sản phẩm Thấu chi không có tài sản bảo đảm dành cho KHCN ngày 20/09/2015. Tuy nhiên, đối tượng được cho vay tín chấp tiêu dùng quy định theo các sản phẩm này cũng còn khá hạn hẹp. SHB cũng quy định khá chặt chẽ thêm các điều kiện về người đồng trả

nợ, các quy định về bảo hiểm,.... Tuy đã có Quyết định hướng dẫn về cho vay tín chấp tiêu dùng, nhưng SHB Tây Đà Nẵng hiện vẫn còn rất dè dặt nên chưa phát sinh khoản vay nào không có tài sản bảo đảm.

Đối với cho vay có tài sản bảo đảm, SHB cũng chủ yếu nhận tài sản bảo

đảm là bất động sản và phương tiện vận tải. SHB hạn chế nhận xe ô tô có nguồn gốc từ Trung Quốc, xe ô tô đã qua sử dụng nhiều năm để bảo đảm tiền vay.

Mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm không được quy định thống nhất mà được quy định phụ thuộc vào từng sản phẩm.

g. Phương thức trả nợ

Tại SHB Tây Đà Nẵng, các phương thức trả nợ dành cho KHCN chưa linh hoạt. KHCN vay ngắn hạn được lựa chọn trả nợ theo một trong hai phương thức: trả lãi hàng kỳ, gốc cuối kỳ hoặc trả gốc, lãi hàng tháng. Đối với KHCN vay trung dài hạn, SHB bắt buộc khách hàng phải trả gốc lãi hàng kỳ. SHB Tây Đà Nẵng vẫn còn rất e dè trong việc cho vay KHCN có kỳ trả

nợ lớn hơn 1 tháng. Điều này có lợi ích làm giảm bớt rủi ro cho ngân hàng do khách hàng phải chuẩn bị nguồn thu hàng tháng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy sẽ làm thu hẹp khả năng đáp ứng được các nhu cầu

đa dạng của khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng có dòng tiền phát sinh theo chu kỳ lớn hơn 1 tháng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)