Mô hình tổ chức bộ máy tại SHB Tây Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 40)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy tại SHB Tây Đà Nẵng

dịch Hùng Vương tại số 37 Hùng Vương và phòng giao dịch Lê Đình Dương tại số 104 Lê Đình Dương, thành phố Đà Nẵng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức được thể hiện như sau:

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy SHB Tây Đà Nẵng

Hoạt động cho vay KHCN được tổ chức theo quy trình thông qua nhiều bộ phận. Số lượng nhân sự tính đến thời điểm 31/12/2014 toàn chi nhánh là 58 người. Hầu hết các cán bộ đều đã tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Tây Đà Nẵng

a. Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn cũng quyết định đến năng lực cạnh tranh, năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường. Trong những năm qua, SHB Tây Đà Nẵng luôn đặt mục tiêu huy động vốn là mục tiêu trọng tâm hàng đầu tại chi nhánh. SHB Tây Đà Nẵng có được điều kiện thuận lợi nhờ các gói sản phẩm huy động vốn của SHB đa dạng, có lãi suất tương đối ổn định và có tính cạnh tranh trên thị trường. Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm của SHB thường xuyên nghiên cứu, tung ra các sản phẩm

BAN GIÁM ĐỐC CÁC P. GIAO DỊCH T. CN TT P. KT P. TT QT P. KH CN P. KH DN P. HT TD P. TĐ T. XL P. DV KH P. HC TH

huy động vốn với nhiều tính năng đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Trải qua một thời kỳ dài đầy khó khăn do quá trình sáp nhập HBB và SHB, SHB Tây Đà Nẵng đã đạt được những thành quả tích cực trong công tác huy động vốn. Đó là những kết quả từ sự nỗ lực, tích cực thâm nhập thị trường, tiếp cận, thu hút khách hàng. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại SHB Tây Đà Nẵng Đvt: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng/giảm (%) Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT %) Số tiền TT (%) 2013/ 2012 2014 / 2013 Tổng NV huy động 364.001 100 730.973 100 841.328 100 101 15 Cá nhân 359.145 99 435.687 60 463.048 55 21 6 TCKT 4.856 1 295.286 40 378.280 45 5.980 28

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)

Trong năm 2012, tổng nguồn vốn huy động là 364,001 tỷ đồng. Trong năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đã tăng 101% đạt mức 730,973 tỷ đồng. Chi nhánh đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy là do sau khi sáp nhập vào SHB, SHB Tây Đà Nẵng đã có sự thay đổi lớn trong cả cơ cấu tổ chức nhân sự đến cách thức tổ chức hoạt động. Các sản phẩm huy động của SHB với nhiều tính năng ưu việt hơn, thương hiệu SHB cũng khá phổ biến trên thị

trường Đà Nẵng. Cùng với sự thay đổi trong cả bộ máy nhân sự, cơ cấu tổ

chức hoạt động, SHB Tây Đà Nẵng cũng được dời từ quận Sơn Trà về trung tâm thành phố tại tuyến đường Lê Duẩn. Với những điều kiện thuận lợi như

vậy, SHB Tây Đà Nẵng đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn vượt bậc trong năm 2013.

Tuy nhiên, đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bị chậm lại ở

mức tăng trưởng 15,1%. Điều này một phần do lượng khách hàng đã dần đi vào ổn định. Mặt khác, mặt bằng chung lãi suất huy động giảm nên không thu hút được khách hàng. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn đã có sự cải thiện qua các năm.

Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, tỷ trọng nguồn vốn huy

động từ các TCKT chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, trong năm 2102, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ TCKT trong tổng nguồn vốn của chi nhánh chỉ là 1%, nhưng đến năm 2014 tỷ trọng này đã là 45%. Điều này là do sau khi sáp nhập, chi nhánh được chuyển đổi thành chi nhánh thuộc SHB và được di chuyển sang vị trí mới thuận tiện cho việc giao dịch hơn. Đồng thời, vị thế của một chi nhánh thuộc SHB cũng đã đưa chi nhánh lên một tầm mới. Bên cạnh đó, với sự lãnh đạo khéo léo của Ban giám

đốc, SHB Tây Đà Nẵng đã thu hút được một số khách hàng doanh nghiệp về

giao dịch tại chi nhánh, đem lại các hợp đồng tiền gửi lên đến 265 tỷ đồng. Chính điều này đã đẩy huy động vốn của chi nhánh tăng vọt.

Nhìn chung, kết quả huy động vốn của chi nhánh có sự cải thiện qua các năm, đặc biệt tăng trưởng mạnh trong năm 2013, có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2014. Mặc dù chưa đạt được kế hoạch được giao từ Hội sở, nhưng điều này cũng là kết quả của sự nỗ lực không ngừng tại chi nhánh. Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, nguồn vốn huy động từ dân cư có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, trong khi đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế có sự phát triển mạnh qua các năm nhưng chưa thực sự đi vào guồng

ổn định.

b. Hoạt động cho vay

Từ bảng 2.2 cho thấy, hoạt động cho vay tại SHB Tây Đà Nẵng vẫn chưa phát triển mạnh và chưa ổn định qua các năm.

Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại SHB Tây Đà Nẵng Đvt: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm 2013/2012 Tăng giảm 2014/2013 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Dư nợ 136.948 104.226 2.771.245 -32.722 -24 2.667.019 2559 Nợ xấu 20.859 16.859 18.993 -4.000 -19 2.134 13 Tỷ lệ nợ xấu (%) 15,23% 16,18% 0,69% 6 -95

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB Tây Đà Nẵng)

Năm 2012, dư nợ cho vay đạt 136,948 tỷ đồng, sang năm 2013, dư nợ

cho vay giảm chỉ còn 104,226 tỷđồng. Tuy nhiên, trong năm 2014, dư nợ đã tăng vọt lên đạt mức 2.771,245 tỷđồng (đạt tỷ lệ tăng trưởng đến 2558%). Có

được điều này là nhờ sựưu ái của Hội sở. Để tạo điều kiện cho chi nhánh phát triển, Hội sở đã chuyển một số khoản vay dự án đầu tư tại Đà Nẵng về chi nhánh quản lý. Chính vì thế, dư nợ của chi nhánh mới có sự tăng trưởng đột biến. Như vậy có thể thấy, dư nợ chi nhánh tăng cao nhưng chủ yếu xuất phát từ việc nhận chuyển giao các khoản vay từ Hội sở, bản thân chi nhánh chưa phát triển được nhiều khách hàng. Dư nợ cho vay sau khi loại trừ dư nợ nhận

được do chuyển giao rất ít.

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong năm 2012, năm 2013 rất cao. Cụ thể, nợ xấu trong năm 2012 của toàn chi nhánh là 20,859 tỷđồng, tương ứng tỷ lệ

nợ xấu là 15,23%. Đây là các khoản nợ xấu còn tồn đọng trong thời kỳ thuộc HBB. Trong năm 2013, chi nhánh đã tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý nợ. Nhờ đó, tổng nợ xấu chi nhánh trong năm 2013 đã giảm xuống còn 16,859 tỷ đồng. Mặc dù nợ xấu có xu hướng giảm nhưng do dư nợ của chi nhánh còn giảm mạnh hơn nên tỷ lệ nợ xấu không giảm mà tăng gần 1%

lên mức 16,18%. Sang năm 2014, với sự tăng trưởng nhanh chóng dư nợ, nợ

xấu của chi nhánh đã tăng trở lại lên mức tăng lên thêm 18.993 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tổng dư nợ chi nhánh đang quản lý tăng quá cao nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 0,69%. Chính vì vậy, sự sụt giảm tỷ lệ nợ xấu này không có nghĩa chất lượng khoản vay đang được kiểm soát tốt hơn.

Số liệu từ hoạt động cho vay của chi nhánh chưa thể hiện rõ quy mô phát triển, mở rộng hoạt động cho vay của chi nhánh bởi hoạt động cho vay của chi nhánh còn nhận được sự hỗ trợ khá lớn từ Hội sở. Từ trong nội tại, hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn còn kém phát triển và chất lượng cho vay không cao thể hiện qua dư nợ cho vay thấp và tỷ lệ nợ xấu còn rất cao.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại SHB Tây Đà Nẵng

Đvt: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2014/ 2013 2013/ 2012 Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/- (%) +/- (%) Thu nhập (TN) 30.560 100 68.365 100 296.517 100 124 334 - TN từ hoạt động tín dụng 22.730 74,4 63.426 92,8 295.431 99,6 179 366 - TN khác 7.830 25,6 4.939 7,2 1.086 0,4 -37 -78 Chi phí (CP) 46.637 100 67.810 100 236.304 100 45 249 - CP hoạt động tín dụng 23.490 50,4 49.249 72,6 199.564 84,5 109,7 305 - CP khác 23.147 49,6 18.561 27,4 36.740 15,5 -19,81 98 Lợi nhuận - 16.077 555 60.213 -103,5 10.749

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại SHB Tây Đà nẵng có sự cải thiện

đáng kể qua các năm do sự tăng trưởng nhanh trong thu nhập đi cùng với chi phí được kiểm soát đáng kể. Từ một chi nhánh có lợi nhuận âm đến 16,077 tỷ đồng trong năm 2012, SHB Tây Đà Nẵng đã đạt được lợi nhuận 555 triệu

đồng trong năm 2013, đến năm 2014, lợi nhuận của chi nhánh đạt được sự

tăng trưởng vượt bậc (tỷ lệ tăng trưởng 10749%), đạt mức 60,213 tỷđồng. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh. Năm 2012, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 74,4% trong tổng thu nhập. Đến năm 2013, tỷ trọng này đã tăng vượt bậc lên

đến 92,8%. Năm 2014, thu nhập từ hoạt động tín dụng càng khẳng định vị trí chủ yếu đóng góp vào thu nhập của chi nhánh khi tỷ trọng lên đến 99,6%. Sự

tăng trưởng vượt bậc trong thu nhập từ hoạt động tín dụng trong năm 2013 chủ yếu từ thu lãi tiền gửi mà cụ thể là lãi điều chuyển vốn nội bộ. Về mảng thu nhập từ lãi cho vay, mặc dù dư nợ trong năm 2012 cao nhưng chủ yếu là dư nợ cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá nên mang lại lãi không cao.

Đến năm 2013, các khoản vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá này đã đến hạn, dẫn đến dư nợ cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá giảm. Tuy nhiên, các sản phẩm vay khác đều có dư nợ tăng trưởng mạnh. Do đó, dù dư nợ

giảm nhưng lãi từ hoạt động cho vay của chi nhánh có sự tăng trưởng nhẹ. Trong năm 2014, với việc nhận chuyển giao một số dự án từ Hội sở, dư nợ

cho vay chi nhánh tăng cao, thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên đạt 295,431 tỷđồng.

Các thu nhập khác giảm mạnh qua các năm. Các thu nhập khác này bao gồm các loại thu nhập từ phí thu được từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ hoàn nhập dự phòng,... Mặc dù hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu truyền thống và ổn định của ngân hàng nhưng cũng mang lại rủi ro rất cao. Trong khi đó, hoạt động phi tín dụng

mang lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn và ít rủi ro hơn. Vì vậy, chú trọng phát triển dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng là xu thế tất yếu của các ngân hàng. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động phi tín dụng tại chi nhánh chưa được đạt được kết quả đáng kể. Thu nhập từ hoạt động phi tín dụng đóng góp rất nhỏ vào tổng thu nhập của chi nhánh và có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Các hoạt động dịch vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế tại chi nhánh phát triển khá chậm. Trước khi sáp nhập, chi nhánh chưa vẫn thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Mãi đến năm 2014, chi nhánh mới bắt đầu phát sinh các nghiệp vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế. Mặc dù vậy, dịch vụ thanh toán quốc tế vẫn còn phát sinh rất ít, dịch vụ bảo lãnh có phần phát triển rầm rộ hơn. Tuy nhiên, hầu hết các bảo lãnh phát sinh tại chi nhánh đều được bảo đảm 100% bằng ký quỹ. Theo quy định của SHB, các loại bảo lãnh này có thể được miễn thu phí. Đồng thời, chi nhánh cũng chủ trương không thu phí bảo lãnh để thu hút, tạo mối quan hệ và giữ chân khách hàng mới. Do đó, thu nhập từ hoạt

động này còn rất ít. Chi nhánh cần phải mở rộng hoạt động phi tín dụng hơn nữa để tăng nguồn thu nhập cho chi nhánh bên cạnh việc phát triển hoạt động tín dụng.

Đi đôi với việc mang lại nguồn thu nhập chính cho chi nhánh, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động đem lại chi phí lớn (tỷ trọng trong tổng chi phí luôn lớn hơn 50%). Trong năm 2012, chi phí cho hoạt động tín dụng là 23,490 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 49,6% trong tổng chi phí của chi nhánh. Trong các năm 2013, năm 2014, chi phí này cũng tăng lên với tỷ lệ tăng lần lượt là 109,66% và 305,2% lên mức 49,249 tỷ đồng và 199,564 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chi nhánh cũng đã thực hiện tốt các biện pháp để kiểm soát chi phí, thể

hiện qua tỷ lệ tăng trưởng chi phí thấp hơn hơn tỷ lệ tăng trưởng thu nhập nên chi nhánh đạt được tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG HÀNG CÁ NHÂN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG

2.2.1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SHB Tây Đà Nẵng với khách hàng cá nhân tại SHB Tây Đà Nẵng

a. Mạng lưới hoạt động

SHB Tây Đà Nẵng hiện nay chỉ có một chi nhánh chính và 02 Phòng giao dịch đặt tại Quận Thanh Khê và Quận Hải Châu. Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc và sầm uất nên thuận tiện cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sự phân bố chưa đạt được hiệu quả tối ưu do đặt các điểm giao dịch khá gần nhau nên không thu hút được rộng rãi các đối tượng khách hàng từ

các quận vùng ven.

b. Đội ngũ nhân sự

SHB Tây Đà Nẵng có đội ngũ nhân sự trẻ có trình độ chuyên môn tốt. Với số lượng cán bộ nhân viên toàn chi nhánh là 58 người, tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học chiếm 90% tương đương 52 người, trên đại học 4 người, trình độ trung cấp và cao đẳng 2 người. So sánh với mặt bằng chung của các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố, đội ngũ nhân sự SHB được đánh giá là chuyên nghiệp và thạo việc. Chính sách đãi ngộ nhân viên tại SHB cũng tương đối tốt, lương thưởng cũng thuộc hàng cao trong khối Ngân hàng TMCP. Đây là động lực mạnh mẽ và tạo nền tảng tốt để hỗ trợ trong công tác phát triển cho vay KHCN.

c. Đặc điểm về môi trường kinh doanh và khách hàng

-Về môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 của thành phố Đà Nẵng là 9,28%,

đạt mức kế hoạch được giao là 9% - 9,5%. Môi trường kinh doanh tại thành phốĐà Nẵng được các doanh nghiệp đánh giá cao. Năm 2014, Đà Nẵng đứng

doanh nghiệp 2014”, thành phố đã nỗ lực cải thiện thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ. Đây cũng là một thuận lợi cho hoạt động cho vay liên quan

đến khâu xử lý các vấn đề về thủ tục hành chính.

Hòa chung với cả nước, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng cũng đã dần phục hồi. Trải qua một thời kỳ dài khó khăn, thị trường bất động sản trong năm 2014 đã có những tín hiệu tích cực. Hàng loạt các dự án được mở bán trong như dự án Khu đô thị Phước Lý, Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Khu sinh thái Hòa Xuân,... Thị trường bất động sản dần ấm lên tạo điều kiện gia tăng các nhu cầu vay vốn mua bất động sản.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)