Nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư hiện đại hóa công nghệ và mở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 109 - 111)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư hiện đại hóa công nghệ và mở

rộng các kênh phân phối

Cơ sở vật chất chính là hình ảnh thể hiện bộ mặt của chi nhánh. Một ngân hàng có cơ sở vật chất khang trang, bề ngoài hiện đại sẽ tạo cho khách hàng cảm giác an tâm, tin tưởng khi giao dịch tại ngân hàng.

Hiện tại, các kênh phân phối truyền thống của ngân hàng rất khó có thể

mở rộng được nữa. Do vậy, mở rộng các kênh phân phối thông qua kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối gián tiếp là con đường để mở rộng các kênh phân phối của SHB Tây Đà Nẵng. Do đó, chi nhánh cần phải nghiên cứu, đầu tư phát triển hơn nữa hoạt động cho vay thông qua kênh phân phối hiện đại.

- Nghiên cứu và phát triển hoạt động cho vay thông qua kênh phân phối hiện đại.

Hiện nay, hoạt động cho vay KHCN thông qua các kênh phân phối hiện

đại chỉ được thực hiện thông qua cho vay thấu chi tài khoản thẻ và cho vay thẻ tín dụng. Nghiên cứu và phát triển cho vay KHCN các sản phẩm khác thông qua trực tuyến chưa được phát triển. Nghiên cứu và công nghệ hóa quy trình cho vay KHCN đối với các sản phẩm vay truyền thống là con đường để

phát triển nhanh chóng hoạt động cho vay KHCN.

-Đầu tư, chú trọng hơn nữa hoạt động cho vay gián tiếp

Hiện nay với sự hồi phục của thị trường bất động sản và xu hướng tiêu dùng gia tăng, liên kết với các công ty bảo hiểm, các hãng xe, các công ty bất

động sản, các công ty tư vấn du học là một trong những cách thức để phát triển hoạt động cho vay gián tiếp. Có rất nhiều khách hàng của các công ty này có nhu cầu vay để mua sản phẩm nhưng lại không có mối quan hệ với

ngân hàng nào hoặc khách hàng có các thông tin về các ngân hàng nhưng không biết đến các sản phẩm dịch vụ tại SHB Tây Đà Nẵng. Do vậy, cách nhanh nhất để tiếp cận được với đối tượng khách hàng này là thực hiện thông qua các công ty, địa lý bán hàng, xem họ như là trung gian giới thiệu. Các trung gian này sẽ có trách nhiệm giới thiệu khách hàng đến cho ngân hàng, hỗ

trợ tư vấn, hướng dẫn các sản phẩm dịch vụ của SHB đến khách hàng. Thông qua sự hợp tác này, các công ty, đại lý có được doanh thu, ngân hàng có được khách hàng vay vốn. Đối với mua xe ô tô, SHB đã có chương trình hợp tác cùng ô tô Trường Hải từ năm 2012 nhưng chưa đạt hiệu quả. SHB Tây Đà Nẵng cũng có sự hợp tác nhưng khá chậm trễ với Công ty CP Đầu tư Miền Trung trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản. Các chương trình hợp tác với công ty du học, công ty bán xe ô tô và công ty đầu tư bất động sản khác chỉ

mới dừng lại ở cấp độ các chuyên viên ngân hàng với các nhân viên kinh doanh của công ty bán, chưa có sự hợp tác mang tầm chi nhánh/toàn ngân hàng.

Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay gián tiếp thông qua các công ty bán, SHB nói chung và đặc biệt là SHB Tây Đà Nẵng cần phải:

+ Xây dựng các chương trình hợp tác bền vững và lâu dài với các công ty, thỏa thuận các điều kiện ràng buộc chặt chẽ, đồng thời xây dựng các chính sách hoa hồng phí hấp dẫn, cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, để sản phẩm có thể thu hút được khách hàng, ngân hàng phải có các chính sách ưu đãi đối với chính khách hàng mua.

+ Để gia tăng hiệu quả hoạt động cho vay thông qua các công ty trung gian, SHB Tây Đà Nẵng cần thực hiện các chiến lược quảng cáo và tiếp thị

mạnh mẽ tại các văn phòng công ty, cửa hàng trưng bày, các dự án, đặt băng rôn, phát tờ rơi quảng cáo, công bố chương trình hợp tác trên các phương tiện truyền thông, báo, đài... Tiến hành phân công cử cán bộ hoặc cộng tác viên

thường xuyên có mặt tại các địa điểm này để sẵn sàng tư vấn cho khách hàng. + Thường xuyên theo dõi, tìm hiểu thị trường, xây dựng và hoàn thiện các chương trình hợp tác, nhanh chóng tìm kiếm các đối tác mới, mở rộng các chương trình hợp tác một cách nhanh chóng để chiếm lĩnh thị phần một cách sớm nhất.

-Đầu tư, hiện đại hóa công nghệ

+ Thường xuyên cải tiến công nghệ thông tin ngân hàng đảm bảo hỗ trợ

tốt nhất cho hoạt động cho vay KHCN.Trong điều kiện số lượng khách hàng ngày càng nhiều và yêu cầu ngày càng cao, cải tiến công nghệ thông tin là yêu cầu bắt buộc đểđáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, tất cả các giao dịch của ngân hàng hiện tại đều được thực hiện trên phần mềm. Trong khi đó hệ thống hạch toán và theo dõi cho vay Intellect Core chưa có sự hỗ trợ

tối đa cho người dùng. Người dùng còn phải theo dõi tay, thực hiện thủ công nhiều. Hệ thống còn mắc một số lỗi đang trong quá trình khắc phục. .Đầu tư, cải tiến công nghệ thông tin là yêu cầu tất yếu để ngân hàng hoạt động được an toàn và hiệu quả.

+ Nâng cấp, cải tiến thêm các dịch vụ Internet Banking, cải thiện hệ

thống báo lãi cho khách hàng theo hướng nếu khách hàng có sự thay đổi lãi phải trả, hệ thống phải cập nhật chính xác số tiền lãi phải trả và gửi tin nhắn thay đổi đến cho khách hàng.

+ Nâng cấp thêm các tính năng mới cho hệ thống ATM như nộp tiền trực tiếp vào máy ATM, đảm bảo an toàn hoạt động sử dụng thẻ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 109 - 111)