Vận dụng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 100 - 105)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Vận dụng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn

TI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NI

CHI NHÁNH TÂY ĐÀ NNG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG HÀNG CÁ NHÂN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG

-Hoàn thiện quy trình cho vay, chính sách tín dụng đối với KHCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

-Xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng, cải tiến sản phẩm cũ, nghiên cứu các sản phẩm mới đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tượng KHCN, có nhiều điểm khác biệt và ưu việt hơn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

-Tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, không chỉ dừng lại cho vay những sản phẩm truyền thống như hiện nay.

-Tăng cường chất lượng dịch vụ, giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ, tăng cường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay KHCN.

-Tăng trưởng dư nợ và kiểm soát được rủi ro.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG

3.2.1. Vận dụng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn hoạt động hoạt động

- Vận dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, cập nhật theo thị

trường.

ngân hàng. Lãi suất cho vay được xem là giá của khoản vay, do vậy, cạnh tranh về lãi suất cho vay cũng khốc liệt như các cuộc cạnh tranh về giá bán sản phẩm của các công ty trên thị trường. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh như hiện nay, xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản vay là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng. Tại SHB, lãi suất cho vay được xây dựng dựa trên từng sản phẩm vay cụ thể và căn cứ trên xếp hạng tín dụng của khách hàng. Nhìn chung, chính sách lãi suất của SHB đã cơ bản có tính linh hoạt khi căn cứ dựa trên một phần kết quả xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, đối với những khách hàng bên ngoài, họ không biết và cũng không quan tâm nhiều đến hệ thống xếp hạng tín nhiệm hay hạng tín nhiệm mà ngân hàng chấm cho mình. Do vậy, chi nhánh có thể vận dụng một cách có linh hoạt các chính sách lãi suất của ngân hàng, đưa ra một số gói lãi suất dành cho các đối tượng đặc biệt, chẳng hạn giáo viên, cán bộ, công nhân viên thuộc các đoàn thể - chính trị - xã hội, xây dựng các gói lãi suất tri ân đối với các nhóm khách hàng cũ, các khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng,... Các gói lãi suất ưu đãi một cách trực diện và cụ thể với từng đối tượng như vậy sẽ tạo nên sức hút đối với khách hàng, tạo cho họ cảm giác gần gũi thân thiết hơn, được tôn trọng, quan tâm và chăm sóc hơn. Điều này không những có tác động thúc đẩy dư nợ của chi nhánh mà còn tạo sự gắn bó lâu dài với khách hàng, nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế của ngân hàng.

- Vận dụng biểu phí linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Biểu phí phạt trả nợ trước hạn tại SHB hiện nay nhìn chung cao hơn phí phạt trả nợ trước hạn của các ngân hàng khác. Ngoài phí phạt trả nợ trước hạn của các khoản vay được hưởng ưu đãi, phí phạt trả nợ trước hạn của các khoản vay thông thường cũng đến 1%. Điều này tác động bất lợi đến quyết

là điều bắt buộc khách hàng phải trả khi khách hàng còn đang trong thời gian

được hưởng những ưu đãi lãi suất của ngân hàng mà đã muốn trả nợ lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tùy theo tình hình nguồn vốn của ngân hàng mà việc trả lại nợ cho ngân hàng có thể sẽ khiến cho ngân hàng có lợi hơn. Trong trường hợp như thế, ngân hàng cũng nên có chính sách hỗ trợ khách hàng. Do vậy, chi nhánh cần phải xây dựng một chính sách phí phạt trả nợ trước hạn linh hoạt, đặc biệt phí phạt đối với các khoản vay thông thường, theo đó, ban lãnh đạo chi nhánh có nhiều quyền hơn trong việc xem xét miễn giảm phí phạt tùy theo tình hình từng khách hàng và từng khoản vay.

Việc sắp xếp các cấp độ phí trong biểu phí cho vay KHCN cũng chưa thực sự phù hợp. Như đã phân tích, có những loại phí cần thiết nhưng lại cho phép miễn giảm như phí chứng minh năng lực tài chính, có những loại phí không cần thiết như phí sao lục giấy tờ gốc tài sản bảo đảm lại bắt buộc thu. Khách hàng đi vay ở ngân hàng nên bắt buộc phải giao giấy tờ gốc TSBĐ cho ngân hàng cất giữ. Tuy nhiên, khi khách hàng có việc cần đến ngân hàng sao lục thì phải nộp phí sao lục cho ngân hàng. Điều này tạo nên cảm giác không thoải mái cho khách hàng. Do vậy, cần sắp xếp lại các cấp độ phí trong biểu phí cho vay KHCN cho phù hợp hơn, điều chỉnh các mức phí có ít mức độ

cần thiết để chi nhánh tự quyết định.

- Cởi mở về biện pháp bảo đảm bảo tiền vay.

Hiện nay, chi nhánh vẫn còn đang rất chú trọng đến tài sản bảo đảm khi cấp tín dụng cho khách hàng. Các sản phẩm cho vay tín chấp chỉ mới ra

đời trong năm 2014 nhưng số lượng còn rất ít. Bên cạnh đó, chưa có văn bản nào hướng dẫn, phổ biến nên các chi nhánh càng e ngại hơn trong việc áp dụng. Trong khi đó, hiện nay hoạt động cho vay tín chấp đang rất phổ biến trên thị trường Đà Nẵng. Xây dựng chính sách bảo đảm tiền vay linh hoạt, bổ

sung thêm các quy định, hướng dẫn về cho vay tín chấp để có thể hỗ trợ mở

rộng hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng trong điều kiện kiểm soát

được rủi ro.

- Rà soát các quy định cho vay, đóng góp ý kiến và thống nhất hướng xử lý.

Hiện tại, các quy định cho vay còn nhiều chồng chéo và bất cập. Để

giải quyết vấn đề này, cần tổ chức rà soát lại tất cả các văn bản còn hiệu lực quy định về cho vay KHCN, kiểm tra các điểm còn chồng chéo, các điểm còn sơ hở, tổ chức lấy ý kiến của cán bộ về các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất của cán bộ nhân viên trong việc hoàn thiện các quy trình, quy

định về quy chế cho vay.

- Vận dụng linh hoạt quy trình cho vay.

Quy trình cho vay hiện tại khá chặt chẽ nhưng cũng khá rườm rà khi tất cả các món vay dù lớn hay nhỏ đều phải qua 2 cấp thẩm định, Phòng Khách hàng cá nhân đánh giá sơ bộ và Phòng thẩm định thực hiện định giá tài sản và tái thẩm định lại hồ sơ. Điều này làm chậm tiến độ hoàn thành hồ sơ. Để cải thiện điều này, có thể xem xét xây dựng lại quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, phân giao quyền và trách nhiệm cho mỗi bộ phận bằng cách chia ra các mốc. Đối với các khách hàng vay món nhỏ, hồ sơ đơn giản, P. KHCN tự định giá và thẩm định. Đối với các khoản vay tầm trung, nếu Phòng thẩm định qua quá trình thẩm định thực tế đánh giá hồ sơ đơn giản và tốt thì có thể chỉ cần ghi ý kiến và một số điều kiện bổ sung trên Tờ trình của Phòng KHCN mà không cần phải lập lại tờ trình. Phòng Thẩm định thực hiện thẩm định và định giá TSBĐ đối với các hồ sơ vay lớn hoặc các hồ sơ nhỏ

nhưng các bộ phận nhận thấy cần phải có ý kiến của Phòng Thẩm định. Việc phân mức hồ sơ phụ thuộc vào đánh giá tình hình năng lực/uy tín của cán bộ

và Lãnh đạo Phòng KHCN. Thông qua việc phân mức hồ sơ và giao quyền và trách nhiệm cho các bộ phận sẽ giúp hồ sơ được xử lý nhanh chóng hơn, tiết

kiệm được thời gian thẩm định hồ sơ của các bộ phận, đáp ứng được nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng, tăng năng suất hoạt động cho vay.

Quy trình cho vay hiện tại cũng khá nhiều điểm cứng nhắc khi yêu cầu khá nhiều thủ tục giấy tờ gây nhiều phiền hà cho khách hàng. Điển hình như

hai trường hợp đơn giản nhất đó là khách hàng trả một phần gốc và khách hàng tất toán khoản vay - nhận lại tài sản bảo đảm, theo đó các chứng từ yêu cầu gồm như sau:

Đối với trường hợp khách hàng muốn trả nợ trước hạn: hiện tại, quy

định SHB yêu cầu khách hàng phải có giấy đề nghị cam kết đủ nguồn thu và

đồng ý trả nợ trước hạn. Trong nhiều trường hợp, khách hàng do điều kiện ở

xa nên chỉ chuyển khoản và đề nghị cán bộ tín dụng thu nợ. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể linh hoạt cho khách hàng nợ nhưng sau đó phải đợi khách hàng bổ sung nên phải nợ chứng từ kế toán rất hao phí nhiều thời gian cho các bộ phận liên quan để chờđợi, theo dõi, bổ sung chứng từ.

Khi khách hàng tất toán khoản vay và đề nghị giải chấp tài sản bảo

đảm, khách hàng phải ký khá nhiều giấy tờ. Theo đúng quy định của SHB, mẫu biểu gồm: giấy đề nghị trả nợ trước hạn, đề nghị giải chấp, phiếu xuất kho kiêm biên bản giao nhận. Về phía ngân hàng, phải thực hiện theo quy trình như sau: cán bộ tiếp nhận giấy đề nghị của khách hàng, lập giấy đề nghị

chuyển sang Phòng HTTD xác nhận trình ký cấp có thẩm quyền, P. HTTD tiếp tục lập Phiếu xuất kho kiêm biên bản giao nhận, Biên bản thanh lý hợp

đồng, Thông báo giải chấp, Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, Văn bản yêu cầu xóa đăng ký gửi Phòng cảnh sát giao thông, thực hiện xuất kho trên hệ thống, in thủ công phiếu hạch toán, ký và chuyển kiểm soát ký, thực hiện chuyển tất cả các chứng từ qua bộ phận kho quỹđể xuất kho.

Như vậy, với một công việc đơn giản là trả nợ trước hạn, tất toán khoản vay nhưng phải chuẩn bị khá nhiều văn bản từ các văn bản đối với cơ quan

Nhà nước và trong nội bộ Ngân hàng.

Giải pháp đề xuất là chi nhánh có thể giảm bớt các mẫu biểu không cần thiết, có thể kết hợp 2 hoặc nhiều mẫu biếu trong cùng một mẫu, cắt bỏ các mẫu biểu không thật sự cần thiết để tinh gọn lại quy trình tín dụng theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro.

-Đa dạng hóa danh mục cho vay

Đầu tư phát triển thêm sản phẩm mới, chia tách các sản phẩm lớn thành các sản phẩm nhỏ với nhiều tiện ích phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Danh mục cho vay của SHB xét về mặt bằng chung chưa có nhiều sản phẩm chuyên biệt như các ngân hàng khác.

Hoàn thiện, triển khai thêm một số các tính năng của các sản phẩm hiện có để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn: các tính năng của các sản phẩm cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng không có sự khác biệt nhiều với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đây là lý do khiến SHB Tây Đà Nẵng khó phát triển được hoạt động cho vay.

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hóa, mở rộng cho vay sang các sản phẩm còn nhiều tiềm năng trên thị trường. Cơ cấu dư nợ cho vay của SHB Tây Đà Nẵng chủ yếu vẫn xoay quanh một số sản phẩm truyền thống. Một số

sản phẩm mới có nhiều điểm cạnh tranh nhưng chưa được triển khai.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh đà nẵng (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)