7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐ
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SHB TÂY ĐÀ NẴNG 2.3.1. Kết quảđạt được
Trong khoảng thời gian 3 năm đang nghiên cứu, hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng đã được những thành quả nhất định.
-Sau những nỗ lực trong hoạt động cho vay của toàn chi nhánh, dư nợ
cho vay KHCN đã có cải thiện đáng kể. Tổng dư nợ cho vay KHCN giảm trong năm 2013 từ 59,876 tỷ đồng còn 24,946 tỷ đồng nhưng đã tăng trở lại trong năm 2014 lên 50,720 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 103%. Điều này tạo
điều kiện nền tảng cơ sở vững chắc cho sự phát triển của cho vay KHCN trong những năm tới.
-Số lượng khách hàng vay cá nhân mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2013 từ 172 khách hàng xuống còn 95 khách hàng nhưng đã tăng trưởng trở
lại trong năm 2014 lên đến 229 khách hàng. Điều này thể hiện sự hiệu quả
trong công tác giới thiệu và tiếp thị sản phẩm rộng rãi đến với dân cư.
-Dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng ngày càng giảm từ
334,12 triệu đồng năm 2012 xuống còn 262,59 triệu đồng trong năm 2013 và 221,48 triệu đồng năm 2014 cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc mở
rộng cho vay sang đối tượng vay nhỏ lẻ.
từ 0,18% năm 2013 lên 0,33% trong năm 2014. Đây là tín hiệu khả quan về
năng lực mở rộng thị phần của SHB Tây Đà Nẵng.
-Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, không tập trung vào một hoặc một số lĩnh vực nhất định, đã có sự đầu tư mở rộng ra nhiều sản phẩm, địa bàn cho vay, thời hạn vay,...
Về sản phẩm vay, cho vay cầm cố giấy tờ có giá dần đi vào ổn định, phản ánh đúng nhu cầu của người dân, các sản phẩm cho vay truyền thống như cho vay mua bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng cũng đã dần phát triển đều. Một số sản phẩm mới chưa được triển khai trước đây cũng
đã dần được triển khai như cho vay chứng minh năng lực tài chính, cho vay hỗ trợ du học. Cụ thể trong năm 2014, đã phát sinh dư nợ cho vay chứng minh năng lực tài chính.
Về địa bàn cho vay, SHB Tây Đà Nẵng đã dần mở rộng cho vay ra các
địa bàn lân cận. Bên cạnh phát triển dư nợ cho vay ở các khu vực trung tâm như quận Hải Châu và quận Thanh Khê, chi nhánh đã mở rộng gia tăng hoạt
động cho vay tại các vùng ven thành phố, tăng trưởng mạnh nhất thuộc về
quận Liên Chiểu, quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.
Nhìn chung, cơ cấu cho vay đã dịch chuyển theo hướng đa dạng và hoàn thiện hơn.
-Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN đạt được sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2012, thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN là 4,375 tỷ đồng. Năm 2013, thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN tăng trưởng 9% lên mức 4,768 tỷđồng. Trong năm 2014, thu nhập từ hoạt động cho vay tăng vọt
đạt mức 8,972 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng trưởng là 88%. Như vậy, mặc dù dư nợ cho vay KHCN chưa đi vào ổn định nhưng hoạt động cho vay KHCN đã mang lại sự tăng trưởng nhất định trong thu nhập.
ngại. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 0,33%. Tỷ lệ này giảm còn 0,32% trong năm 2013 và giảm còn 0,26% trong năm 2014. Điều này đến từ quy trình tín dụng khá chặt chẽ, an toàn và những bước đi cẩn thận trong hoạt động cho vay toàn chi nhánh.
-Hoạt động cho vay KHCN vừa giúp SHB Tây Đà Nẵng mở rộng thị
phần, vừa phát triển được các dịch vụ ngân hàng khác như thẻ, internet banking,... tạo ra uy tín, góp phần đẩy mạnh thương hiệu, nâng cao hình ảnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
- Dư nợ cho vay KHCN và tốc độ tăng trưởng dư nợ còn quá thấp và không ổn định, chưa tương xứng với quy mô của một chi nhánh tại thành phố
lớn như Đà Nẵng. Cụ thể, dư nợ cho vay KHCN từ 59,876 tỷđồng năm 2012 giảm còn 24,946 tỷ đồng năm 2013, tăng lên mốc 50,720 tỷ đồng trong năm 2014. Dư nợ cho vay KHCN không ổn định, chưa tạo được sự bứt phá vẫn xoay quanh mốc khoảng 50 tỷđồng. Đơn vị từng nhận công văn nhắc nhở của Hội sở về việc yếu kém trong phát triển hoạt động cho vay. Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu Hội sở giao còn quá thấp. Trong năm 2013, năm 2014, tỷ lệ hoản thành chỉ đạt 20,79%%, 33,81%. Thị phần cho vay KHCN trên địa bàn dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn quá nhỏ so với các ngân hàng khác, chỉ đạt khoảng 0,18% đến 0,49% trong khi số lượng các chi nhánh TCTD tại địa bàn chỉ
khoảng 57, 58 chi nhánh.
-Đối tượng cho vay chưa được mở rộng, SHB Tây Đà Nẵng chưa triển khai được sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm. Tỷ lệ dư nợ
không có tài sản bảo đảm trong các năm 2012 – 2014 dao động từ 2% đến 9%. Trong đó, đây chỉ là các khoản cho vay đối với cán bộ, nhân viên tại chi
nhánh. Chi nhánh chưa khai thác khả năng cho vay tín chấp đối với các khách hàng là cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp, công ty nhà nước, trường học, bệnh viện, các tổ chức - chính trị xã hội... Trong điều kiện, hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp trên thị trường đang phát triển rất mạnh. Việc hạn chế
cho vay tiêu dùng tín chấp tại SHB Tây Đà Nẵng sẽ làm hạn chế đáng kể khả
năng mở rộng cho vay KHCN của chi nhánh.
- Cơ cấu cho vay chưa đa dạng. Dư nợ cho vay vẫn chỉ tập trung xoay quanh các sản phẩm truyền thống như cho vay mua nhà/xây dựng/sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng mua sắm các vật dụng gia đình, vay bổ sung vốn kinh doanh, chưa chú trọng nhiều đến việc đưa ra các sản phẩm mới. Một số sản phẩm vay mới đã được ban hành nhưng chưa có tính
đột phá so với các ngân hàng khác và chưa được triển khai rộng rãi, chẳng hạn sản phẩm cho vay du học, cho vay tái tài trợ, cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm,... Sản phẩm cho vay chứng minh năng lực tài chính dù đã
được ban hành từ năm 2012 nhưng mãi đến cuối năm 2014 mới phát sinh dư
nợ. So với các ngân hàng khác trên địa bàn Thành phố, chi nhánh đã triển khai chậm hơn, do đó cũng bất lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường. Các sản phẩm của SHB chủ yếu vẫn chia theo mục đích sử dụng, chưa có các sản phẩm riêng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt. SHB Tây Đà Nẵng cũng chưa có các sản phẩm đặc thù như sản phẩm cho vay hỗ trợ tiểu thương, cho vay hỗ trợ ngư dân, vay trồng cà phê, trồng rừng,... nên chưa khai thác hết tiềm năng của khu vực này.
-Thu nhập từ hoạt động cho vay tăng đều qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp so với tổng thu nhập của chi nhánh và có xu hướng giảm qua các năm, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN trong tổng thu nhập của chi nhánh giảm từ 19% năm 2012 còn 8% năm 2013 và rơi xuống 3% trong năm 2014.
-Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp nhưng có xu hướng tăng trở lại trong năm 2014. Chi nhánh chưa kiểm soát tốt chất lượng tín dụng khu vực cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh thời hạn vay trung dài hạn. Tính riêng tỷ lệ nợ
xấu cho vay sản xuất kinh doanh trên tổng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh
đến 9,25% trong năm 2012. Tỷ lệ này có xu hướng giảm trong năm 2013 (giảm còn 2,33%) nhưng đã tăng trở lại trong năm 2014 lên 3,14%.
b. Nguyên nhân
+ Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách cho vay chưa hoàn thiện và chưa tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh.
Điều kiện đối tượng được vay vốn chưa phù hợp. Khách hàng muốn vay vốn tại SHB bắt buộc có kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng từ BB trở lên (trừ trường hợp không phải chấm điểm xếp hạng) theo Hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện hành của SHB. Trong trường hợp khách hàng vay ngoài địa bàn, khách hàng phải được xếp hạng tín dụng BBB thì mới được vay tại SHB. Với quy định trên, SHB đã sàng lọc ngay từ đầu đối tượng cho vay nhằm giảm bớt chi phí và giảm thiếu rủi ro cho SHB. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng của SHB vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, do vậy vẫn chưa phản ánh được chính xác mức độ tín nhiệm của khách hàng. Một số khách hàng được thẩm định và đánh giá tốt nhưng xếp hạng tín dụng dưới BB. Một số khách hàng không đủ năng lực nhưng khi xếp hạng tín dụng vẫn đạt được thông qua.
Phương thức trả nợ chưa linh hoạt và chưa có nhiều lựa chọn cho khách hàng. Tại SHB Tây Đà Nẵng, phương thức trả nợ chưa linh hoạt, khách hàng chỉ được trả nợ theo 2 phương thức nếu khách hàng vay ngắn hạn: phương thức trả gốc cuối kỳ hoặc trả gốc hàng tháng. Đối với KHCN vay trung dài hạn bắt buộc phải trả gốc hàng tháng. SHB Tây Đà Nẵng vẫn còn rất e dè
trong việc cho vay KHCN có kỳ trả nợ lớn hơn 1 tháng. Điều này giúp giảm bớt được rủi ro do khách hàng phải trả nợ hàng tháng cho ngân hàng, tuy nhiên cũng chính vì vậy sẽ làm thu hẹp khả năng đáp ứng được các nhu cầu
đa dạng của khách hàng.
Thời hạn cho vay chưa đáp ứng được nhiều các nhu cầu của khách hàng. SHB đưa ra thời hạn cho vay chủ yếu dựa trên cân đối nguồn thu nhập của khách hàng và phải đảm bảo thời hạn cho vay tối đã của mỗi sản phẩm vay. Nếu khách hàng có thu nhập để trả nợ quá ít dẫn đến không thể đảm bảo trả hết nợ trong thời gian tối đa được phép vay thì sẽ không được cấp tín dụng
Mức cho vay còn khá thấp. Tại SHB, mức cho vay còn thấp so với các ngân hàng khác. Mặc dù tỷ lệ tài trợ trên tài sản bảo đảm có thể giống nhau nhưng do giá trị tài sản bảo đảm tại chi nhánh được định giá tương đối thấp nên mức cho vay đối với khách hàng thấp.
Chính sách về phí chưa hợp lý. SHB quy định chặt chẽ đối với phí phạt trước hạn. Trường hợp khách hàng vay vốn không được hưởng ưu đãi, phí phạt trả nợ trước hạn là 1%/năm, mức phí này được giảm nếu Ban lãnh đạo chi nhánh cho phép. Đối với các trường hợp cho vay ưu đãi, mức phí phạt từ
1% -3% tùy theo thời điểm khách hàng trả nợ trước hạn. Phí phạt trả nợ trước hạn không những giúp giảm rủi ro về kỳ hạn mà còn là phần bù đắp vào thu nhập của ngân hàng trong trường hợp khách hàng mới hưởng được các ưu đãi lãi suất của ngân hàng thì đã trả trước hạn. Do vậy, xây dựng một chính sách phí liên quan đến cả một bài toán tính toán lợi ích của cả chương trình cho vay ưu đãi. Trong tình hình hiện nay, khi các ngân hàng và các công ty tài chính tung ra các gói sản phẩm siêu ưu đãi lãi suất nhưng các điều khoản phí phạt trước hạn cũng rất khắt khe, khách hàng đã bắt đầu e dè và xem xét rất cẩn thận các điều khoản phí phạt trả nợ trước hạn trước khi vay vốn tại ngân hàng. Một số ngân hàng như Vietcombank, BIDV... không thu phí phạt trả nợ
trước hạn. Điều này là một lợi thế rất lớn khi tiếp thị khách hàng. Một mức phí phạt cao sẽ khiến khách hàng dè dặt hơn và từ đó gây bất lợi trong công tác tiếp thị khách hàng.Tất nhiên, ngân hàng cũng phải tính một mức phí phạt hợp lý để bù đắp cho phần lãi suất ưu đãi cho khách hàng. Do vậy, tính toán và thiết kế một chương trình ưu đãi lãi suất hợp lý, vừa thu hút được lượng khách hàng và đảm bảo được thu nhập cho ngân hàng là một công việc rất quan trọng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng. Việc quy định các cấp độ
phí của SHB cũng chưa hợp lý. Chẳng hạn, phí chứng minh năng lực tài chính là phí tạo ra nguồn thu chủ yếu trong sản phẩm cho vay chứng minh năng lực tài chính nhưng lại là phí có thể thỏa thuận được. Trong khi đó, phí cấp bản sao hồ sơ tài sản bảo đảm lại là phí không được miễn giảm. Điều này gây nên sự hài lòng cho khách hàng, đặc biệt khi khách hàng yêu cầu cấp bản sao để đáp ứng nhu cầu cần thiết như làm hợp đồng điện, nước,...
Tài sản bảo đảm vẫn là yếu tố quan tâm hàng đầu khi quyết định cho vay. Các quy định của SHB chủ yếu khuyến khích cho vay có tài sản bảo đảm. Bắt đầu từ năm 2014, cho vay không có tài sản bảo đảm mới được đưa vào cụ
thể trong các quy định của SHB. Tuy nhiên, đối tượng được cho vay tín chấp tiêu dùng trong các sản phẩm này cũng còn khá hẹp. Ngoài ra, SHB cũng quy
định về điều kiện về người đồng trả nợ, các quy định về bảo hiểm khá chặt chẽ. Tuy đã có Quyết định hướng dẫn về cho vay tín chấp tiêu dùng, nhưng SHB Tây Đà Nẵng hiện vẫn còn rất dè dặt nên chưa phát sinh khoản vay nào theo sản phẩm này. Đối với tài sản bảo đảm, SHB cũng chủ yếu nhận tài sản là bất động sản và phương tiện vận tải. SHB rất hạn chế nhận xe ô tô có nguồn gốc từ Trung Quốc để bảo đảm tiền vay. Mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm không được quy định thống nhất mà được quy định phụ thuộc vào từng sản phẩm.
thời theo sự thay đổi của thị trường. Tại SHB Tây Đà Nẵng, chính sách lãi suất khá linh hoạt và dành nhiều ưu đãi cho khách hàng. SHB Tây Đà Nẵng luôn đi đầu trong các chương trình triển khai ưu đãi lãi suất. Lãi suất của SHB Tây Đà Nẵng cũng được áp dụng theo hệ thống Xếp hạng tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, kỳđiều chỉnh lãi suất tương đối dài. Nếu ở Eximbank kỳ điều chỉnh lãi suất là 1 tháng/1 lần, thì tại SHB, kỳ điều chỉnh lãi suất đến 3 tháng/1 lần. Thời gian điều chỉnh định kỳ dài sẽ giúp giảm bớt các chi phí liên quan đến việc theo dõi, hạch toán, thông báo đến khách hàng, lưu hồ sơ
tín dụng nhưng cũng có tác động tiêu cực do lãi suất khách hàng không được cập nhật liên tục theo biểu lãi suất mới. Hiện tại, cán bộ tín dụng không thường xuyên thông báo các thay đổi lãi suất của khách hàng. Do đó, nhiều khách hàng phàn nàn khi đến nộp lãi vay vì không cập nhật được tình hình lãi vay phải trả trong tháng.
Tính năng sản phẩm chưa đặc sắc nên chưa tạo được sự thu hút khách hàng. Chính sách sản phẩm cũng như chính sách khách hàng chưa được chú trọng. So với các ngân hàng khác, sản phẩm tín dụng của SHB chưa có sự
khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ các ngân hàng khác. Một số ngân hàng xây dựng các sản phẩm đặc thù như vay hỗ trợ tiểu thương ở chợ của Sacombank và Eximbank, vay hỗ trợ sản xuất cà phê của ACB để nhắm vào phân khúc khách hàng thì hiện nay tại SHB vẫn chưa cung cấp được các sản phẩm này. So sánh các sản phẩm đã có của SHB với nhau nhận thấy không có