Xuất một số giải pháp nhằm phát triển quỹ đất thành phố Pleiku

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 50)

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp điều tra và thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển quỹ đất của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Gia Lai.

- Thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng công tác phát triển quỹ đất của Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tại 23 đơn vị (14 phƣờng và 9 xã), và các cơ quan liên quan. - Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Pleiku tại Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Pleiku.

3.5.2. Phƣơng pháp điều tra và thu thập số liệu sơ cấp

- Đối với hộ gia đình, cá nhân:

đến 2566 hộ dân của 23 phƣờng, xã của thành phố Pleiku từ năm 2012-2017, đề tài nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên đối với các

hộ dân bị thu hồi đất liên quan các dự án (đô thị, thương mại dịch vụ, quy hoạch

khu dân cư, dự án phát triển hạ tầng phát triển giao thông trên địa bàn của thành phố Pleiku; quốc phòng an ninh, công trình sự nghiệp; sản xuất kinh

doanh phi nông nghiệp; đất sinh hoạt cộng đồng…).

Lựa chọn số phiếu điều tra ngẫu nhiên với đối tƣợng hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến các dự án đã và đang thu hồi đất là: 150 phiếu (thuộc 23

phường, xã trên địa bàn thành phố Pleiku), để điều tra ảnh hƣởng của công tác

phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Pleiku.

- Đối với đối tượng cán bộ liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phƣơng pháp điều tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích, số lƣợng mẫu điều tra nhƣ sau: Phỏng vấn 30 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phát triển quỹ đất của Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Pleiku, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Pleiku, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Pleiku, cán bộ địa chính xã phƣờng, để điều tra các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển quỹ đất của thành phố Pleiku và ảnh hƣởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Pleiku.

- Đối với đối tượng tổ chức sử dụng đất liên quan đến công tác phát triển quỹ đất:

Nghiên cứu lựa chọn phƣơng pháp điểu tra không ngẫu nhiên, chọn chủ đích các tổ chức có liên quan đến công tác phát triển quỹ đất, đã đƣợc giao đất, cho thuê đất trong giai đoạn 2012 - 2017 của Thành phố Pleiku, phỏng vấn thu thập ý kiến của 30 tổ chức, để điều tra ảnh hƣởng của công tác phát triển quỹ đất tới phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Pleiku.

Nhƣ vậy, tổng số phiếu điều tra là: 150 + 30 + 30 = 210 phiếu, đƣợc sử dụng để đánh giá ảnh hƣởng của công tác phát triển quỹ đất đến kinh tế, xã hội, môi trƣờng của thành phố. 30 phiếu điều tra đối với cán bộ đƣợc sử dụng để đánh giá sự ảnh hƣởng của một số yếu tố đến công tác phát triển quỹ đất.

3.5.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu

Sử dụng phần mềm excel để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu điều tra, phỏng vấn đã thu thập đƣợc làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất của Thành phố Pleiku.

Thang đo Likert (Likert, 1932) đƣợc sử dụng để đánh giá các nhóm yếu tố tác động đến phát triển quỹ đất theo 5 mức độ: Rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ.

Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lƣợng ngƣời trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ, trong đó mức độ Rất nhỏ đƣợc gán hệ số 1; Rất lớn đƣợc gán hệ số 5.

Phân cấp đánh giá công tác phát triển quỹ đất đƣợc tính toán theo nguyên tắc: - Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.

- Tính độ lớn của khoảng chia (a): a =

n Min Max

, trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc.

- Xác định thang đo: Rất cao: ≥ (min 4a)

Cao: (min 3a) đến < (min 4a)

Trung bình: (min 2a) đến < (min 3a) Thấp: từ (min a) đến < (min 2a) Rất thấp: < (min a)

Trƣờng hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá công tác phát triển quỹ đất và các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc xác định: Rất cao: >= 4,20; Cao: Từ 3,40 đến 4,19; Trung bình: từ 2,60 đến 3,39; Thấp: từ 1,80 đến < 2,59; Rất thấp <1,8.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PLEIKU CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PLEIKU CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Pleiku có tổng diện tích tự nhiên là 26.076,86 ha, là trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai, thành phố có địa giới hành chính nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Chƣ Păh; - Phía Đông giáp thành phố Đăk Đoa; - Phía Nam giáp thành phố Chƣ Prông; - Phía Tây giáp thành phố Ia Grai. Có tọa độ địa lý nhƣ sau:

- Kinh độ Đông từ 107o49’30’’ đến 108o06’22’’; - Vĩ độ Bắc từ 13050’00’’ đến 14004’ 44’’.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Pleiku nằm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku, sản phẩm phun trào của đá Bazan bao phủ hầu hết diện tích tạo nên dạng địa hình cao nguyên lƣợn sóng, trừ một phần nhỏ diện tích ở phía Bắc và phía Tây Nam còn sót lại đỉnh núi Granít có độ cao trên 1.000m là dung nham của phức hệ vân canh tuổi Trias với dạng địa hình núi trung bình.

Độ cao tƣơng đối của Pleiku vào khoảng 700-800m, nhƣ vậy cao hơn hẳn so với độ cao trung bình toàn cao nguyên, Pleiku có hai đỉnh cao hơn 1000m, ở phía Bắc có đỉnh Chƣ Jôr (1042m), phía Nam có đỉnh Hàm Rồng (1028m).

Địa hình thành phố Pleiku có xu hƣớng thấp dần về hai phía: Tây Bắc và Đông Nam, là nơi bắt nguồn của nhiều suối nhánh thuộc các hệ thống suối lớn lân cận thành phố. Nhìn chung thành phố có ba dạng địa hình chính:

Địa hình núi trung bình.

Địa hình cao nguyên lƣợn sóng (trung bình và mạnh). Địa hình vùng thung lũng.

Trong đó dạng địa hình cao nguyên lƣợn sóng là chủ yếu, mức độ lƣợn sóng từng khu vực khác nhau.

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Pleiku mang nét đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát dịu, mùa đông khô và lạnh, biểu hiện là sự phân hoá và tƣơng phản sâu sắc giữa hai mùa. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng số giờ nắng trung bình 2.292 giờ/năm.

Nhiệt độ tƣơng đối điều hoà, mùa nóng không rõ rệt, nhiệt độ trung bình, lƣợng mƣa trung bình, biên độ nhiệt năm so với một số nơi khác thƣờng thấp hơn. Theo quan trắc của trạm khí tƣợng thuỷ văn Pleiku ở toạ độ, độ cao quan

trắc 800mcho thấy.

+ Nhiệt độ khí hậu

- Nhiệt độ trung bình năm: 220C.

- Nhiệt độ tối cao: 360C(tháng 4).

- Nhiệt độ tối thấp: 50C(tháng 01).

- Nền nhiệt độ hầu nhƣ không phân hoá theo mùa, sự thay đổi nhiệt độ qua

khá mạnh từ 6,60C-140C.

+ Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình năm 81,6%, tháng có độ ẩm trung bình đạt trị số cao nhất 35% và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối có thể xuống đến 12% rơi vào tháng 3, mùa khô từ tháng 1-2-3, độ ẩm thấp nhất trung bình đạt 7% (tháng 3).

Tổng số giờ nắng trung bình 2292 giờ/năm, số ngày không có nắng trung bình 21 ngày. Tháng 2, 3 có giờ nắng lớn nhất. Tổng lƣợng bốc hơi cả năm 1163mm. Lƣợng bốc hơi trung bình ngày 2,6mm, Ánh sáng 5,7 giờ/ngày.

Điều kiện nhiệt của vùng hơi hạn chế, tổng tích ôn 8.000°C. Điều kiện ẩm phong phú nhƣng phân bố không đều theo các tháng trong năm.

+ Mưa

Mùa mƣa bắt đầu vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 chiếm 90% lƣợng mƣa cả năm, tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 7.

Tổng lƣợng mƣa bình quân năm 2.861mm (Rmax:3.159mm). lƣợng mƣa

ngày lớn nhất 189mm( Rmin: 1.570mm). Số ngày mƣa bình quân năm 142 ngày,

số ngày mƣa với cƣờng độ 100mm/s trong năm là 1,4 ngày, lƣợng mƣa biến đổi lớn (chênh lệch năm mƣa nhiều mƣa ít đến hai lần).

Từ những đặc điểm trên, thấy rằng khí hậu thành phố Pleiku có đặc điểm nỗi bật là tính phân mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 6 tháng, ẩm độ giảm, lƣợng bốc hơi gây khô hạn nghiêm trọng. Hơn nữa hƣớng gió chủ đạo là Đông Bắc và Tây Nam. Hƣớng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa khô hƣớng Đông Bắc chiếm ƣu thế 70% tần suất, mùa mƣa hƣớng Tây Nam và Tây chiếm ƣu thế 40- 50% tần suất. Vận tốc gió trung bình 3,6m/s lớn nhất 18m/s, gió mạnh vào mùa khô vì vậy cần phải tính đến để có biện pháp hữu hiệu cho sản xuất.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Thành phố Pleiku nằm trong lƣu vực sông Sê San. Trên địa bàn có 2 nhánh suối chính là suối Ia Puch và suối Ia Rơnhing cùng các nhánh suối phụ

chạy qua đáng kể là suối IaRơnhing mô đun dòng chảy trung bình 45l/skm2.

Nhánh suối Ia Rơdung và thƣợng nguồn là suối IaRơmak chảy qua phía

Đông và Đông Bắc Thành phố, chiều dài 25km, lƣu vực 89km2.

Nhánh suối Ia Kiêm chảy qua phía Tây và Tây Nam Thành phố Pleiku,

chiều dài 20km, lƣu vực 60km2

- Thành phố Pleiku có Biển Hồ (Hồ Tơ Nƣng) là hồ tự nhiên đƣợc thiết kế thông với đập thủy lợi Biển Hồ, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về hƣớng Bắc, mặt hồ có diện tích 250 ha, phân bổ hai xã là xã Biển Hồ và xã Tân Sơn dung lƣợng nƣớc trung bình 23 triệu m³ nƣớc, đây là nguồn nƣớc chủ yếu cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân thành phố và tƣới tiêu cho cây cà phê tại xã Ia Sao thuộc thành phố Ia Grai.

- Hồ thủy lợi Trà Đa nằm về hƣớng Đông Bắc thành phố, có diện tích khoảng 10 ha, lƣu lƣợng nƣớc khá lớn đảm bảo cung cấp tƣới tiêu cho 200 ha lúa nƣớc 2 vụ. Ngoài ra Công ty công trình thủy lợi tỉnh Gia Lai đang quản lý một số hạng mục công trình thủy lợi tại xã An Phú.

Về nƣớc ngầm: Theo tài liệu điều tra địa chất thủy văn khả năng chứa nƣớc của phức hệ đất đá Ba zan vùng Pleiku khá dồi dào. Lƣu lƣợng các giếng khoan thƣờng đạt 3-5 l/s, chất lƣợng nƣớc rất tốt.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại lập bản đồ đất tỉnh Gia Lai theo phƣơng pháp định lƣợng FAO/WRB, 98 trong khuôn khổ dự án NIAP/KU.Leuven (1999) trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Trên địa bàn thành phố Pleiku có 4 nhóm đất chính sau:

Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích các nhóm đất chính của thành phố Pleiku

STT Tên đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

I Nhóm đất đỏ vàng 20.076,86 79,71

1 Đất nâu tím trên đá macma bazơ 421,25 1,61 2 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ 19.411,44 74,55 3 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ 180,09 0,69 4 Đất nâu thẩm trên đá macma bazơ 748,08 2,86

II Nhóm đất xám 710,62 2,71

1 Đất xám trên đá macma axit 710,62 2,71

III Nhóm đất đen 4.345,43 16,59

1 Đất đen trên đá sản phẩm bồi tụ bazan 4.345,43 16,59

IV Sông, suối, hồ 259,95 0,99

Tổng cộng 26.076,86 100,0

4.1.2.2. Tài nguyên nước

a. Nguồn tài nguyên nước mặt

Với địa hình phần lớn nằm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku tuy nhiên so với các địa phƣơng khác thành phố Pleiku có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào đƣợc cung cấp từ các hệ thống sông chính bao gồm:

- Suối Ia Rơdung: Đƣợc dùng làm ranh giới hành chính phía Đông Nam của thành phố với tổng chiều dài khoảng 13km, đƣợc bắt nguồn từ đỉnh núi Chƣ Hdrông, chảy theo hƣớng Bắc-Nam, lƣu lƣợng nƣớc dồi dào vào mùa mƣa, mô đun dòng chảy trung bình 45l/skm². Hiện nay 2 bên lƣu vực suối nhân dân đã canh tác trồng lúa 2 vụ bằng phƣơng pháp tƣới tự chảy. ở khu vực thƣợng nguồn nhân dân sử dụng nguồn nƣớc để trồng cây công nghiệp dài ngày.

- Suối Ia Rơmak: Chảy qua thành phố Pleiku 9km về phía Đông và Đông Bắc, lƣu vực 89km². Suối Ia Rơmak bắt nguồn từ cao điểm 782 thuộc địa phận xã Biển Hồ thành phố Pleiku đƣợc chảy theo hƣớng Bắc Nam và Đông Đông Nam, lƣu lƣợng nƣớc tƣơng đối dồi dào vào mùa mƣa, ở hai bên lƣu vực nhân dân đã trồng lúa 2 vụ và một vụ, một số trồng hoa màu, rau xanh.

- Suối Ia Pơ tâu: Chảy ngang qua thành phố Pleiku khoảng 5km thuộc địa bàn phƣờng Thống Nhất và Xã Trà Đa, đƣợc bắt nguồn từ cao điểm 768, dòng chảy theo hƣớng Đông Tây, lƣu lƣợng nƣớc dồi dào, ở hai bên lƣu vực nhân dân đã trồng lúa 2 vụ.

- Suối Ia Xoi: Chảy qua trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7,5km, dòng chảy theo hƣớng Nam Bắc, lƣu lƣợng nƣớc ở mức trung bình vào mùa mƣa, mùa khô có nơi bị khô hạn vì vậy hiện trạng hai bên lƣu vực suối nhân dân trồng hoa màu. Để đảm bảo cảnh quan môi trƣờng thành phố hiện nay UBND tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch chi tiết suối Hội Phú.

- Suối Ia Puch: Dùng làm ranh giới phía Nam của thành phố với chiều dài khoảng 14km, suối Ia Puch đƣợc bắt nguồn từ đỉnh Chƣ Hdrông chảy theo hƣớng Đông Tây, lƣu lƣợng nƣớc dồi dào đã phục vụ đáng kể cho việc tƣới tiêu lúa 2 vụ và cây công nghiệp dài ngày.

Đặc biệt, thành phố Pleiku có Biển Hồ là hồ tự nhiên cách trung tâm thành phố khoảng 8km về hƣớng Bắc, đây là nguồn nƣớc mặt chủ yếu cung cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân thành phố, mực nƣớc hồ thay đổi từ 20 cm đến 1m có độ sâu từ 5-15m, dung lƣợng nƣớc trung bình khoảng 23 triệu m³ nƣớc.

b. Nước ngầm

Theo bản đồ phân bố nƣớc ngầm tỷ lệ 1/100.000 của Sở Khoa học Công

nghệ tỉnh Gia Lai và Tài liệu địa chất thuỷ văn khu vực cho thấy cấu tạo chứa

nƣớc của vùng Pleiku-Biển Hồ thuộc phức hệ phun trào Bazan BNZ-Q1 chiều dài tổng thể 5-500m. Nƣớc ngầm mạch nông thƣờng phân bố ở độ sâu 10-25m. Tính chất chứa nƣớc của Bazan phân bố không đều thay đổi mạnh theo chiều ngang và chiều sâu.

Chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nƣớc cho từng khu vực nhất định. Vì vậy vấn đề nghiên cứu cấp nƣớc sạch cho sản xuất và đời sống của một số xã là vấn đề cần tính đến trong tƣơng lai.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố Pleiku theo kết quả thống kê đất năm 2017 là 2.269,28ha, chiếm 8,66% so tổng diện tích tự nhiên bao gồm đất rừng đặc dụng 201,65ha; đất rừng phòng hộ 1.269,64ha; đất rừng sản xuất 797,99ha. Rừng trồng sản xuất bao gồm rừng thông, rừng keo lá tràm, rừng bạch đàn. Rừng gỗ có cấp trữ lƣợng II và III chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể, còn lại chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không sử dụng vào mục đích kinh doanh tập trung cho mục đích phòng hộ và nghiên cứu khoa học.

Những năm qua các ngành chức năng của tỉnh và thành phố tăng cƣờng công tác chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, quản lý tình hình hoạt động chế biến lâm sản của các doanh nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý theo pháp luật các trƣờng hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Riêng đất rừng phòng hộ trên địa bàn thành phố ngành lâm nghiệp, đặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)