STT Tên đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
I Nhóm đất đỏ vàng 20.076,86 79,71
1 Đất nâu tím trên đá macma bazơ 421,25 1,61 2 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ 19.411,44 74,55 3 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ 180,09 0,69 4 Đất nâu thẩm trên đá macma bazơ 748,08 2,86
II Nhóm đất xám 710,62 2,71
1 Đất xám trên đá macma axit 710,62 2,71
III Nhóm đất đen 4.345,43 16,59
1 Đất đen trên đá sản phẩm bồi tụ bazan 4.345,43 16,59
IV Sông, suối, hồ 259,95 0,99
Tổng cộng 26.076,86 100,0
4.1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nguồn tài nguyên nước mặt
Với địa hình phần lớn nằm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku tuy nhiên so với các địa phƣơng khác thành phố Pleiku có nguồn nƣớc mặt khá dồi dào đƣợc cung cấp từ các hệ thống sơng chính bao gồm:
- Suối Ia Rơdung: Đƣợc dùng làm ranh giới hành chính phía Đơng Nam của thành phố với tổng chiều dài khoảng 13km, đƣợc bắt nguồn từ đỉnh núi Chƣ Hdrông, chảy theo hƣớng Bắc-Nam, lƣu lƣợng nƣớc dồi dào vào mùa mƣa, mơ đun dịng chảy trung bình 45l/skm². Hiện nay 2 bên lƣu vực suối nhân dân đã canh tác trồng lúa 2 vụ bằng phƣơng pháp tƣới tự chảy. ở khu vực thƣợng nguồn nhân dân sử dụng nguồn nƣớc để trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Suối Ia Rơmak: Chảy qua thành phố Pleiku 9km về phía Đơng và Đơng Bắc, lƣu vực 89km². Suối Ia Rơmak bắt nguồn từ cao điểm 782 thuộc địa phận xã Biển Hồ thành phố Pleiku đƣợc chảy theo hƣớng Bắc Nam và Đông Đông Nam, lƣu lƣợng nƣớc tƣơng đối dồi dào vào mùa mƣa, ở hai bên lƣu vực nhân dân đã trồng lúa 2 vụ và một vụ, một số trồng hoa màu, rau xanh.
- Suối Ia Pơ tâu: Chảy ngang qua thành phố Pleiku khoảng 5km thuộc địa bàn phƣờng Thống Nhất và Xã Trà Đa, đƣợc bắt nguồn từ cao điểm 768, dòng chảy theo hƣớng Đông Tây, lƣu lƣợng nƣớc dồi dào, ở hai bên lƣu vực nhân dân đã trồng lúa 2 vụ.
- Suối Ia Xoi: Chảy qua trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7,5km, dòng chảy theo hƣớng Nam Bắc, lƣu lƣợng nƣớc ở mức trung bình vào mùa mƣa, mùa khơ có nơi bị khơ hạn vì vậy hiện trạng hai bên lƣu vực suối nhân dân trồng hoa màu. Để đảm bảo cảnh quan môi trƣờng thành phố hiện nay UBND tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch chi tiết suối Hội Phú.
- Suối Ia Puch: Dùng làm ranh giới phía Nam của thành phố với chiều dài khoảng 14km, suối Ia Puch đƣợc bắt nguồn từ đỉnh Chƣ Hdrông chảy theo hƣớng Đông Tây, lƣu lƣợng nƣớc dồi dào đã phục vụ đáng kể cho việc tƣới tiêu lúa 2 vụ và cây công nghiệp dài ngày.
Đặc biệt, thành phố Pleiku có Biển Hồ là hồ tự nhiên cách trung tâm thành phố khoảng 8km về hƣớng Bắc, đây là nguồn nƣớc mặt chủ yếu cung cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân thành phố, mực nƣớc hồ thay đổi từ 20 cm đến 1m có độ sâu từ 5-15m, dung lƣợng nƣớc trung bình khoảng 23 triệu m³ nƣớc.
b. Nước ngầm
Theo bản đồ phân bố nƣớc ngầm tỷ lệ 1/100.000 của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Gia Lai và Tài liệu địa chất thuỷ văn khu vực cho thấy cấu tạo chứa nƣớc của vùng Pleiku-Biển Hồ thuộc phức hệ phun trào Bazan BNZ-Q1 chiều dài tổng thể 5-500m. Nƣớc ngầm mạch nông thƣờng phân bố ở độ sâu 10-25m. Tính chất chứa nƣớc của Bazan phân bố không đều thay đổi mạnh theo chiều ngang và chiều sâu.
Chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nƣớc cho từng khu vực nhất định. Vì vậy vấn đề nghiên cứu cấp nƣớc sạch cho sản xuất và đời sống của một số xã là vấn đề cần tính đến trong tƣơng lai.
4.1.2.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố Pleiku theo kết quả thống kê đất năm 2017 là 2.269,28ha, chiếm 8,66% so tổng diện tích tự nhiên bao gồm đất rừng đặc dụng 201,65ha; đất rừng phòng hộ 1.269,64ha; đất rừng sản xuất 797,99ha. Rừng trồng sản xuất bao gồm rừng thông, rừng keo lá tràm, rừng bạch đàn. Rừng gỗ có cấp trữ lƣợng II và III chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khơng đáng kể, cịn lại chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng khơng sử dụng vào mục đích kinh doanh tập trung cho mục đích phịng hộ và nghiên cứu khoa học.
Những năm qua các ngành chức năng của tỉnh và thành phố tăng cƣờng cơng tác chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, quản lý tình hình hoạt động chế biến lâm sản của các doanh nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý theo pháp luật các trƣờng hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Riêng đất rừng phòng hộ trên địa bàn thành phố ngành lâm nghiệp, đặt biệt là Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cần tăng cƣờng biện pháp quản lý bảo vệ, chống lại tình trạng chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất đồng thời có kế hoạch trồng bổ sung ở những nơi mật độ còn thƣa.
4.1.2.4. Tài ngun khống sản
Thành phố Pleiku có một số khống sản nhƣ than bùn, quặng Laterit, sét gạch ngói, đá xây dựng. Cụ thể nhƣ sau: Mỏ than bùn tại Chăm Nẻh xã Chƣ Hdrơng có trữ lƣợng 0,112 triệu m³. Quặng Laterit tại xã Chƣ Á trữ lƣợng 0,2 triệu tấn. Quặng Laterit tại xã An Phú có trữ lƣợng 0,5 triệu tấn. Mỏ sét gạch ngói tại xã Biển Hồ có trữ lƣợng 1,5 triệu m³. Mỏ đá Bazan xây dựng tại xã Trà Đa có trữ lƣợng 4 triệu m³. Mỏ đá Bazan xây dựng tại xã Chƣ Á có trữ lƣợng 0,2
triệu m³. Mỏ đá Bazan xây dựng tại phƣờng Thống Nhất có trữ lƣợng 0,4 triệu m³. Trong tổng số 08 mỏ trên đã có 5 mỏ đƣợc cấp phép khai thác.
Nhìn chung, các mỏ trên đã khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả với trình độ cơng nghệ phù hợp đảm bảo tận thu tối đa nguồn tài nguyên và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trƣờng phục vụ cho phát triển bền vững.nhằm tạo thêm việc làm, nguồn thu cho ngân sách.
4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị-kinh tế văn hóa của tỉnh, là đầu mối giao lƣu với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và các Thành phố, thị xã trong tỉnh. Đây chính là một lợi thế khơng nhỏ về thu hút khách du lịch về tham quan thành phố, bên cạnh chú trọng đầu tƣ về cơ sở hạ tầng cần phải chú trọng phát triển văn hóa xã hội hài hịa với phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Sự đa dạng của nhiều dân tộc chung sống trên địa bàn, có nhiều truyền thống tập quán phong phú, nhiều ngành nghề đặc sắc, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng cũng là một thế hiện tính nhân văn sâu sắc của địa phƣơng. Có kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm để đầu tƣ xây dựng các làng văn hóa dân tộc, các điểm vui chơi giải trí đặc biệt là Biển hồ để tạo điểm nhấn của thành phố trên cao nguyên.
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
4.1.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Thành phố Pleiku đã có những bƣớc chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình hàng năm thời kỳ 2012-2017 đạt 15%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hƣớng, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng từ 38% (năm 2012) lên 41,5% (năm 2017), thƣơng mại-dịch vụ đạt 53,7%, nông nghiệp đạt 4,8%. Trong từng ngành kinh tế kỹ thuật đã từng bƣớc đổi mới công nghệ, cơ cấu sản xuất theo hƣớng gắn sản xuất với thị trƣờng. Các ngành dịch vụ có bƣớc chuyển biến tích cực đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.
Năm 2017 cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ đã đề ra. Kinh tế duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt 15%. Trong đó dịch vụ tăng 12,8%, công nghiệp-xây dựng tăng 18,92%, nông-lâm nghiệp tăng 4,65%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 32,76 triệu
đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hƣớng, tỷ trọng ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm 53,53%, công nghiệp-xây dựng chiếm 41,8%, nông nghiệp chiếm 4,67%, các lĩnh vực văn hóa-xã hội đƣợc đảm bảo, tình hình an ninh- chính trị trên địa bàn thành phố đƣợc giữ vững, ổn định. (Ban chấp hành Đảng
bộ Thành phố Pleiku, 2015).
4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp * Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng đạt 8.916,23 ha, bằng 103,68% kế hoạch, tăng 0,37% so với cùng kỳ, trong đó tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 4.477,33 ha, bằng 105,17% kế hoạch, tăng 1,68% so với cùng kỳ, tổng sản lƣơng thực đạt 13.370,28 tấn, đạt 81,28% kế hoạch, giảm 24,72% so với cùng kỳ.
Trong đó:
- Vụ Đơng Xn tổng diện tích gieo trồng đạt 1.636,72 ha, trong đó lúa nƣớc 1.061,64 ha, rau, dƣa các loại 486,75 ha, ngô 60,18 ha, cây hàng năm khác 137,3 ha.
- Vụ mùa tổng diện tích gieo trồng đạt 2.840,61 ha; trong đó lúa nƣớc 1.617,82 ha, sắn 124,54 ha, khoai lang 59 ha, rau xanh 554,8 ha, rau, màu các loại 121,5 ha…
- Cây lâu năm tổng diện tích 4.438,9 ha; trong đó cây cà phê 3.263,4 ha, cao su 760 ha, hồ tiêu 195,5 ha…
* Chăn nuôi
Chăn nuôi trên địa bàn của thành phố Pleiku chủ yếu phát triển theo hƣớng chăn ni gia đình là chính, số lƣợng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn hiện có: Đàn trâu 195 con, đàn bị 13.134 con, đàn lợn 64.315 con, gia cầm 138,37 con.
* Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng theo thống kê đất đai năm 2017 trên địa bàn toàn thành phố là 3.219,25 ha, chiếm 12,29% diện tích tự nhiên. Hộ gia đình cá nhân sử dụng 13,84 ha, UBND xã, phƣờng 8,06 ha, tổ chức kinh tế 2205,93 ha, thuộc Công ty Xây dựng kinh tế thanh niên xung phong Gia lai quản lý, cơ quan đơn vị của nhà nƣớc 941,42 ha, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển hồ và Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới quản lý. Đƣợc phân ra:
xuất 50,27 ha; đất có rừng trồng sản xuất 742,36 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 22,81 ha.
- Đất rừng phòng hộ 1939,52 ha. Trong đó đất có rừng trồng phịng hộ 1666,05 ha, đất khoanh ni phục hồi rừng phịng hộ 273,47 ha.
- Đất rừng đặc dụng 464,29 ha.
* Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Trên địa bàn thành phố có 35,02 ha là đất ni trồng thủy sản nƣớc ngọt, chủ yếu ni trong ao, hồ các gia đình. Ngồi ra các hộ gia đình cá nhân cịn sử dụng mặt nƣớc của các hồ thủy lợi để nuôi trồng và đánh bắt hải sản nhƣ đập hồ Trà đa, Biển hồ…
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 2.288 tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế nhà nƣớc là 232,02 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nƣớc 2.009 tỷ đồng, kinh tế có vốn đầu tƣ với nƣớc ngồi 47,01 tỷ đồng.
Khu công nghiệp Trà Đa hiện có 40 dự án đầu tƣ, tổng vốn đăng ký 1.120 tỷ đồng, trong đó có 25 dự án đang hoạt động, 07 dự án đang xây dựng, 06 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tƣ, 02 dự án ngừng hoạt động, có 1.705 lao động, giá trị sản xuất trong khu công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt 522 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gần 105 triệu USD, nộp ngân sách hơn 40 tỷ đồng. Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Diên Phú hiện đang triển khai thi công xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng nhƣ: nền, mặt đƣờng, hệ thống thoát nƣớc, trồng cây xanh, điện trung thế…đến nay có 04 doanh nghiệp đang triển khai đầu tƣ xây dựng.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Các cơ sở dịch vụ và thƣơng mại phát triển nhanh, năm 2012 là 8.850 cơ sở, năm 2017 là 13.000 cơ sở, thu hút khoảng 39.000 lao động. Năm 2017 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 10.465 tỷ đồng. Nhìn chung hàng hóa và dịch vụ tƣơng đối phong phú và đa dạng, đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chỉ số giá tiêu dùng tăng chung là 18,19% so với cùng kỳ. Trong đó nhóm hàng ăn uống tăng 27,6%, lƣơng thực, thực phẩm tăng 33,2%, đồ uống và thuốc lá tăng 16,13%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, chất đốt tăng 19,66% so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 9,55 triệu USD, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và các mặt hàng tiêu dùng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 157,26 triệu USD, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, sản phẩm gỗ…
Hoạt động vận tải tiếp tục ổn định và phát triển, đã vận chuyển đƣợc 2.687 nghìn hành khách. Vận tải hàng hóa đạt 3.568 nghìn tấn, doanh thu đạt 669,9 tỷ đồng.
4.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Thành phố Pleiku đƣợc chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 14 phƣờng, 9 xã với 247 thơn, làng, tổ dân phố. Dân số có 49.756 hộ với 218.940 khẩu.
Thành phần dân tộc đƣợc chia ra: Dân tộc Kinh 193.603 ngƣời. Dân tộc ít ngƣời có 25.337 ngƣời.
Trong đó: Dân tộc Jarai 460 hộ với 21.613 khẩu. Dân tộc BaNar 413 hộ với 1.865 khẩu. Dân tộc Tày 133 hộ với 499 khẩu. Dân tộc Thái 48 hộ với 137 khẩu. Dân tộc Nùng 47 hộ với 182 khẩu. Dân tộc Hoa 89 hộ với 353 khẩu. Dân tộc
khác 33 hộ với 688 khẩu (gồm Khơmer, Mƣờng, Xờ Đăng, Thổ…) (Nguồn số
liệu do Chi cục thống kê thành phố Pleiku cấp). b. Lao động, việc làm, thu nhập
Công tác hƣớng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm đƣợc quan tâm, đặc biệt đối với khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2012-2017 tạo việc làm mới cho 18.450 lao động có việc làm trong các thành phần kinh tế, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực gắn liền với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Lao động xã hội đã qua đào tạo tăng từ 23,3% năm 2005 lên 38,3% năm 2010.
Công tác giảm nghèo đạt đƣợc kết quả khá quan trọng. Đến cuối năm 2017, thành phố còn 992 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,07% (giảm 1,96% so với năm 2012); 1.141 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 2,38% (giảm 0,92%), đã xóa xong nhà dột nát. Năm 2017 hoàn thành việc xây dựng 35 căn nhà cho hộ nghèo theo chƣơng trình 167/CP. Bên cạnh đó thành phố đã huy động sự ủng hộ, đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm xây dựng đƣợc 37 nhà ở cho ngƣời nghèo.
4.1.3.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
a. Đô thị
Công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch đƣợc quan tâm, quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt,
hiện đang quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 ở 23 xã, phƣờng. Công tác quản lý xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực, việc kiểm tra đƣợc duy trì thƣờng xuyên, xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm, ý thức chấp hành pháp luật về xây dựng của các tổ chức và cá nhân ngày càng đƣợc nâng lên. Nhiều khu quy hoạch đô thị mới, khu dân cƣ mới đã đƣợc triển khai xây dựng nhƣ khu quy hoạch đƣờng Nguyễn Chí Thanh, đƣờng Nguyễn Văn Linh, suối Hội Phú, Đƣờng Nguyễn Tất Thành, khu dân cƣ có thu nhập thấp phƣờng Thắng Lợi, Khu đô thị đƣờng Lê Duẩn phƣờng Trà Bá…đã đáp ứng nhu cầu nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn của nhân dân trên địa bàn thành phố Pleiku.
Xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị đƣợc đặc biệt quan tâm.