Bối cảnh bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông năng buôn hồ, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 59)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.1.Bối cảnh bên ngoài

a.Tình hình kinh tế - xã hội huyện Krông Năng

Tình hình kinh tế – xã hội của cả nƣớc nói chung và Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lƣờng. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nƣớc và khu vực trên thế giới; doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể; khô hạn diễn ra khốc liệt… Tất cả các yếu tố trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Trong bối cảnh này, trên địa bàn cũng có nhiều yếu tố không thuận lợi nhƣ giá vàng , nguyên liệu đầu vào tăng; giá cà phê, hồ tiêu tăng giảm không ổn định nên doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất và tìm thị trƣờng. Cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế trong nƣớc, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn cũng có xu hƣớng phát triển cụ thể: giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu

vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2016, ƣớc tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, giảm 2,4%; công nghiệp – xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%; dịch vụ chiếm 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2014.

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phát triển khá, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế; việc đƣa nhiều giống mới, giống lai có năng suất cao, chất lƣợng tốt trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, cũng với việc xuất hiện nhiều mô hình sản cuất tốt, hiệu quả kinh tế cao, đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành. Tốc độ tăng trƣởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng 4%/năm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều tăng diện tích và từng bƣớc thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ về giống, quản lý dịch bệnh, tƣới nƣớc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch… đã cải thiện năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ƣớc tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp năm 2016 đạt khoảng 72,3 triệu đồng. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo.

Hệ thống các đô thị, điểm dân cƣ nông thôn tiếp tục đƣợc quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh – thành phố Buôn Ma Thuột đã đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các tuyến giao thông đối ngoại nhƣ: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến quốc lộ đã và đang đƣợc cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Giao thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên toàn tỉnh, trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đƣờng tỉnh, 81% đƣờng huyện và 42% đƣờng xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong huyện có cơ hội hoạt động mạnh hơn. Đây là một yếu tố thuận lợi cho Agribank chi nhánh huyện Krông Năng tiếp tục duy

trì và mở rộng hơn nữa mảng cho vay doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông – lâm nghiệp.

b.Chính sách về cho vay của ngân hàng nhà nước

Trong những năm gần đây, NHNN ngày càng đổi mới theo hƣớng tích cực, thể hiện quyết tâm cao trong việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thể hiện qua động thái liên tục điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất chủ chốt, đặc biệt là lãi suất huy động, làm cơ sở để giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó có ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng tăng cƣờng hoạt động mở rộng cho vay doanh nghiệp của mình.

c. Tình hình khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng

Số lƣợng doanh nghiệp tại huyện Krông Năng không ngừng tăng lên qua các năm và đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của huyện.

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Krông Năng phân theo loại hình doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) DNTN 76 43,43 81 43,09 96 44,86 Công ty TNHH 97 55,43 105 55,85 116 54,21 Công Ty CP 2 1,14 2 1,06 2 0,93 Tổng 175 100 188 100 214 100

Qua bảng 2.1 ta thấy: Số lƣợng doanh nghiệp tại huyện Krông Năng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2014 số lƣợng doanh nghiệp là 175 thì sang năm 2015 là 188 tăng 13 doanh nghiệp so với năm 2014 và năm 2016 tăng lên 214 doanh nghiệp, tăng 26 doanh nghiệp so với năm 2015. Trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng đều qua các năm, kế đến là doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN) và chỉ có công ty cổ phần không thay đổi qua các năm. Theo phân tích ta thấy số lƣợng doanh nghiệp tăng đều và ổn định qua các năm nên có ý nghĩa rất lớn trong việc mở rộng cho vay doanh nghiệp của Agribank chi nhánh huyện Krông Năng trong thời gian tới.

Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Krông năng phân theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Thƣơng mại – dịch vụ 108 61,71 117 62,23 130 58,56 Công nghiệp – xây dựng 10 5,71 13 6,92 18 7,69 Nông nghiệp 57 32,58 58 30,85 66 36,75 Tổng 175 100 188 100 214 100

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Krông Năng)

Qua bảng 2.2 ta thấy: Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành thƣơng mại – dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp và cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng.

Dù phát triển tăng về số lƣợng doanh nghiệp, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp tại huyện Krông Năng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) , ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, sơ chế

nông sản mà chƣa có nhiều doanh nghiệp đầu tƣ vào các ngành sản xuất công nghiệp, cho nên hiện tại còn gặp một số khó khăn nhất định nhƣ sau:

- Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, việc tiếp cận các nguồn vốn vay còn gặp nhiều khó khăn: nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp tuy có tăng lên phần nào nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, cũng nhƣ trong việc đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong hoạt động thƣơng mại của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh đó khi tiếp cận các nguồn vốn vay thì trở ngại đầu tiên mà các doanh nghiệp gặp phải là các thủ tục, giấy tờ để vay vốn thƣờng khá phức tạp và một phần cũng là do giấy tờ còn chƣa đầy đủ. Tiếp đó là khối lƣợng cho vay hạn chế, thƣờng phụ thuộc rất lớn vào tài sản đảm bảo và khối lƣợng này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.

- Trình độ của ngƣời quản lý và lao động còn hạn chế: Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới thành lập, ngƣời quản lý tuy là có trình độ song chƣa đƣợc đào tạo bài bản.

- Năng lực cạnh tranh chƣa cao: tuy doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển nhanh về số lƣợng nhƣng đứng trƣớc tác động của sự thay đổi của nền kinh tế khối doanh nghiệp vẫn bộc lộ những tồn tại và bất cập. Có rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chấp nhận phá sản, giải thể. Do năng lực cạnh tranh còn hạn chế vì phần lớn doanh nghiệp quen với thói quen kinh doanh theo kiểu truyền thống, chậm đổi mới và chƣa khẳng định đƣợc uy tín trên thị trƣờng.

Với những khó khăn trên doanh nghiệp cần sự quan tâm, giúp đỡ từ phía ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Và đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng trong việc tạo mối quan hệ hài hòa để doanh nghiệp có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ngân hàng đƣợc mở rộng cho vay doanh nghiệp.

d.Cạnh tranh của ngân hàng đối thủ

Trƣớc năm 2013, trên địa bàn huyện chỉ có hai ngân hàng bao gồm ngân hàng chính sách và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sau năm 2013, bắt đầu có sự xuất hiện của các ngân hàng thƣơng mại khác và đến hiện tại trên địa bàn huyện Krông Năng có khoảng 5 ngân hàng thƣơng mại, điển hình nhƣ:

- Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank) - Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) - Và một số quỹ tín dụng nhân dân.

Trong đó BIDV, Vietinbank, Sacombank là các ngân hàng nổi bật đang hoạt động tốt ở mảng cho vay doanh nghiệp. Đây đều là những ngân hàng lớn, có tiếng tăm và có đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng nhiều năm qua và đang phát triển mảng cho vay doanh nghiệp khá tốt. Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến chính sách mở rộng cho vay doanh nghiệp của Agribank chi nhánh huyện Krông Năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông năng buôn hồ, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 59)