Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông năng buôn hồ, tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 89)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.6. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Ngày nay nhƣ cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng sẽ phát sinh nhiều hơn. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào…rủi ro tín dụng nếu không đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác. Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, ngân hàng thƣờng xem xét cơ cấu dƣ nợ theo mức độ rủi ro, tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 2.12. Nợ xấu và nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp 287 395 425

Nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 7,52 9,23 10.26

Nợ từ nhóm 2 – nhóm 5/tổng dƣ nợ

cho vay DN (%) 2,62 2,34 2,41

Nợ xấu 5,72 5.98 8.01

Nợ xấu/tổng dƣ nợ cho vay DN (%) 1,99 1,51 1,88

(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ)

Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5, nợ xấu cao hay thấp cho thấy quá trình mở rộng cho vay doanh nghiệp có tăng trƣởng lành mạnh hay không. Qua bảng 2.12 ta thấy tỷ lệ nợ xấu vào năm 2014 chiếm tỷ lệ cao, cụ thể là

1,99%/tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là tỷ lệ chấp nhận đƣợc, vì bất kỳ NHTM nào cũng phải chấp nhận sự tồn tại của nợ từ nhóm 2 – nhóm, nợ xấu, xem xét rủi ro nhƣ là vấn đề tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ cũng rất quan tâm, hạn chế tỷ lệ nợ xấu cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp xuống mức thấp nhất, nhƣng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi thì nợ xấu nếu có phát sinh tăng là điều khó tránh khỏi. Vấn đề mà ngân hàng phải giải quyết không phải là tìm cách nào để loại trừ hoàn toàn nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 và nợ xấu, mà là khống chế tỷ lệ nợ từ nhón 2 – nhóm 5 và nợ xấu ở một mức nhất định và thấp nhất có thể, đáp ứng yêu cầu của NHNN đƣa ra (nợ xấu tại ngân hàng không đƣợc vƣợt quá 3% tổng dƣ nợ). Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2016 đã giảm còn 1,88%/tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy công tác nâng cao chất lƣợng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng ngày càng đƣợc chú trọng, điều này tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lƣợng mở rộng cho vay daonh nghiệp.

Bảo đảm bằng tài sản thế chấp hay cầm cố là giải pháp quan trọng nhất hạn chế rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thƣơng mại. Thực tế cho thấy, khi có tài sản bảo đảm tốt khả năng không thu hồi vốn đƣợc khoản vay là rất nhỏ. Tuy nhiên, chi phí liên quan đến quá trình thu hồi vốn cho vay thông qua việc phát mãi tài sản thế chấp hay cầm cố là tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, ngân hàng không nên dựa vào tài sản bảo đảm nhƣ tấm bùa hộ mệnh cho hoạt động tín dụng của mình, việc bảo đảm bằng tài sản cho các khoản nợ là điều hết sức cần thiết đối với ngân hàng, đặc biệt khi các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng thanh toán và dẫn đến nợ xấu.

Bảng 2.13. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo tại chi nhánh giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nợ xấu cho vay khách hàng doanh

nghiệp

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dƣ nợ xấu cho

vay doanh nghiệp 5,72 100 5,98 100 8,01 100 Đảm bảo bằng bất

động sản 4,48 78,32 4,59 76,76 6,67 83,27 Đảm bảo bằng

hàng tồn kho 1,24 21,68 1,49 23,24 1,34 16,73

(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ)

Qua bảng 2.13 ta thấy nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh đều có bảo đảm bằng tài sản là bất động sản và hàng tồn kho. Năm 2014 bảo đảm bằng bất động sản là 4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 80%, năm 2015 là 6 tỷ đồng chiếm 75%, tăng 2 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 đạt 5 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với năm 2015 và chiếm 83,33% trong tổng dƣ nợ xấu của doanh nghiệp.

Bảo đảm bằng hàng tồn kho năm 2014 là 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 20%, năm 2015 là 2 tỷ đồng chiếm 25%, tăng 1 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 đạt 1 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với năm 2015 và chiếm 16,67% trong tổng dƣ nợ xấu của doanh nghiệp.

trong thời gian qua sụt giảm liên tục cũng là nguy cơ lớn đối với các khoản nợ tại chi nhánh, nếu không quản lý chặt chẽ và không có các biện pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ mất vốn đối với các khoản nợ này hoàn toàn là có thể xảy ra. Còn cho vay bằng hàng tồn kho cũng dễ thanh khoản nhƣng có nhiều doanh nghiệp thế chấp hàng tồn kho là hàng mà không có gì ngoài kho không. Hiện tại nợ xấu không có đảm bảo bằng tài sản tại chi nhánh chủ yếu rơi vào các khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.

Tóm lại: hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyên Krông Năng – Buôn Hồ trong những năm qua đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, xét về quy mô thì thì số lƣợng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng vẫn còn thấp so với quy mô số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn huyện, thị phần cho vay đang có xu hƣớng ngày càng giảm, kéo theo tốc độ dƣ nợ cho vay doanh nghiệp cũng giảm theo. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh vẫn còn đang có những tồn tại và vƣớng mắc cần đƣợc giải quyết. Việc thấy đƣợc điểm yếu và những tồn tại, khó khăn và chấn chỉnh nó một cách kịp thời sẽ tạo điều kiên để việc mở rộng cho vay doanh nghiệp của chi nhánh ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dƣ nợ cho vay và nâng cao quy mô tín dụng trong tổng dƣ nợ cho vay so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của Agribank trên thƣơng trƣờng.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện krông năng buôn hồ, tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)