7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG NĂNG –BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK
2.5.1. Thành tựu
Trong hoạt động cho vay đối với DN, qua thực trạng đã phân tích có thể thấy chi nhánh đã đạt đƣợc những thành công sau:
Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ lên tƣơng đối cao trong tổng thu nhập của toàn chi nhánh, cụ thể thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ trên 40% trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp của chi nhánh luôn đƣợc kiểm soát ở mức dƣới mức 2%.
Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Krông Năng –Buôn Hồ chọn lọc đƣợc những khách hàng doanh nghiệp tốt để cho vay đây cũng chính là mục đích chính và quan trọng nhất của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh.
Chi nhánh đã định hƣớng cơ cấu cho vay phù hợp với đặc thù kinh tế tại huyện Krông Năng. Cơ cấu cho vay hợp lý đã tối đa hóa lợi nhuận của chi nhánh bên cạnh đó cũng đem lại sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình kinh doanh, khách hàng có khả năng thanh khoản tốt với đối tác.
Cơ sở vật chất khá tốt, mạng lƣới hạ tầng công nghệ đảm bảo. Cơ sở vật chất của chi nhánh đƣợc đầu tƣ khang trang, sạch đẹp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động cho vay luôn đƣợc chi nhánh quan tâm.
Thái độ và phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ, nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, gần gũi với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi và cảm giác an tâm, thỏa mãn cho khách hàng khi đến giao dịch tại chi nhánh.
Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tăng, chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh, cụ thể năm 2014 đạt 287 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 395 tỷ đồng và đến năm 2016 tăng thêm 30 tỷ đồng đạt 425 tỷ đồng.
Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh tăng trƣởng qua các năm, năm 2015 tăng 15 doanh nghiệp so với năm 2014, qua năm
2016 đạt 146 khách hành doanh nghiệp và tăng 8 doanh nghiệp so với năm 2015.
Nhƣ vậy với những kết quả đạt đƣợc, cho thấy sự cố gắng phấn đấu của chi nhánh trong việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Những chuyển biến đó tạo điều kiện cho các khách hàng doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn kênh dẫn vốn quan trọng, đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu vốn của các khách hàng này.
2.5.2. Hạn chế
Thời gian qua việc mở rộng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế. Với tiềm năng của địa phƣơng nơi chi nhánh đang hoạt động và năng lực của ngân hàng, có thể nói kết quả phát triển cho vay đối với doanh nghiệp của chi nhánh còn chƣa cao, chƣa khai thác hết tiềm năng của địa phƣơng và của ngân hàng. Cụ thể:
Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp mặc dù tăng và chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao qua các năm, mặc dù vậy tỷ trọng trên tổng dƣ nợ tăng giảm không ổn định, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của hoạt động này có xu hƣớng giảm.
Số lƣợng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank chi nhánh huyện Krông Năng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng có chiều hƣớng giảm trong năm 2016 chiếm 68,22%, trong khi đó hai năm 2014, 2015 đều chiếm tỷ trọng trên 70%. Bên cạnh đó tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng cũng giảm và số lƣợng doanh nghiệp vay vốn vẫn còn ít chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn.
Thị phần cho vay doanh nghiệp qua các doanh nghiệp giảm qua các năm từ mức 73,52% năm 2014 giảm xuống còn 60,2% năm 2016.
Cơ cấu dƣ nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề, theo đối tƣợng doanh nghiệp qua các năm đều tăng. Tuy nhiên tỷ trọng chiếm trong tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tăng giảm không đồng đều, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ theo các cơ cấu này cũng có xu hƣớng giảm tƣơng đối mạnh.
Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo cao trong tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp, đều chiếm trên 90% trong tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp, vì phần lớn các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng yêu cầu về TSĐB của ngân hàng. Điều này hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng doanh nghiệp vì nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, phƣơng án, dự án kinh doanh có hiệu quả nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu về TSĐB của ngân hàng. Bên cạnh đó việc định giá TSĐB nợ vay nhiều khi còn mang tính chủ quan, còn chƣa kịp thời nhất là đối với các loại tài sản nhƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện thi công, phƣơng tiện vận tải với đặc điểm là mức độ hao mòn lớn và giá trị giảm nhanh. Đồng thời, việc định giá tài sản đảm bảo chƣa chuyên nghiệp, mới chỉ dừng lại ở đƣa ra giá trị tài sản mà chƣa đƣa ra các dấu hiệu cảnh báo hoặc các lợi thế, bất lợi cả tài sản thế chấp. Danh mục tài sản thế chấp đa dạng nhƣng chi nhánh vẫn chỉ tập trung vào nhận tài sản là bất động sản.
Cổ động truyền thông của chi nhánh và các phòng giao dịch chủ yếu là tập trung treo băng rôn, các hoạt động quảng bá khác còn rất ít. Các kênh truyền dẫn thông tin quảng bá khác nhƣ báo, đài còn khiêm tốn.