7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng mở rộng cho vay doanh
vay doanh nghiệp và tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại ở một thời điểm nhất định, thƣờng đƣợc tính theo năm tài chính.
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) nợ xấu cho vay doanh nghiệp qua các thời kỳ.
- Mức giảm tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5: cho biết khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản cho vay doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ nhóm 2 – nhóm 5 càng cao cho thấy khả năng thu hồi vốn từ hoạt động cho vay doanh nghiệp thấp và rủi ro tín dụng càng cao.
- Cơ cấu nhóm nợ phân theo mức độ rủi ro: cho thấy tình trạng chất lƣợng nợ của ngân hàng.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng: mức trích lập dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu chi phí trong hoạt động tín dụng của NHTM, do đó nó trực tiếp quyết định việc lợi nhuận có tăng lên cùng với sƣ phát triển cho vay hay không.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp
a.Các nhân tố bên trong ngân hàng
Đây là nhóm nhân tố xuất phát từ phía bản thân các ngân hàng. Nó quyết định đễn việc mở rộng cho vay doanh nghiệp. Tùy theo định hƣớng phát triển của mỗi ngân hàng thƣơng mại mà ta thấy tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng dƣ nợ cho vay của mỗi ngân hàng là khác nhau. Có những ngân hàng coi cho vay doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng, chiếm vị trí
đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng, nhƣng cũng có ngân hàng không coi cho vay doanh nghiệp là hoạt động chiến lƣợc mà tập trung nguồn lực mở rộng và phát triển các hoạt động khác. Nhƣ vậy, chiến lƣợc phát triển và nội lực của mỗi ngân hàng là yếu tố đầu tiên đối với sự phát triển của hoạt động cho vay doanh nghiệp. Nhóm nhân tố bên trong bao gồm:
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là giá cả của việc sử dụng vốn. Khi
lãi suất NH cạnh tranh và thấp hơn so với nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp (phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay cá nhân, vay tín dụng thƣơng mại, vay doanh nghiệp khác) thì doanh nghiệp mới quyết định vay vốn NH.
- Hình thức cấp tín dụng: Cấp tín dụng không chỉ đơn thuần là cho vay
nhƣ các NH truyền thống, mà phải hƣớng tới dịch vụ NH đa năng nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng sẽ tạo cơ hội có điều kiện tiếp cận nguồn vốn VH.
- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là những thông tin về doanh
nghiệp, môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, … mà cán bộ tín dụng nắm bắt đƣợc và xử lý những thông tin đó. Thông tin càng chính xác, nhanh nhạy thì khả năng phòng ngừ rủi ro của NH càng lớn, càng có cơ sở để mở rộng thêm nhiều loại hình cho vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Mặt khác, một NH với lƣợng thông tin phong phú có thể đƣa ra những tƣ vấn hữu ích cho doanh nghiệp và đây cũng là yếu tố mở rộng quy mô cho vay.
- Nguồn lực tài chính: Mở rộng cho vay phải đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vốn cho nền kinh tế theo một cơ cấu hợp lý và phù hợp với tốc độ phát triển trong từng thời kỳ, do vậy để mở rộng cho vay trƣớc tiên phải huy động đƣợc nguồn vốn từ nên kinh tế và dân cƣ. Nguồn
vốn càng nhiều thì khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế - xã hội càng đƣợc đảm bảo đầy đủ. Nguồn vốn huy động tăng trƣởng qua các năm cũng thể hiện sự tăng trƣởng và phát triển của ngân hàng thƣơng mại trong quá trình cạnh tranh, đó cũng là nền tảng cho việc mở rộng cho vay.
- Nguồn nhân lực: Yếu tố con ngƣời luôn là sự quyết định đến sự thành bại của bất kỳ lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp nào. Cán bộ tín dụng là ngƣời đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp, hƣớng dẫn các thủ tục cho vay, tiếp cận các nhu cầu vay vốn, tƣ vấn các vấn đề liên quan đến tài chính, đến dự án đầu tƣ, thẩm định hồ sơ vay vốn và đề xuất cho vay hay từ chối cho vay. Do đó, trình độ, năng lực, đạo đức của những cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hƣởng rất lớn và là nhân tố quan trọng liên quan đến khả năng mở rộng cho vay, chất lƣợng và hiệu quả của việc cho vay.
- Nguồn lực cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến hình ảnh của NH trong mắt doanh nghiệp. Nếu quy mô cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi và hiện đại thì NH sẽ tạo đƣợc tâm lý tốt với doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu đồng thời tạo đƣợc sự an tâm về năng lực tài chính với chính doanh nghiệp hiện tại đang giao dịch với NH.
- Công nghệ ngân hàng: Trong thời đại công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật nhƣ hiện nay, bất cứ ngành nghề nào cũng có sự đóng góp của công nghệ hiện đại. Ứng dụng công nghệ vào trong NH giúp tăng tốc độ xử lý công việc nhanh chóng, tăng sự chính xác, khai thác đƣợc nhiều thông tin về doanh nghiệp để đƣa ra quyết định cho vay chính xác. Hơn nữa thủ tục đơn giản, tiện lợi sẽ khuyến khích doanh nghiệp tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn.
b.Các nhân tố bên ngoài
- Môi trƣờng chính trị xã hội: Sự ổn định về chính trị - xã hội, giúp các doanh nghiệp yên tâm đƣa ra quyết định đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ tăng nhu cầu về vốn vay. Ngƣợc lại môi trƣờng chính trị
- xã hội bất ổn thì sẽ làm cho các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, vì thế nhu cầu vốn cũng giảm theo.
- Môi trƣờng phát triển kinh tế: Môi trƣờng kinh tế là nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Khi môi trƣờng kinh tế ổn định mọi mặt thì ngân hàng và DN đều hoạt động tốt, tín dụng đƣợc mở rộng. Ngƣợc lại, nền kinh tế suy thoái và mất đi sự ổn định thì DN và ngần hàng sẽ gặp khó khăn.
Trong môi trƣờng kinh tế đầy biến động nhƣ hiện nay đó là: lạm phát, giá cả gia tăng, tỷ giá và lãi suất biến động, tình trạng nợ xấu gia tăng, … đã gây ra không ít khó khăn, thách thức cho các DN và các NHTM. Bên cạnh đó nƣớc ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập vì vậy cơ chế chính sách luôn thay đổi, điều này gây bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng vì đã mất thế chủ động và phải luôn thay đổi chính sách cho phù hợp.
Trƣớc những khó khăn đó, đòi hỏi ngân hàng phải tìm ra những biện pháp thích hợp để thực hiện phát triển cho vay trên cả hai mặt là huy động vồn và cho vay.
- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật nói chung và phát luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng, có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động NHTM và việc mở rộng cho vay. Tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, môi trƣờng pháp lý đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều kẻ hở, bất cập khi thực hiện, tạo điều kiện để một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng làm ăn bất chính, lừa đảo, các NHTM có tâm lý dè dặt hoặc quá thận trọng trong khi quyết định cho vay đối với DN. Bên cạnh đó các văn bản pháp lý lại luôn thay đổi, vì vậy lợi ích của các NHTM và DN không đƣợc đảm bảo chắc chắn, điều này có tác động không tốt đến phát triển cho vay.
- Chính sách vĩ mô về tín dụng: Chính sách vĩ mô về tín dụng của ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho việc huy động vốn, chỉ ra môi trƣờng tín dụng, hình
thức tín dụng cũng nhƣ những trọng điểm đƣợc ƣu tiên trong hoạt động tín dụng. Chính sách này còn chỉ ra lãi suất, những nguyên tắc, những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng cùng với chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn ngân hàng. Nhƣ vậy việc phát triển hoạt động cho vay ngân hàng sẽ bị ảnh hƣởng không nhỏ bởi chính sách vĩ mô về tín dụng của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, luận văn đã hệ thống những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, cho vay và mở rộng cho vay doanh nghiệp trong các ngân hàng thƣơng mại. Đƣa ra các nội dung mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp, bao gồm: mở rộng quy mô cho vay, mở rộng cơ cấu cho vay doanh nghiệp, thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp, hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay. Và nêu lên đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại.
Tuy nhiên việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại chẳng những góp phần giải quyết nhu cầu vay vốn của bản thân doanh nghiệp đi vay, tăng thu nhập cho ngân hàng mà còn góp phần tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm, giải quyết việc làm. Vì thế một khi ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả, kết quả mang lại và kiểm soát đƣợc rủi ro cho vay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG NĂNG – BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG NĂNG – BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK