7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.3.2. Đối với chính quyền địa phƣơng
Nhà nƣớc cần có cơ chế và chính sách hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế, nhƣng mới chỉ tập trung vào các loại hình doanh nghiệp trong khi chƣa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp cá thể. Bộ máy quản lý nhà nƣớc ở nhiều địa phƣơng vẫn còn hạn chế, bất cập, nhất là tình trạng thiếu chuyên nghiệp của một số cán bộ, công chức nhà nƣớc… khiến cho hoạt động của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, phiền hà. Chính quyền địa phƣơng cần tạo điều kiện hơn nữa cho các thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp cùng phát triển.
Phối hợp tốt với Ngân hàng cùng giải quyết khi có rủi ro tín dụng xảy ra.
Rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ, hủy bỏ những văn bản lỗi thời, đảm bảo tính ổn
định của các văn bản dƣới luật, hủy bỏ các loại giấy phép không cần thiết đối với việc đăng ký kinh doanh.
Cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý về thuế TNDN trong đó cần lƣu ý đến thuế suất, thống nhất về phƣơng pháp tính thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp. Sửa đổi quy định về quyết toán thuế và các nội dung quy định về quản lý thuế để thuận lợi cho ngƣời nộp thuế và giảm khối lƣợng phải quyết toán thuế không cần thiết, theo hƣớng daonh nghiệp có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách Nhà nƣớc và quyết toán thuế theo quy định của Chính phủ, bỏ dần cơ chế “thoả thuận thuế” vì nó chứa đựng nhiều cơ hội cho tham nhũng và tiêu cực.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng, cơ quan thực thi của pháp luật và ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Tên cơ sở định hƣớng chung của Agribank và định hƣớng của Agribank chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ, kết hợp lý luận và thực tiễn cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016 Agribank chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cƣờng mở rộng công tác cho vay doanh nghiệp của Agribank chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ và Agribank nói chung; đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác mở rộng cho vay doanh nghiệp của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Krông Năng – Buôn Hồ nói riêng.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nƣớc. Với sự phát triển của lực lƣợng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp là hoạt động tiềm năng là xu thế của các NHTM. Mở rộng cho vay doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc gia tăng quy mô, thu nhập và thị phần của NHTM, tạo điều kiện để ngân hàng phát triển, mở rộng đƣợc nhiều dịch vụ ngân hàng khác.
Vì vậy, qua đề tài tác giả mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, giúp tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phần nào giúp ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn đã thực hiện đƣợc các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơn bản về cho vay doanh nghiệp và mở rộng cho vay doanh nghiệp tại NHTM.
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cũng nhƣ khó khăn và hạn chế trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.
- Đƣa ra một số khuyến nghị và kiến nghị nhắm giúp ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng – Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp.
Với sự nỗ lực nghiên cứu của mình, tác giả hy vọng luận văn có những đóng góp thiết thực, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô cũng nhƣ các bạn quan tâm đến đề tài này để tác giả có thể hoàn thiện hơn nữa.
PHỤ LỤC
1. Bảng câu hỏi khảo sát 1 STT Câu hỏi
1 Ngân hàng áp dụng chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhƣ thế nào?
2 Kết quả của hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thời gian qua ra sao?
3 Ngân hàng đã sử dụng những phƣơng pháp nào để mở rộng cho vay doanh nghiệp? Kết quả của việc áp dụng các tiêu chí đó?
4 Định hƣớng của ngân hàng trong việc cho vay doanh nghiệp trong thời gian sắp tới ra sao?
2. Bảng câu hỏi khảo sát 2
Đối tƣợng: Nhân viên quản lý các ngân hàng khác STT Câu hỏi
1 Theo anh (chị) cơ sở pháp lý, quy định của ngân hàng nhà nƣớc có tạo điều kiện cho hoạt động cho vay doanh nghiệp không?
2 Anh (chị) có đánh giá nhƣ thế nào về triển vọng cho vay doanh nghiệp tại vùng?
3 Anh (chị) có đánh giá nhƣ thế nào về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay doanh nghiệp hiện nay? Và để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thì các biện pháp các ngân hàng thực hiện bây giờ có thực sự mang lại hiệu quả cao không? 3. Bảng câu hỏi khảo sát 3
Đối tƣợng: Cán bộ công tác trong bộ máy quản lý cơ quan nhà nƣớc 1 Anh anh (chị) cho biết tăng trƣởng về số lƣợng doanh nghiệp tại huyện
2 Anh (chị) cho biết huyện đã có những chính sách nhƣ thế nào để hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của các doanh nghiệp trong những năm gần đây? Kết quả của chính sách hỗ trợ?
3 Theo anh (chị) những yếu tố ràng buộc để doanh nghiệp thành lập đã có chứa sự tính trƣớc của việc giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp hay chƣa?
4 Theo anh (chị) việc mở rộng cho va doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế huyện không? (Có lợi hay có hại)
5 Theo anh (chị), đối tƣợng doanh nghiệp nào ngân hàng nên mở rộng cho vay?
4. Quy trình cho vay tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Cán bộ tín dụng Khách hàng vay
vốn
Kiểm tra hồ sơ vay vốn, các điều kiện vay vốn
Thẩm định phƣơng án vay vốn
Lãnh đạo phê duyệt
Khách hàng Tái thẩm định (lãnh đạo phòng tín dụng) Vƣợt mức phán quyết Đồng ý Giải ngân, thu nợ, kiểm tra
Ngân hàng cấp trên Vƣợt mức phán quyết
Quy trình cho vay đƣợc bắt đầu từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn và kết thúc khi khách hàng trả hết nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng. Đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau đây.
Bƣớc 1: CBTD đƣợc phân công tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
+ Đối với khách hàng quan hệ lần đầu: CBTD hƣớng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay vốn.
+ Đối với khách hàng đã quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay. Khách hàng đủ hoặc chƣa đủ điều kiện hồ sơ vay vốn, CBTD phải thông báo lại cho lãnh đạo và thông báo cho khách hàng.
Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý: CBTD kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ liên quan do khách hàng cung cấp.
+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Ngoài ra, còn phải kiểm tra sự phù hợp với ngành nghề kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng vay hay không và phù hợp với phƣơng án, dự án đầu tƣ hay không.
+ Kiểm tra xem mục đích sử dụng vốn vay của phƣơng án, dự án dự kiến đầu tƣ có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn. Đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục những hàng hóa cấm lƣu thông, dịch vụ cấm thực hiện theo quy định của chính phủ.
+ Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
Bƣớc 3: Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phƣơng án vay vốn.
+ Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia đình, tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thu thập thêm thông tin….
Bƣớc 4. Kiểm tra xác minh thông tin
+ Kiểm tra xác minh thông tin từ các nguồn thu nhập đƣợc Bƣớc 5. Phân tích thẩm định các điểu kiện vày vốn liên quan + Phân tích thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng + Phân tích thẩm định dự án, phƣơng án
+ Phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo Bƣớc 6. Lập báo cáo thẩm định cho vay
+ Tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định cho vay.
+ Nếu khoản vay vƣợt mức phán quyết thì chuyển lên ngân hàng cấp trên. Mức phán quyết đƣợc quy định cho từng thời kỳ nhất định.
Bƣớc 7. Xác định phƣơng thức và nhu cầu cho vay
Bƣớc 8. Xem xét khả năng nguồn vốn và điều khoản thanh toán của chi nhánh
Bƣớc 9. Ký kết hợp đồng tín dụng / hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.
Bƣớc 10. Giải ngân cho vay .
Bƣớc 11. Kiểm tra giám sát khoản vay.
Bƣớc 12. Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh. Bƣớc 13. Thanh lý hợp đồng tín dụng
5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Võ Thị Thúy Anh (2014), Giáo trình đầu tư tài chính, NXB Tài Chính. [2]. Nguyễn Hữu Mạnh Cƣờng (2015), “Phân tích tình hình cho vay khách
hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn cao học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng.
[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB
Thống kê.
[4]. Lê Duy Điệp (2016), “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh tỉnh Kom Tum
”, Luận văn cao học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. [5]. Phạm Quốc Toàn (2014), “Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Phú yên”, Luận văn cao
học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[6]. Lê Văn Huy (2011), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Tài Chính.
[7]. Dƣơng Đình Kiệt (2014), “Phát triển cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Gia Lai”, Luận văn cao học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[8]. Trần Thị Liễu (2013), “Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kom Tum”, Luận văn cao
học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. [9]. Luật doanh nghiệp (2007), NXB chính trị quốc gia
[10]. Nguyễn Nhật Minh (2016), “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp
tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Gia lai”,
6
[11]. Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Krông Năng - Buôn Hồ,
Báo cáo thường niên 2014-2016.
[12]. Nƣớc CHXHCNVN, Luật các tổ chức tín dụng 2010.
[13]. Phan Văn Phƣớc (2016), “Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Huế”, Luận văn cao học, Trƣờng Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng.
[14]. Trần Quang Thanh (2013), “Mở rộng cho vay kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Quảng Trị”, Luận văn cao học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[15]. Phạm Quốc Toàn (2014), “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp tại
ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”, Luận văn cao học,
Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[16]. Nguyễn Hồ Thanh Vĩnh (2016), “Hoàn thiện cho vay doanh nghiệp tại
ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Lê Duẩn – Đà Nẵng”,
Luận văn cao học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Website Http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/chinh- sach-tai-chinh-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-thuc-trang-va-mot- so-kien-nghi-84218.html. Http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2016-07-30/da- phan-dn-kho-vay-von-ngan-hang-do-thieu-tai-san-dam-bao- 34126.aspx. Http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong- agribank/2016/01/9542/ngan-hang-dong-hanh-cung-doanh-nghiep-- 28-01-2016-.aspx.