6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Tình hình sử dụng dịch vụ Mobile Banking
Hiện nay, hơn 5 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động, ước đoán đến năm 2015, số người sử dụng điện thoại di động sẽ vượt trội số lượng người sử dụng máy tính (Ingram,2010). Do đó, tiềm năng sử dụng mobile banking sẽ lớn hơn nhiều so với Internet Banking. Mobile Banking cho phép giao dịch với ngân hàng bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu chỉ với chiếc điện thoại di động có kết nối internet (Kreyer, Pousttchi & Turowski,2002; Pousttchi & Schurig,2004).
Tại Mỹ, số lượng sử dụng Mobile banking đã tăng từ 14,9% năm 2001 lên 40,5% năm 2007 (Graumann & Koehne, 2003, p.3). Tại châu Âu, đến năm 2007, 30-40% hộ gia đình đang chủ động sử dụng Internet Banking thông qua thiết bị di động (Graumann & Koehne, 2003, p.2).
Tại Trung Quốc, hầu hết các ngân hàng tại Trung Quốc đều triển khai cung ứng dịch vụ Mobile Banking tới mọi đối tượng khách hàng. Theo một
khảo sát mới đây của KPMG, 77% người sở hữu điện thoại di động thực hiện các giao dịch tài chính trên điện thoại trong đó 44% là cho các giao dịch bán lẻ, 43% cho các giao dịch tài chính. Người sử dụng dịch vụ Mobile banking có thể thông qua tin nhắn ngắn gửi đến số mã khác nhau hoặc truy cập Internet di động để thực hiện các giao dịch về kiểm tra tài khoản, chuyển nhượng, chuyển, thanh toán tiền,...
Tại Philippines, sau 5 năm triển khai dịch vụ Mobile Banking, tại Phillipines đã có trên 7 triệu người/ 90 triệu dân số sử dụng dịch vụ. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động khoảng 60% dân số ở Philippines với 200 triệu tin nhắn được gửi đi mỗi ngày chính là điều kiện cơ bản để có thể phát triển sâu rộng hơn nữa phương tiện thanh toán này trên toàn quốc.