6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Tổng hợp thang đo sơ bộ
Mobile Bnaking là một trong những dịch vụ ngân hàng điện tử, vì vậy thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử trong những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, đã được trình bày phần trên. Thang đo gồm 24 biến như sau:
Cảm nhận lợi ích mong đợi Cảm nhận sự dễ sử dụng Cảm nhận sự thuận tiện Cảm nhận Sự phù hợp với công việc Cảm nhận sự tin cậy Sự hài lòng của khách hàng H1 H2 H3 H4 H5 Cảm nhận sự dễ sử dụng Cảm nhận sự thuận tiện Cảm nhận Sự ` Cảm nhận sự tin cậy Sự hài lòng của khách hàng sử dụng Mobile Banking H1 H2 H3 H4 H5
Trong nghiên cứu này, sử dụng 5 khái niệm: (a) Cảm nhận lợi ích mong đợi.
(b) Cảm nhận sự dễ sử dụng. (c) Cảm nhận sự thuận tiện
(d) Cảm nhận sự phù hợp với công việc. (e) Cảm nhận sự tin tưởng.
(f) Cảm nhận sự hài lòng.
Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm này sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 điểm, với:
(1) = Hoàn toàn không đồng ý (2) = Không đồng ý
(3) = Không ý kiến (4) = Đồng ý
(5) = Hoàn toàn đồng ý
(a) Thang đo sơ bộ về cảm nhận lợi ích mong đợi: Đề cập đến mức độ một cá nhân tin rằng việc sử dụng Mobile Banking sẽ giúp họ đạt được hiệu quả trong giao dịch ngân hàng: Thang đo “Cảm nhận lợi ích” gồm 4 biến quan sát:
(1) Rất thuận tiện để quản lý tài chính (2) Quản lý tài chính hiệu quả hơn (3) Tiết kiệm thời gian
(4) Nhìn chung dịch vụ Mobile Banking mang lại lợi ích
(b) Thang đo sơ bộ thành phần dễ sử dụng: Cảm nhận dễ sử dụng đề cập đến mức độ một cá nhân cảm nhận rằng mức độ dễ dàng trong việc sử dụng Mobile banking. Thang đo “Cảm nhận dễ sử dụng” gồm 5 biến quan sát:
(1)Tương tác giữa người sử dụng và dịch vụ Mobile Banking thật rõ ràng, dễ hiểu.
(2)Dễ dàng học cách sử dụng dịch vụ Mobile Banking (3)Thao tác sử dụng dịch vụ Mobile Banking đơn giản
(4)Nhanh chóng sử dụng thành thạo dịch vụ Mobile Banking (5)Nhìn chung dịch vụ Mobile Banking dễ sử dụng
(c)Thang đo sơ bộ thành phần Sự thuận tiện: Cảm nhận sự thuận tiện đề cập đến mức độ một cá nhân cảm nhận rằng mức độ kịp thời trong việc sử dụng Mobile banking. Thang đo “Cảm nhận sự thuận tiện” gồm 3 biến quan sát:
(1) Dịch vụ Mobile Banking sử dụng mọi lúc, mọi nơi (2) Nhanh chóng biết kết quả giao dịch ngay lập tức (3) Dễ dàng đăng nhập và thoát khỏi hệ thống
(d) Thang đo sơ bộ thành phần Sự phù hợp với công việc: Cá nhân người sử dụng dịch vụ cảm nhận mức độ phù hợp với phong cách riêng của họ. Thang đo “Cảm nhận sự phù hợp với công việc” gồm 3 biến quan sát:
(1) Dịch vụ Mobile Banking phù hợp quản lý tài chính của tôi (2) Tôi muốn sử dụng để biết thêm công nghệ mới
(3) Phù hợp với phong cách làm việc của tôi
(e) Thang đo sơ bộ thành phần Sự tin cậy: Cảm nhận sự tin cậy cho biết mức độ cảm nhận của người dùng Mobile Banking về độ tin cậy của dịch vụ.Thang đo so bộ về “Cảm nhận sự tin cậy” gồm 5 biến quan sát:
(1) Tin tưởng vào công nghệ dịch vụ Mobile Banking
(2) Thông tin của khách hàng được bảo mật
(3) Lo lắng về an toàn cho tài khoản
(4) Tin tưởng dịch vụ Mobile Banking như một ngân hàng
(f) Thang đo sơ bộ thành phần Sự hài lòng: Thang đo so bộ về “Cảm nhận sự hài lòng” gồm 4 biến quan sát:
(1) Sẽ giới thiệu người khác sử dụng dịch vụ Mobile Banking
(2) Đã quyết định đúng khi dụng dịch vụ Mobile Banking
(3) Hài lòng với dịch vụ từ Mobile Banking
(4) Nói chung hài lòng với dịch vụ Mobile Banking