6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện phát triển Mobile Banking tại Việt Nam
- Cơ sở pháp lý
Hệ thống luật về thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006. Ngày 1/3/2006, “Luật giao dịch điện tử” của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, số 51/2005/QH11 chính thức có hiệu lực, mở ra một giai đoạn mới cho IB khi các giao dịch điện tử đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ.
Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này chính thức được áp dụng vào ngày 1/3/2006, tiếp đó Chính Phủ đã ban hành một số Nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử gồm:
Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử được ban hành 09/06/2006
điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, ban hành 15/02/2007 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được ban hành 23/02/2007
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng, ban hành ngày 08/03/2007
Với sự ra đời của Nghị định Chính phủ số 35/2007/NĐ-CP, ngày 08/03/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho hoạt động này đã cơ bản hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai và phát triển Mobile Banking trong hoạt động ngân hàng.
Cơ sở hạ tầng công nghệ Theo tổng cục thống kê, tính đến năm 2013, số thuê bao điện thoại cả nước tính ước tính đạt 134 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với năm trước. Trong đó, bao gồm 118,5 triệu thuê bao di động, tăng 4,5%. Đây là một tín hiệu tốt, một nền tảng tốt cho sự phát triển cúa dịch vụ Mobile Banking.