KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ mobile banking tại chi nhánh ngân hàng phương đông, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.3. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM

PHÁ

Các biến đã đạt yêu cầu trong khi tiến hành đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha đều được đưa vào phân tích EFA trên phần mềm SPSS 16.0 sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis và phép xoay Varimax with Kaiser Normalization. Chỉ số KMO (Kaiser Meyer Olkin Measure of Sampling Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Phân tích chỉ được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị lớn hơn 0,5. Kết quả tính toán như Phụ lục 5.1.

Như vậy, theo kết quả tính toán như Phụ lục 5-1, tổng phương sai rút trích là 67,005% và rút trích được 5 nhân tố. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các hệ số tải nhân tố. Cũng từ phân tích nhân tố, kết quả rút trích nhân tố như trên trên Phụ lục 5.2.

Trong khi chạy EFA tiến hành loại từng biến không đạt yêu cầu, biến TC1 có hệ số tải (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 nên cần loại biến này và tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá, kết quả như trên Phụ lục 5.3.

Như vậy, theo kết quả tính toán như trên Phụ lục 5.3, tổng phương sai rút trích là 68,316 % và rút trích được 5 nhân tố. Cũng từ phân tích nhân tố, kết quả rút trích nhân tố như trên Phụ lục 5.4.

Bng 3.12: Bng Ma trn các thành phn xoay Component 1 2 3 4 5 LI1 ,780 LI3 ,828 LI4 ,758 LI5 ,842 SD1 ,720 SD2 ,821 SD3 ,721 SD4 ,830 SD5 ,648 TT1 ,651 TT2 ,740 TT3 ,698 TT4 ,642 PH1 ,758 PH2 ,836 PH3 ,845 TC2 ,644 TC3 ,861 TC4 ,723

KMO (Kaiser Meyer Olkin Measure of Sampling Adequacy) =0,841

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4292,595

Df 276

Qua các Bảng 3.12, nhận thấy hệ số KMO = 0,841> 0,5, Sig. = 0,000 <0,05, có 5 nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai rút trích = 68,316% > 50%, do đó kết quả phân tích nhân tố EFA là phù hợp và có ý nghĩa thống kê.

Như vậy,có 5 thành phần được rút trích ra như sau:

- Thành phần thứ 1: Bao gồm 5 biến SD1, SD2, SD3, SD4 và SD5. - Thành phần thứ 2: Bao gồm bốn biến LI1, LI3, LI4 và LI5

- Thành phần thứ 3: Bao gồm ba biến PH1, PH2, PH3.

- Thành phần thứ 4: Bao gồm bốn biến TT1, TT2, TT3, TT4. - Thành phần thứ 5: Bao gồm ba biến TC2, TC3, TC4.

Sau quá trình EFA, tất cả các biến của các khái niệm không có sự xáo trộn biến giữa các khái niệm, vì vậy tên gọi các khái niệm ban đầu vẫn được giữ nguyên, cụ thể:

- Nhân tố Cảm nhận lợi ích gồm 4 biến quan sát là LI1, LI3, LI4 và LI5;

- Nhân tố Cảm nhận sự dễ sử dụng gồm 5 biến quan sát là SD1, SD2, SD3, SD4 và SD5.

- Nhân tố Cảm nhận sự thuận tiện gồm 4 biến quan sát là TT1, TT2, TT3, TT4.

- Nhân tố Cảm nhận sự phù hợp công việc gồm 3 biến quan sát là PH1, PH2, PH3.

- Nhân tố Cảm nhận sự tin cậy gồm 5 biến quan sát TC2, TC3, TC4.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ mobile banking tại chi nhánh ngân hàng phương đông, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)