8. Cấu trúc luận văn
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÔNG
1.3.1. Kinh nghiệm các nƣớc
a. Cụm ngành logistics Hà Lan
Nói đến Hà Lan, ngƣời ta nghĩ ngay đến một quốc gia thành công trong cuộc cách mạng container hóa các cảng biển và tồn cầu hóa logistics. Hà Lan hiện có 9.000 trung tâm phân phối và 9% lực lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực logistics. Hà Lan tập trung xây dựng và hình thành 04 trụ cột chính: (i) Đầu tƣ mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông, thiết bị xếp dỡ đồng bộ và các khu phân phối, chuyển tải hàng hóa khu vực. Từ những năm 1960, giai đoạn đầu của container hóa, tận dụng lợi thế về địa kinh tế, Hà Lan đã tập trung đầu tƣ mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển container mà còn chuẩn bị cho cảng Rotterdam trở thành trung tâm phân phối hàng hóa châu Âu; (ii) Kết nối hiệu quả hệ thống giao thông quốc gia với hệ thống đƣờng sắt, đƣờng bộ các nƣớc lân cận. Từ cảng Rotterdam có thể đi đến tất cả các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn ở Tây Âu trong vòng 24 giờ; (iii) Sử dụng hiệu quả vận tải đa phƣơng thức. Cùng mạng lƣới vận tải đa phƣơng thức hoàn chỉnh của châu Âu, từ Rotterdam hàng hóa có thể đến mọi điểm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hàng hóa có thể vận chuyển bằng xe tải, xe lửa, tàu thủy nội địa, tàu biển tuyến ngắn hoặc tàu gom hàng, hàng không và đƣờng ống cho hàng lỏng; (iv) Cơ chế hoạt động linh hoạt, hấp dẫn, bao trùm là cơ chế “Landord Port”,
Nhà nước cung cấp toàn bộ nhu cầu về kết cấu hạ tầng cho tư nhân khai thác cảng biển theo nguyên tắc đem lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia. Tư nhân đảm nhận việc khai thác theo luật định và tập quán quốc tế.
b. Các cụm liên kết năng lực cạnh tranh (CLKNLCT) ở Pháp
Pháp đã triển khai một chính sách liên ngành quy mô lớn, nhằm khai thác các nhân tố then chốt về NLCT của quốc gia. CLKNLCT ở Pháp đƣợc xác định là sự tập trung về địa lý của các DN, các cơ sở đào tạo và các đơn vị nghiên cứu của nhà nƣớc và tƣ nhân cùng hợp tác trong các dự án sáng tạo. Hiện nay Pháp đã hình thành thành và phát triển hơn 70 CLKNLCT. Điển hình là các CLKNLCT về giao thông, hàng không và vũ trụ, công nghệ sinh học, y tế, nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, năng lƣợng và môi trƣờng. Mỗi một CLKNLCT đƣợc giám sát một Ủy ban điều phối do Ủy ban điều phối Vùng thiết lập, chịu trách nhiệm xây dựng một hợp đồng khung để xác định các hoạt động, chính sách, các ƣu tiên nghiên cứu và các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của CLKNLCT.
Chính phủ Pháp cung cấp ba cơ chế nhà nƣớc để hỗ trợ thực hiện chính sách CLKNLCT: (i) Lơi kéo sự tham gia các cơng trình nghiên cứu nhà nƣớc vào các chƣơng trình ni dƣỡng sự hợp tác giữa các phịng thí nghiệm của nhà nƣớc và các tập đồn, qua đó nhằm đóng góp vào chuyển giao cơng nghệ từ các kết quả nghiên cứu cho giới DN: Cục Nghiên cứu Quốc gia; (ii) Phát triển hệ thống nghiên cứu và triển khai (R&D) với các dự án thực hiện các chƣơng trình phát triển chủ chốt đồng tài trợ với khu vực tƣ nhân và (iii) Hỗ trợ các DN vừa và nhỏ (SMEs).
c. Kế hoạch chính sách cụm liên kết ngành của Nhật Bản
Trong thời gian dài Nhật Bản đã xây dựng và triển khai kế hoạch chính sách CLKN một cách chặt chẽ. Để hình thành một CLKN, Bộ kinh tế Cơng nghiệp và Thƣơng mại Nhật Bản (METI) đã tiến hành bốn bƣớc: (i) phân tích
đặc điểm địa phƣơng; (ii) xác định mạng lƣới có thể có; (iii) mở rộng phạm vi mạng lƣới và (iv) thúc đẩy tập trung công nghiệp và đổi mới. Nhật Bản thực hiện chính sách CLKN thơng qua 03 chính sách: (i) xây dựng mạng lƣới; (ii) hỗ trợ DN (R&D, phát triển thị trƣờng, quản lý, đào tạo); và (iii) thúc đẩy liên kết (giữa tổ chức tài chính - cơng nghiệp - cơ sở đào tạo).
d. Cụm liên kết sáng tạo của Hàn Quốc
Hàn Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc phát triển các cụm liên kết sáng tạo kể từ khi Chiến lƣợc phát triển cân đối quốc gia đƣợc thông qua với Đạo luật đặc biệt về phát triển cân đối quốc gia năm 2004. Mục đích của Chiến lƣợc phát triển cân đối quốc gia là nhằm hoàn thiện việc phát triển cân đối theo vùng và củng cố NLCT quốc gia, tăng cƣờng năng lực sáng tạo các nền kinh tế địa phƣơng, đƣợc biết đến với nội dung: “Chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các Cụm liên kết sáng tạo”, làm động lực cho cuộc cất cánh lần thứ hai của quốc gia. Quá trình này đƣợc thực hiện bằng cách tiếp cận từng bƣớc cân nhắc trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu triển khai (R&D) và mức độ hợp tác giữa các ngành và các trƣờng đại học và thiết lập mạng lƣới. Các cụm liên kết “mẫu” đƣợc hỗ trợ một cách tích cực căn cứ theo các đặc điểm của tổ hợp tƣơng ứng, năng lực sáng tạo cũng nhƣ các mối liên kết của tổ hợp với các DN khác theo vùng.