8. Cấu trúc luận văn
2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRAN HỞ CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG
2.3.1. Hạ tầng xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế
a. Dân số và lao động
Đến cuối năm 2015, dân số trung bình cả tỉnh khoảng 1.247.664 ngƣời, thành thị chiếm 14,72%, nông thôn chiếm 85,28%.
Hình 2.15. Tháp dân số tỉnh Quảng Ngãi (tháng 4/2016)
Từ tháp dân số Hình 2.15. có thể thấy dân số Quảng Ngãi đang ở cơ cấu vàng, có sự nở ra khá đều của các thanh từ 14 đến 49 tuổi, tức là Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá lớn, đƣợc xem là lợi thế cho phát triển kinh tế đồng thời cũng là sức ép đối với giải quyết việc làm. Tỷ lệ các nhóm từ 60 đến 85 tuổi trở lên tăng nhanh, chiều hƣớng già hoá dân số đang diễn ra. Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động lớn đến sự phát triển
kinh tế - xã hội theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn. Tỉ lệ phụ thuộc cũng tƣơng đối cao, lên đến hơn 50%, so sánh với các tỉnh trong khu vực thì các con số này ở Quảng Ngãi đều cao hơn (Bảng 8, Bảng 9, Phụ lục VII).
Theo số liệu trong Bảng 2.2 cho thấy tỉ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo của Quảng Ngãi khá thấp. Trong năm 2016, tỷ lệ này chỉ khoảng 19,4%, thấp hơn mức trung bình so với khu vực và thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng (40,9%). Với trình độ, kỹ năng nhân lực thấp, rất khó hấp thụ đƣợc công nghệ kỹ thuật mới cũng nhƣ ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp vào địa bàn tỉnh.
Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo phân theo địa phƣơng (%)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Bắc Trung Bộ và
DHMT 13,1 13,5 12,7 14,4 14,9 15,9 16,4 19,4 20
Thừa Thiên - Huế 16,3 15,3 16,9 18,5 20,9 19,6 21,4 22,5 23,9
Đà Nẵng 32,4 32,4 32,4 33,2 34,8 35,9 37,5 41,6 40,9
Quảng Nam 14,4 11,3 10,4 12,3 9,5 11,1 12,7 15,7 17,9
Quảng Ngãi 8,7 9,7 9,6 9,7 10,7 12,4 14,1 17,4 19,4
Bình Định 11,4 12,2 9,2 11,6 12,6 15,2 14,1 15 15,5
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)
Một yếu tố khá quan trọng thể hiện rõ môi trƣờng sống, làm việc và đầu tƣ kinh doanh tại địa phƣơng đƣợc đánh giá dựa vào tỷ suất di cƣ thuần của địa phƣơng. Trong giai đoạn 2005 – 2011, Quảng Ngãi có tỉ suất di cƣ thuần lớn nhất Vùng KTTĐMT (Bảng 10. Phụ lục VII). Các năm 2009, 2010 tỉ lệ này của Quảng Ngãi gần -10‰, nghĩa là trong 1.000 ngƣời thì có khoảng 10 ngƣời di cƣ đi nơi khác sinh sống hoặc học tập. Đến năm 2016, tỷ lệ này đƣợc
cải thiện tƣơng đối tốt (chỉ còn -1,6%). Thông thƣờng những ngƣời di cƣ là những lao động có tri thức, kỹ năng tốt và họ muốn tìm một nơi khác để có thể cải thiện điều kiện sống của mình.
Hình 2.16. Tỷ suất di cư thuần Bắc Trung bộ và DHMT (%o)
Xét ở góc độ nhập cƣ, hình qua Hình 2.17. ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt nhất ở thành phố Đà Nẵng. Năm 2010, tỷ lệ nhập cƣ vào Đà Nẵng đạt 22,8%, đây là một con số phản ánh rõ nét môi trƣờng sống, môi trƣờng làm việc của Đà Nẵng rất tốt, góp phần thu hút đông đảo các tầng lớp nhập cƣ, nhất là đội ngũ trí thức, kỹ sƣ và công nhân có tay nghề, đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của Đà Nẵng.
Hình 2.17. Tỷ suất nhập cư các địa phương khu vực DHMT (%o)
thấp nhất, điều này phần nào đó phản ánh môi trƣờng sinh sống, điều kiện phát triển kinh tế tại Quảng Ngãi ít có sức cuốn hút. Đồng nghĩa với việc ít có sự gia tăng cơ học về mặt dân số và lao động chất lƣợng từ nơi khác đến sinh sống và làm việc tại Quảng Ngãi.
b. Văn hóa, giáo dục, y tế
Về văn hóa, di tích lịch sử: Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát triển lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá và có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Toàn tỉnh có 29 di tích cấp quốc gia, 193 di tích cấp tỉnh. Các nhóm di tích gồm: di tích khảo cổ học (nhƣ: Văn hóa Sa Huỳnh, Giếng Tiền, núi Thới Lới, Bình Châu,...); di tích lịch sử, cách mạng (nhƣ: Nhà trƣng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải trên đảo Lý Sơn, Chứng tích Sơn Mỹ, Khu lƣu niệm cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, Ủy ban kháng chiến Nam Trung bộ,..); di tích kiến trúc, nghệ thuật (nhƣ: Chùa Hang, Đình làng An Hải ở Lý Sơn,...). Vùng ven biển, đảo Quảng Ngãi sở hữu những nét văn hóa biển đa dạng, phong phú, có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp.
Về các yếu tố về giáo dục, đào tạo: Số lƣợng học sinh trung cấp chuyên nghiệp trên 1.000 dân ở Quảng Ngãi tăng đáng kể trong giai đoạn 2007- 2010 từ 3,7 lên 4,0 nhƣng vẫn nhỏ hơn 4 tỉnh trong Vùng KTTĐMT và thấp hơn rất nhiều mức trung bình của cả nƣớc. Đến 2015, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm rất nhiều và chỉ đạt 1,24. Cho thấy sự dịch chuyển khá lớn lƣợng học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học Cao đẳng, Đại học dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” không chỉ ở Quảng Ngãi. Dẫn đến hệ lụy hiện tại và trong tƣơng lai là tình trạng thiếu hụt lực lƣợng lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật có tay nghề.
Tƣơng tự, tỉ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên 1.000 dân của Quảng Ngãi thấp nhất trong vùng cho dù có sự tăng nhẹ từ năm 2007 đến năm 2015. Cụ thể, năm 2007 tỉ lệ này của Quảng Ngãi là 4,6, thấp hơn 4 lần so với Bình Định (18,7) và thấp hơn rất nhiều so với Đà Nẵng (93,8), Thừa Thiên Huế
(89,9). Nếu nhƣ năm 2007, Quảng Nam chỉ đạt tỷ lệ này là 2,7 thì đến năm 2015, Quảng Nam đạt tỷ lệ 8,6 và trung bình toàn miền Trung là 16,8. Nhƣ vậy, thống kê cho thấy giáo dục của Quảng Ngãi đƣợc cải thiện nhƣng không nhiều.
Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân của Quảng Ngãi thuộc loại thấp nhất trong vùng và thấp hơn mức trung bình của cả nƣớc. Từ năm 2005 đến 2015 tỉ lệ này tăng rất hạn chế từ 4,8 lên chỉ 5,8 bác sĩ/vạn dân. Năm 2015, Quảng Ngãi thấp hơn Đà Nẵng là 4,2 bác sĩ/vạn dân và so với trung bình của Khu vực Bắc Trung bộ và DHMT là 0,2 bác sĩ/vạn dân, chỉ cao hơn Quảng Nam 0,6. Tỷ lệ bác sĩ thấp cũng phản ánh công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ít đƣợc đảm bảo. Chất lƣợng khám chữa bệnh tại Quảng Ngãi cũng gặp nhiều vấn đề, rất nhiều trƣờng hợp ngƣời dân Quảng Ngãi phải di chuyển đến các địa phƣơng khác để khám chữa bệnh, ngay cả đối với các bệnh thông thƣờng.
c. Mức sống dân cư
Nhìn chung mức sống của ngƣời dân Quảng Ngãi còn thấp, có sự chênh lệch lớn mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực kinh tế với nhau, giữa vùng đồng bằng và miền núi, hải đảo. Quảng Ngãi có đến 06/14 huyện miền núi (đều là huyện nghèo), đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khoảng 12,95% dân số toàn tỉnh.
Quảng Ngãi có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của cả nƣớc, xấp xỉ Quảng Nam và cao hơn các tỉnh trong khu vực khá nhiều. Cụ thể, tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm đến 22,8% toàn tỉnh, cao hơn nhiều so với mức trung bình của miền Trung là 16,9%, so với các tỉnh lân cận thì tỷ lệ này thấp hơn Quảng Nam (24%). Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11%, cao hơn so với các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn cao gần gấp 3 lần so với tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị (Bảng 8, Phụ lục VII). Cũng có điều kiện gần giống Quảng Nam về quy mô, đặc điểm dân
số, vùng khó khăn, tuy nhiên, Quảng Nam cho thấy sự phát triển tƣơng đối ổn định và có phần cải thiện mức sống ngƣời dân nhanh hơn so với Quảng Ngãi.
Bảng 2.3. Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng các tỉnh
ĐVT: 1000 VNĐ
Khu vực 2010 2012 2014 2016
Bắc Trung Bộ và
DHMT 1.018 1.505 1.982 2.432
Thừa Thiên Huế 1.058 1.747 2.175 2.593
Đà Nẵng 1.897 2.865 3.612 4.369
Quảng Nam 935 1.376 1.784 2.182
Quảng Ngãi 909 1.301 1.677 2.149 Bình Đình 1.150 1.719 2.346 2.596
(Theo Tổng cục Thống kê)
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Quảng Ngãi cũng nằm ở mức thấp nhất trong khu vực, năm 2010 chỉ đạt khoảng 909.000 đồng, đến năm 2016 đạt khoảng 2.149.000 đồng/ngƣời/tháng thấp hơn trung bình của vùng Bắc Trung bộ và DHMT (2.432.000 đồng/ngƣời/tháng).
Mức thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao cũng đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tiến bộ xã hội, tiếp cận giáo dục, y tế khó khăn và đồng thời cần phải sử dụng nguồn lực lớn hơn để cải thiện vấn đề này.
2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Hạ tầng giao thông vận tải
Hệ thống giao thông trên địa bàn Quảng Ngãi đã nhựa hóa, cứng hóa 100% các tuyến quốc lộ (384/384km); 93% các tuyến đƣờng tỉnh (362/401,3km); 86,6% các tuyến đƣờng đô thị (214,4/247km); 64% các tuyến đƣờng huyện (886/1.365km); 51,6% các tuyến đƣờng xã (942,3/1.824km)… Trung bình đã nhựa hóa, cứng hóa đƣợc 37,6% tổng chiều dài các tuyến.
với 25 địa phƣơng trong cả nƣớc, nhiều nhất là các tuyến kết nối với thành phố Hồ Chí Minh. Có 10 tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn Quảng Ngãi. Bên cạnh tuyến quốc lộ giao thƣơng với Quảng Ngãi còn thông qua hệ thống đƣờng sắt Bắc – Nam đi qua địa bàn tỉnh dài 99,86 km.
Quảng Ngãi hiện có 02 khu vực cảng biển là cảng biển Dung Quất và cảng biển Sa Kỳ. Trong đó, tại khu vực cảng biển Dung Quất có 05 bến cảng3 chuyên dụng; đang khai thác hơn 17 triệu tấn/năm, chủ yếu là dầu thô, các sản phẩm xăng, dầu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, thiết bị cơ khí của Công ty Doosan Vina và dăm gỗ. Hiện tại, đang đầu tƣ cảng chuyên dùng Hào Hƣng và cảng chuyên dùng của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát và xây dựng Bến cảng tổng hợp số 2 sẽ nâng công suất khai thác lên hơn 20 triệu tấn/năm. Đội tàu vận tải hành khách và hàng hóa từ Sa Kỳ - Lý Sơn và từ đảo Lớn - đảo Bé (Lý Sơn) phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân đảo Lý Sơn và du khách.
Quảng Ngãi cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 120 km. Hiện tại các chuyến bay từ sân bay Chu Lai đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuộc với tầng suất 20 chuyến/tuần (trung tâm thành phố Quảng Ngãi cách sân bay Chu Lai khoảng 35 km; Khu kinh tế Dung Quất cách 5 km).
Dự án Đƣờng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ cải thiện các hoạt động giao thƣơng từ Quảng Ngãi đến cảng biển và sân bay Đà Nẵng. Theo quy hoạch, đƣờng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ đi qua hàng loạt các khu kinh tế, khu công nghiệp quan trọng nhƣ Liên Chiểu, Hòa Khánh (Đà Nẵng), Chu Lai, KKT Dung Quất và trong tƣơng lai trục đƣờng huyết mạch này có khả năng gắn kết với Quốc lộ 24 lên Kon Tum, qua các nƣớc Lào, Thái Lan; hình thành nên trục vận tải quốc tế Thái Lan - Lào - Campuchia - Việt Nam thông
3
Bến cảng số 1 và số 2 của PTSC, Bến cảng Gemadept, Bến cảng chuyên dùng của Doosan và Bến cảng Hào Hƣng (đang xây dựng). Ngoài ra, còn có 06 cầu cảng Jetty 1, 2, 3, 4, 5 và 6 xuất sản
qua hành lang kinh tế Đông Tây.
b. Hạ tầng các Khu, Cụm Công nghiệp, Khu Kinh tế
Trên địa bàn Quảng Ngãi hiện có KKT Dung Quất với diện tích quy hoạch 45.000 ha; 03 KCN với tổng diện tích 405 ha và 15 Cụm Công nghiệp. KKT Dung Quất và 02 KCN Tịnh Phong, Quảng Phú đƣợc xây dựng tƣơng đối đồng bộ nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tƣ.
KKT Dung Quất nằm ở huyện Bình Sơn, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đƣờng sắt xuyên Việt. Tiếp giáp với sân bay Chu Lai; có cảng nƣớc sâu Dung Quất. KKT Dung Quất đƣợc Chính phủ quy hoạch mở rộng với tổng diện tích khoảng 45.000 ha. Hiện tại đã triển khai đầu tƣ, khai thác KCN phía Bắc gắn liền với cảng Dung Quất I (gồm KCN Đông Dung Quất và KCN Tây Dung Quất) với diện tích khoảng 3.225 ha, tỷ lệ lấp đầy trên 80%.
Hàng năm Quảng Ngãi dành trung bình đầu tƣ hạ tầng chung cho KKT Dung Quất khoảng 500 - 800 tỷ đồng. Đến nay, hoàn thành đầu tƣ các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng nhƣ: các tuyến đƣờng trực chính Dốc Sỏi, Võ Văn Kiệt đấu nối vào tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24C; hiện đang triển khai thi công đƣờng Trì Bình – cảng Dung Quất đấu nối với Quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ phục vụ kết nối giao thông, vận chuyển giữa trong và ngoài Khu. Các công trình hạ tầng xã hội và môi trƣờng cũng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thành 23 khu dân cƣ (180 ha) phục vụ di dời 2.500 hộ (17.000 khẩu). Các hệ thống cấp điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông và các công trình tiện ích khác cũng từng bƣớc đƣợc đầu tƣ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cấp điện phục vụ các nhà máy tại KKT.
Điểm nổi bật trong những năm gần đây là Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP đƣợc triển khai đầu tƣ trong KKT Dung Quất với tổng diện tích quy hoạch lên đến 1.700 ha, trong đó, có 1.200 ha diện tích là khu công
nghiệp và 500 ha dành cho khu dịch vụ, đô thị; đến nay VSIP đã triển khai xây dựng đầu tƣ hạ tầng hơn 200 ha, thu hút 14 dự án đầu tƣ từ các nƣớc.
c. Hạ tầng đô thị
Hạ tầng đô thị Quảng Ngãi nhìn chung còn nhiều hạn chế. Thành phố Quảng Ngãi đƣợc công nhận là đô thị loại II; thị trấn Đức Phổ (cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 60 km) đƣợc công nhận là đô thị loại IV, còn lại một số đô thị các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi đƣợc công nhận là đô thị loại V.
d. Hạ tầng thủy lợi
Trên địa bàn tỉnh có 700 công trình thủy lợi phục vụ tƣới4, với tổng năng lực tƣới theo thiết kế gần 89.000 ha, trong đó, đã khai thác tƣới thực tế khoảng 57.400 ha (chiếm 64,24% so với thiết kế). Tổng chiều dài kênh mƣơng thủy lợi là 4.275 km với tỷ lệ kiên cố hóa kênh mƣơng đạt 38%. Hạ tầng thủy lợi không chỉ cung cấp nƣớc phục vụ phát triển nông nghiệp mà còn góp phần cung cấp, bảo đảm nguồn nƣớc phục vụ phát triển công nghiệp.
e. Hạ tầng cung cấp điện
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hầu hết sử dụng hệ thống điện lƣới quốc gia; hiện có 06 nhà máy thủy điện đang hoạt động với tổng công suất 159,6MW; KKT Dung Quất có 01 nhà máy phát điện diesel với 4 tổ máy có tổng công suất là 108MW, phục vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất; điện lƣới quốc gia cũng đã đƣợc đƣa ra đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm. Hiện tại Quảng Ngãi cũng đang triển khai công tác chuẩn bị để phục vụ cho việc đầu tƣ xây dựng 02 nhà máy điện khí từ mỏ khí cá voi Xanh (công suất mỗi nhà máy 750MW) trên địa bàn KKT Dung Quất.
g. Hạ tầng thông tin
Hạ tầng viễn thông đã đƣợc đầu tƣ đến trung tâm của 183/184 xã, phƣờng, thị trấn; 99% khu dân cƣ có sóng di động; 99% số xã có thƣ báo đến
trong ngày; tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động đạt 94%; tỷ lệ ngƣời sử dụng internet (đã quy đổi) đạt 55%; hạ tầng truyền dẫn sóng phát thanh, truyền hình đƣợc mở rộng đến 85% hộ gia đình tiếp cận thông tin qua các phƣơng tiện thông tin và truyền thông.
2.3.3. Thu chi ngân sách nhà nƣớc