8. Cấu trúc luận văn
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỊA PHƢƠNG
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh địa phƣơng
Các công trình nghiên cứu về NLCT trên thế giới thì đa phần các nghiên cứu chủ yếu đƣợc phân tích, đánh giá ở phạm vi quốc gia, vùng hoặc dƣới góc độ NLCT của DN, một phần do trong phạm vi địa phƣơng ít có tính chủ động về các chính sách về tài khóa, tiền tệ (công cụ quan trọng của nhà nƣớc) ở phạm vi địa phƣơng mà thƣờng phụ thuộc vào chính sách chung của quốc gia. Chung quy lại vẫn chƣa có một khái niệm chung, thống nhất về NLCT cấp địa phƣơng. Micheal E. Porter cho rằng NLCT của địa phƣơng phụ thuộc vào hiệu suất mà địa phƣơng đó có thể tạo ra khi sử dụng nguồn nhân lực, vốn, tài nguyên thiên nhiên của mình. Năng suất quyết định sự thịnh vƣợng của một quốc gia, địa phƣơng vì năng suất cao đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều giá trị gia tăng, lƣơng cao và lợi nhuận trên vốn lớn từ đó tạo ra mức sống tăng dần cho ngƣời dân (Porter, 2008) [27].
Theo nhƣ khái niệm về NLCT, có thể định nghĩa NLCT địa phƣơng là cách thức địa phƣơng tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi trƣờng cho phát triển kinh tế. Nó đo lƣờng những gì hình thành nên sự phát triển này, những thứ nhƣ chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất.
Theo cách thứ nhất, NLCT đƣợc đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng hay năng suất (quan điểm của Poter hay Krugman). Theo cách thứ hai, NLCT địa phƣơng đƣợc đánh giá thông qua các yếu tố cấu thành NLCT. Theo cách này, các địa phƣơng sẽ cạnh tranh với nhau trong việc đƣa ra các giải pháp phù hợp với từng yếu tố cấu thành NLCT để cải thiện môi trƣờng kinh doanh có hiệu quả nhất, tức là tạo ra đƣợc năng suất cao nhất, trong đó, khối DN đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình này.
Trong phạm vi Đề tài này, để có cơ sở đề xuất giải pháp giúp nâng cao NLCT của một địa phƣơng, mà cụ thể ở đây là tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài chọn theo hƣớng tiếp cận thứ hai.
1.2.2. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh địa phƣơng
Trên cơ sở nền tảng của các nghiên cứu có liên quan, đặc biệt là nghiên cứu của Porter (2008) và đƣợc Vũ Thành Tự Anh (2011) hiệu chỉnh thông qua mô hình NLCT ở cấp độ địa phƣơng, các nhân tố cấu thành NLCT của một địa phƣơng gồm 3 nhóm yếu tố: (i) Các yếu tố sẵn có của địa phƣơng, (ii) NLCT ở cấp độ địa phƣơng và (iii) NLCT ở cấp độ DN [3]:
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG
C C YẾU TỐ CÓ SẴN CỦA ĐỊA PHƢƠNG
Hình 1.1. Các yếu tố quyết định NLCT địa phương a. Các yếu tố tự nhiên sẵn có của địa phương
Hoạt động và chiến lƣợc của DN Môi trƣờng kinh doanh Trình độ phát triển cụm ngành
Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội
Hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, điện,
nƣớc, viễn thông)
Chính sách tài chính, đầu tƣ, tín dụng, cơ cấu kinh tế
Vị trí địa lý Quy mô địa phƣơng Tài nguyên tự nhiên
(i) Gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và quy mô của địa phƣơng (đƣợc thể hiện trong phần dƣới ở Hình 1.1). Một địa phƣơng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ là đầu vào quan trọng cho việc sản xuất và hình thành các ngành công nghiệp có NLCT cao. Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định NLCT của địa phƣơng.
Những nhân tố này không chỉ phản ánh về số lƣợng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lƣợng, khả năng sử dụng lợi thế sẵn có của vị trí địa lý, diện tích, địa thế, thời tiết khí hậu, chi phí về đất đai, nguồn khoáng sản, nguồn nƣớc, nguồn lợi thuỷ sản… . Các yếu tố này thông thƣờng có đặc điểm khác nhau giữa các địa phƣơng, tuy nhiên, nó cũng có mức độ tƣơng đồng giữa các địa phƣơng lân cận hoặc trong cùng một Vùng. Mỗi yếu tố này có mức độ tác động khác trong đối với lợi thế cạnh tranh của địa phƣơng và giá trị nó đƣợc phản ánh qua cách thức địa phƣơng đó tận dụng lợi thế từ các yếu tố này để phát triển kinh tế - xã hội. Không hẳn sự dồi dào sẽ mang lại NLCT tốt hơn và sự nghèo nàn sẽ đồng nghĩa với sự bất lợi.
Có nghĩa rằng những lợi thế tự nhiên có thể đóng góp cho sự thịnh vƣợng của địa phƣơng trong một thời kỳ và với những điều kiện nhất định. Ngƣợc lại, chính từ lợi thế này cũng có thể dẫn đến sự “ỷ lại”, sử dụng tài nguyên bất hợp lý và cho ra những những chính sách sai lầm.
Theo Porter (2008), khi nguồn nguyên vật liệu đƣợc cung cấp một cách phong phú với giá rẻ hay lao động dƣ thừa, thì các doanh nghiệp có thể có khuynh hƣớng ỷ lại thái quá vào những lợi thế này và khai thác chúng một cách kém hiệu quả. Nhƣng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với một số bất lợi, ví dụ nhƣ chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, hay thiếu hụt nguyên vật liệu tại địa phƣơng, thì các doanh nghiệp đó phải đổi mới và nâng cấp để có thể cạnh tranh [27].
(ii) Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm gồm: (1) hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế; và (2) thể chế, chính sách kinh tế nhƣ chính sách tài chính, tín dụng và cơ cấu kinh tế (đƣợc thể hiện trong phần giữa ở Hình 1.1). Nhóm này bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trƣờng hoạt động của DN, nó tác động lên NLCT của các DN.
Yếu tố hạ tầng xã hội lấy sự phát triển của con người làm trung tâm,
trong đó chú trọng đến vai trò của giáo dục cơ bản và hệ thống y tế. Yếu tố giáo dục cơ bản đƣợc xem là nền tảng cho việc học hỏi, khả năng tiếp thu tri thức, ứng dụng vào thực tiễn. Hệ thống y tế hiệu quả sẽ góp phần giúp thể chất phát triển, giúp tăng năng suất làm việc. Chính những yếu tố này phần nào phản ánh môi trƣờng sống và làm việc tại địa phƣơng.
Yếu tố thể chế chính trị được đo lường bởi sự cởi mở và ổn định xã hội ở địa phương, tiếng nói của các DN đƣợc lắng nghe và đƣợc tôn trọng, trách nhiệm giải trình của các quan chức chính quyền địa phƣơng đƣợc đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công đƣợc cải thiện. Nói đến vai trò của thể chế chính trị còn phải gắn liền với thƣợng tôn pháp luật, ở đó yếu tố an ninh xã hội, tính độc lập của hệ thống tƣ pháp, tính hiệu quả của khung pháp lý, mức độ tham nhũng, và sự thực thi các quyền dân sự [3].
Chính sách kinh tế cũng có tác động lên NLCT ở cấp độ địa phương.
Phần lớn các chính sách này chịu ảnh hƣởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô từ chính quyền trung ƣơng nhƣng sự đánh giá ở cấp độ địa phƣơng nằm ở khả năng của chính quyền địa phƣơng áp dụng các chính sách đó vào thực tiễn.
c. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ DN
(iii) NLCT ở cấp độ DN gồm có môi trƣờng kinh doanh; trình độ phát triển của cụm ngành; hoạt động và chiến lƣợc của DN (đƣợc thể hiện trong phần trên cùng ở Hình 1.1). Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của DN.
Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp DN đạt đƣợc mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất1
[3]. Theo Porter (2008), chất lƣợng của môi trƣờng kinh doanh đƣợc đánh giá thông qua Mô hình kim cƣơng với 04 đặc tính cơ bản gồm: (1) các điều kiện về nhân tố đầu vào; (2) các điều kiện cầu; (3) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan và (4) bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh. Mỗi “góc kim cƣơng” đƣợc hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các địa phƣơng đều có những yếu tố này nhƣng sự phối hợp của các nhân tố đó lại rất khác nhau và lợi thế cạnh tranh từ các nhân tố này phụ thuộc vào việc chúng đƣợc triển khai và hiệu quả hay không (Porter 2008) [27].
Hình 1.2. Mô hình kim cương
1 Ở Việt Nam, từ năm 2005 Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá môi trƣờng kinh doanh của các địa phƣơng thông qua Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI). Trong phạm vi Đề tài này, các kết quả của đánh giá này đƣợc sử dụng để làm tham chiếu phân tích, đánh giá Môi trƣờng
Bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh
Điều kiện cácnhân
tố đầu vào Các điều kiện cầu
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan Sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ Mức độ đòi hỏi và khắt khe của khách hàng và nhu cầu nội địa
Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lƣợng cao Các quy định và động lực khuyến khích đầu tƣ và năng suất Độ mở và mức độ của cạnh tranh trong nƣớc
Các yếu tố nhƣ nhân lực, kiến thức và vốn có thể dịch chuyển giữa các địa phƣơng, nên chƣa hẳn là lợi thế cố định. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào mà một địa phƣơng có đƣợc ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ và tính hiệu quả mà địa phƣơng đó tạo ra cũng nhƣ việc nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể (Porter 2008) [27].
Hoạt động và chiến lược của DN đánh giá các điều kiện bên trong giúp DN đạt đƣợc hiệu suất, khả năng đổi mới sáng của DN. Bao gồm những đánh giá về trình độ chuyên môn của chủ DN, ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong kinh doanh, điều hành, quản trị… của DN.
Trình độ phát triển cụm ngành phân tích sự tập trung về mặt địa lý của các DN, mức độ chuyên môn hóa và các tổ chức hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nhất định. Cụm ngành phản ánh tác động của các liên kết và tác động lan toả giữa các DN và các tổ chức có liên quan trong cụm.
Sự phát triển của các cụm ngành cũng sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, và các quá trình thƣơng mại hoá. Sự có mặt của cụm ngành cũng tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, tăng khả năng phát sinh những cơ hội mới trong ngành công nghiệp, giúp hình thành một hình thức DN mới, những DN sẽ mang đến một phƣơng pháp mới trong cạnh tranh (Porter 2008) [27].
d. Lý thuyết cụm liên kết ngành
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Cụm liên kết ngành (CLKN). Định nghĩa của Viện Chiến lƣợc và năng lực cạnh tranh, Khoa Kinh doanh, Đại học Harvard xây dựng dựa trên định nghĩa ban đầu của Micheal E. Porter (1990) có tính bao hàm đầy đủ nhất về nội dung của một CLKN. Theo đó, “CLKN là sự tập trung về địa lý của các công ty có liên kết với nhau, các nhà sản xuất chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ và các thể chế liên quan về một
lĩnh vực nhất định, hiện diện trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ”. Khái niệm CLKN này đƣợc xây dựng dựa vào 02 trụ cột quan trọng. Đầu tiên và quan trọng nhất là sự tập trung về mặt địa lý của hoạt động kinh tế. Việc nhấn mạnh vào vài trò của sự tập trung này trong lý thuyết cụm ngành đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc mới về bản chất của cạnh tranh và về vai trò của vị trí (location) đối với lợi thế so sánh (Vũ Thành Tự Anh, 2013).
Điều này có thể thấy thông qua sự hiện diện của CLKN ở mọi quốc gia trên khắp thế giới, có thể liệt kê những CLKN nổi trội nhƣ: CLKN tài chính ở New York, London, công nghệ cao ở Silicon Valley (Mỹ), cụm ô tô ở miền Nam nƣớc Đức đến Detroit (Mỹ), rƣợu vang ở Western Cape (Nam Phi), từ cụm công nghiệp dệt, thời trang tại miền Bắc nƣớc Ý cho đến thiết kế và thời trang ở Paris (Pháp), thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam),… Chính sự phổ biến của CLKN cho thấy rằng NLCT của DN, của mỗi ngành công nghiệp không chỉ do bản thân DN hay ngành đó quyết định, mà phụ thuộc rất nhiều vào “hệ sinh thái” – hay Cụm liên kết ngành – trong đó DN và ngành công nghiệp tồn tại.
Trụ cột thứ hai là tính “liên kết” và “liên quan”. Cụm ngành không phải là một tập hợp rời rạc của một nhóm công ty bất kỳ mà nó đƣợc gắn kết bởi sự tƣơng hỗ và đƣợc cộng hƣởng bởi tác động lan tỏa tích cực. Nói cách khác, sức mạnh chung của cụm ngành lớn hơn tổng sức mạnh của các thành viên riêng lẻ gọp lại (Vũ Thành Tự Anh, 2013).
Cũng cần nhấn mạnh thêm là sự tồn tại của nhiều DN/tổ chức trong cùng một ngành ở cùng một khu vực địa lý sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong cụm, đây chính là động lực bắt buộc các DN phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực kinh doanh và tìm kiếm các cải tiến hiệu quả (Lê Thế Giới, 2009) [17]. Chính nhờ sự cạnh tranh quyết liệt này mà một CLKN trở nên năng động, luôn đổi mới và có sức sống.
Nhƣ vậy, khái niệm CLKN đem đến một cách tiếp cận mới về NLCT và qua đó một phƣơng thức tuy duy mới về cách thức phối hợp, xây dựng và nâng cao NLCT của một nền kinh tế (quốc gia, khu vực, địa phƣơng) thông qua việc gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, kích thích và thúc đẩy đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các DN mới.
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÔNG QUA PH T TRIỂN CỤM NGÀNH QUA PH T TRIỂN CỤM NGÀNH
1.3.1. Kinh nghiệm các nƣớc
a. Cụm ngành logistics Hà Lan
Nói đến Hà Lan, ngƣời ta nghĩ ngay đến một quốc gia thành công trong cuộc cách mạng container hóa các cảng biển và toàn cầu hóa logistics. Hà Lan hiện có 9.000 trung tâm phân phối và 9% lực lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực logistics. Hà Lan tập trung xây dựng và hình thành 04 trụ cột chính: (i) Đầu tƣ mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông, thiết bị xếp dỡ đồng bộ và các khu phân phối, chuyển tải hàng hóa khu vực. Từ những năm 1960, giai đoạn đầu của container hóa, tận dụng lợi thế về địa kinh tế, Hà Lan đã tập trung đầu tƣ mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển container mà còn chuẩn bị cho cảng Rotterdam trở thành trung tâm phân phối hàng hóa châu Âu; (ii) Kết nối hiệu quả hệ thống giao thông quốc gia với hệ thống đƣờng sắt, đƣờng bộ các nƣớc lân cận. Từ cảng Rotterdam có thể đi đến tất cả các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn ở Tây Âu trong vòng 24 giờ; (iii) Sử dụng hiệu quả vận tải đa phƣơng thức. Cùng mạng lƣới vận tải đa phƣơng thức hoàn chỉnh của châu Âu, từ Rotterdam hàng hóa có thể đến mọi điểm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hàng hóa có thể vận chuyển bằng xe tải, xe lửa, tàu thủy nội địa, tàu biển tuyến ngắn hoặc tàu gom hàng, hàng không và đƣờng ống cho hàng lỏng; (iv) Cơ chế hoạt động linh hoạt, hấp dẫn, bao trùm là cơ chế “Landord Port”,
Nhà nước cung cấp toàn bộ nhu cầu về kết cấu hạ tầng cho tư nhân khai thác cảng biển theo nguyên tắc đem lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia. Tư nhân đảm nhận việc khai thác theo luật định và tập quán quốc tế.
b. Các cụm liên kết năng lực cạnh tranh (CLKNLCT) ở Pháp
Pháp đã triển khai một chính sách liên ngành quy mô lớn, nhằm khai thác các nhân tố then chốt về NLCT của quốc gia. CLKNLCT ở Pháp đƣợc xác định là sự tập trung về địa lý của các DN, các cơ sở đào tạo và các đơn vị nghiên cứu của nhà nƣớc và tƣ nhân cùng hợp tác trong các dự án sáng tạo. Hiện nay Pháp đã hình thành thành và phát triển hơn 70 CLKNLCT. Điển hình là các CLKNLCT về giao thông, hàng không và vũ trụ, công nghệ sinh học, y tế, nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, năng lƣợng và môi trƣờng. Mỗi một CLKNLCT đƣợc giám sát một Ủy ban điều phối do Ủy