8. Cấu trúc luận văn
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG
3.2.1. Hệ thống các quy định, văn bản pháp luật rõ ràng, công khai, minh
minh bạch, bình đẳng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
- Đầu tiên là nâng cao nhận thức, đổi mới tƣ duy về cạnh tranh, chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng. Khi quyết định ban hành bất kỳ quy định, chính sách hay biện pháp quản lý/can thiệp nào, cơ quan xây dựng phải trả lời câu hỏi các quy định, chính sách hay biện pháp này khuyến khích hay hạn chế thị trƣờng cạnh tranh?.
- Tập trung cải thiện Môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh theo hƣớng thơng thống, minh bạch và bình đẳng. Triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa” tại Trung tâm hành chính cơng của tỉnh. Theo dõi, hỗ trợ, đồng hành
cùng DN, nhà đầu tƣ từ khi nghiên cứu đầu tƣ cho đến khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua “đầu mối duy nhất”. Hỗ trợ nhà đầu tƣt trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tƣ, hƣớng dẫn thủ tục đầu tƣ, xây dựng và triển khai dự án, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.
- Hồn thiện khung pháp lý và chính sách ƣu đãi đầu tƣ: Xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đầu tƣ công nghiệp phụ trợ. Xây dựng khung pháp lý, chuẩn hóa quy trình đầu tƣ, hỗ trợ và ƣu đãi đầu tƣ. Từng khâu, từng ngành trong tiến trình đầu tƣ của DN đƣợc theo dõi, hỗ trợ, bảo đảm thực hiện đúng cam kết ngay từ đầu với nhà đầu tƣ. Tránh trƣờng hợp “sale” một đƣờng, thực hiện một nẻo, làm mất lòng tin của nhà đầu tƣ.
- Triển khai hiệu quả công tác đánh giá môi trƣờng đầu tƣ của cấp sở ban ngành và địa phƣơng (DDCI). Qua đó, xác định mạnh khâu nào, yếu khâu nào để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tƣ.
- Ngoài căn cứ xét ƣu đãi đầu tƣ theo lĩnh vực, địa bàn, cần nghiên cứu bổ sung tiêu chí để xét ƣu đãi đầu tƣ nhƣ: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dự án có giá trị gia tăng cao, dự án sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tƣ trong nƣớc và dự án cam kết chuyển giao công nghệ tiên tiến… Ngoài khung chung TW, địa phƣơng cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực đầu tƣ vào địa phƣơng phù hợp từng thời điểm để có chính sách hỗ trợ, ƣu đãi phù hợp. Không chỉ tập trung quanh chính sách chung của TW.
- Đổi mới các chính sách ƣu đãi dành cho các nhà đầu tƣ sản xuất các sản phẩm mà các cụm ngành nổi trội của tỉnh có lợi thế. Trong đó, tập trung vào việc đổi mới chính sách chủ yếu nhƣ:
+ Về chính sách đất đai: Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, phụ trợ (kể cả thành lập mới và mở rộng quy
mô sản xuất) đƣợc thuê đất lâu dài và ổn định. Các DN này có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tƣ mở rộng sản xuất.
+ Về chính sách thuế: cần xếp các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, phụ trợ vào nhóm các DN đƣợc ƣu đãi thuế, để các DN này khi thành lập đƣợc hƣởng thời gian miễn giảm thuế nhƣ các DN đƣợc ƣu đãi thuế đầu tƣ vào khu công nghệ cao.
- Tăng khả năng tiếp cận đất đai, tích cực hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Qua kết quả đánh giá chỉ số PCI, chỉ số thành phần tiếp cận đất đai là một trong những chỉ số có kết quả đạt thấp, vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tƣ cần có cơ chế, chính sách và phƣơng án hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận đất đai của DN, giảm thời gian đầu tƣ dự án.
- Để hỗ trợ tốt nhất cho DN, giảm chi phí thời gian, tài chính, chính quyền địa phƣơng cần phải đi trƣớc một bƣớc với chính sách hỗ trợ về đền bù, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ. Khuyến khích các cơng ty đầu tƣ hạ tầng xây dựng sẵn các nhà xƣởng tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ triển khai dự án.
- Cải cách hành chính: Xây dựng lộ trình cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng giảm thiểu thủ tục, giảm thời gian cho ngƣời dân và DN. Cải thiện các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI), chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index). Đặc biệt, xây dựng hệ thống chỉ số cạnh tranh cấp ngành, huyện thành phố (DDCI) để đánh giá chính xác mức độ cải cách, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ.