8. Cấu trúc luận văn
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
1.1.3. Các loại năng lực cạnh tranh
NLCT đƣợc chia làm 4 cấp: Quốc gia, ngành, địa phƣơng và DN
a. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo quan điểm đƣợc phát triển bởi Michael E. Porter, tại cấp độ quốc gia, NLCT là những điều kiện mà quốc gia đó cung cấp đến các DN để thúc đẩy các DN này ngày càng hoạt động hiệu quả và có tiềm năng tăng trƣởng. Theo nghĩa này, mỗi quốc gia sẽ có những tác động quan trọng đến sức mạnh trong khả năng cạnh tranh của mỗi DN ở cả mức độ thị trƣờng toàn cầu và thị trƣờng bên trong biên giới quốc gia [27].
Theo Scott & Lodge (1985) (trích trong Verner Tomás, 2011) [27][54], NLCT quốc gia là khả năng của Nhà nƣớc để sản xuất, phân phối và phục vụ hàng hóa trong nền kinh tế quốc tế cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ đã sản xuất ở các nƣớc khác và làm nhƣ vậy theo một cách thức nhằm nâng cao mức sống. Hoặc một cách cụ thể hơn, NLCT quốc gia đƣợc quan niệm là năng lực của nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của ngƣời dân, chủ yếu nhờ khả năng cung cấp công nghệ hoặc bằng cách tự sáng tạo hoặc tiếp thu nhanh chóng và tích cực cơng nghệ từ nƣớc khác (Đinh Văn Ân, 2014) [7].
gia là “Năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác”.
Tóm lại, có thể hiểu NLCT quốc gia là tổng hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức độ hiệu quả, năng suất của quốc gia đó. Là năng lực vận hành nền kinh tế có hiệu quả, với chi phí hợp lý nhất mang lại kết quả thịnh vƣợng và bền vững nhất.
b. Năng lực cạnh tranh ngành kinh tế
Porter và Van der Linde định nghĩa rằng NLCT tại cấp độ ngành là năng suất bình quân của ngành hoặc giá trị đƣợc tạo ra trên mỗi đơn vị lao động và trên mỗi giá trị vốn đầu tƣ của ngành đó (Porter/Van der Linde 1995: 98) [1][52]. Đo lƣờng NLCT của ngành thông qua tốc độ phát triển của ngành, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ thất nghiệp và năng suất lao động.
c. Năng lực cạnh tranh địa phương
Định nghĩa NLCT địa phƣơng sẽ đƣợc trình bày một cách cụ thể trong phần 1.2
d. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), NLCT của DN là năng lực tạo ra năng suất lao động tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các DN phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Nhìn nhận NLCT cấp độ DN đƣợc xem xét về phƣơng diện khả năng cạnh tranh với các DN khác trong ngành thì NLCT của DN là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn công của DN khác.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về NLCT của DN, song xét về bản chất có thể nêu một số đặc trƣng cơ bản của nó nhƣ sau: (1) NLCT của DN phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong (thực lực, lợi thế) và yếu tố bên ngồi; (2) NLCT của từng DN khơng phải đƣợc xác định một cách biệt lập, riêng lẻ
mà là trong đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trƣờng; (3) Những thực lực và lợi thế quyết định NLCT của DN phải hƣớng đến việc thỏa mãn khách hàng (mục tiêu trực tiếp) để nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh tốt nhất, trong đó, có lợi nhuận và (4) NLCT của DN có thể đƣợc phản ánh qua nhiều tiêu chí khác nhau, gồm một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả/hiệu quả sản xuất kinh doanh (doanh số, thị phần, lợi nhuận) và các chỉ tiêu phản ánh thực lực, lợi thế kinh doanh (cơng nghệ, tài chính, nhân lực, sản phẩm, dịch vụ…).