8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nơng lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng chuyển dịch tăng chậm từ 59,4% năm 2010 lên 60,36% năm 2012. Đến năm 2013, tăng vọt lên 63,46% do sản lƣợng dầu đạt cao (6,618 triệu tấn), sau đó giảm dần cịn khoảng 56,81% vào năm 2015; khu vực dịch vụ đạt 24,5%, nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 18,6%.
Đặc biệt, giai đoạn 2009 – 2014 khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, tổng sản phẩm tăng bình quân trong giai đoạn này đạt 13,8%/năm, trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 19,6%/năm. Đồng thời, đây là giai đoạn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng đột biến. Đến năm 2014, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 28.069,6 tỷ đồng, đứng thứ 4 cả nƣớc. Năm 2013, tốc độ tăng trƣởng của GRDP đạt 12,76%, cao nhất trong 5 năm.
dịch chuyển mạnh mẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng. Nếu nhƣ năm 2008, tỷ trọng ngành cơng nghiệp chỉ khoảng 36,21% thì qua năm 2009 tăng lên 46,12% khi nhà máy lọc dầu Dung Quất chạy thử (trong năm 2008 chế biến 1,52 triệu tấn) và khi Nhà máy nâng sản lƣợng chế biến lên 5,73 triệu tấn thì tỷ trọng tăng lên 59,43% trong năm 2010, tức trong vịng 2 năm, tỷ trọng ngành cơng nghiệp – xây dựng tăng 23,33%.
Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi qua các năm 2005 - 2016
Cũng trong Hình 2.3, nhìn vào cột các năm 2011 và 2014, cho thấy tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng giảm nhẹ. Trong thời gian này, Nhà máy thực hiện bảo dƣỡng định kỳ gần 2 tháng/năm, dẫn đến sản lƣợng sụt giảm và kéo theo giá trị sản xuất cũng giảm theo. Nhƣng nếu nhìn vào các năm 2015, 2016 sẽ cho thấy việc tiếp tục giảm tỷ trọng ngành cơng nghiệp – xây dựng, lý do chính là giá dầu thế giới giảm mạnh, kéo theo giá dầu thơ sụt giảm và giá trung bình dao động khoảng 50-60USD/thùng, tức giảm gần 40% giá so với các năm trƣớc. Cho thấy kinh tế của Quảng Ngãi không chỉ phụ thuộc vào tình hình hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất mà còn bị ảnh hƣởng bởi giá cả dầu thô của thế giới.
Hình 2.4. Tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2015
Nhìn vào Hình 2.4, ta thấy đƣờng thể hiện Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) là có sự biến động lớn nhất, đây là giai đoạn nhà máy Doosan Vina cho ra sản phẩm và xuất đi các nƣớc, tuy nhiên tổng giá trị tuyệt đối GRDP của Khu vực FDI nhỏ nên tác động không lớn đến sự thay đổi tỷ trọng giữa các Khu vực. Đến cuối 2016, Khu vực FDI chỉ chiếm khoảng 3% giá trị sản xuất của Quảng Ngãi.
Đƣờng thể hiện Khu vực kinh tế nhà nƣớc cũng thể hiện rất rõ do sự ảnh hƣởng của sản phẩm dầu đối với tỷ trọng giữa các khu vực. Nhƣ năm 2014, là năm nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng để bảo dƣỡng định kỳ nên gây tác động đến tốc độ tăng trƣởng của khu vực kinh tế nhà nƣớc. Một khu vực thể hiện sự phát triển ổn định là dân doanh, tƣ nhân, phát triển đều đặn qua các năm, có tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 10%/năm.