Những điểm yếu, hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 99 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH

2.5.2. Những điểm yếu, hạn chế

Mặc dù đạt đƣợc một số thành quả đáng ghi nhận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng đầu tƣ đƣợc chú trọng, quan tâm cải thiện, nhƣng NLCT của tỉnh cịn nhiều điểm yếu và có thể sẽ là rào cản cho việc nâng cao NLCT của tỉnh trong tƣơng lai hoặc thậm chí có thể làm suy yếu NLCT của Quảng Ngãi, cụ thể:

- Quảng Ngãi nằm xa các trung tâm phát triển của cả nƣớc, làm gia tăng chi phí vận chuyển gian, ảnh hƣởng khơng nhỏ đến việc thu hút đầu tƣ vào địa bàn tỉnh; nằm ở khu vực thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, lũ lụt.

- Mơ hình kinh tế của tỉnh vẫn chƣa rõ nét. Tuy xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng cơng nghiệp hóa, nhƣng phụ thuộc chủ yếu vào tình hình hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh chƣa phát triển nên đã ảnh hƣởng đến việc thu hút các dự án lớn vào tỉnh.

- Thu nhập của ngƣời dân còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao là gánh nặng về chính sách xã hội của tỉnh. Mơi trƣờng sống, làm việc cịn nhiều hạn chế; các hoạt động văn hóa diễn ra khá trầm lắng, thiếu các điểm, khu vực giải trí; chất lƣợng chăm sóc sức khỏe và y tế thấp. Mức di cƣ thuần của Quảng Ngãi ở mức cao, thƣờng đây là đội ngũ có tri thức, kỹ năng tốt.

- Lực lƣợng lao động dồi dào là thế mạnh, nhƣng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng của DN trên địa bàn tỉnh, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, nhân lực chất lƣợng cao.

- NSLĐ lao động thấp là yếu tố cản trở tăng trƣởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững của tăng trƣởng. NSLĐ bình qn khu vực cơng nghiệp cao nhƣng có xu hƣớng giảm trong các năm gần đây; NSLĐ ngành nông nghiệp thấp và tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đƣợc chú trọng đầu tƣ nhƣng còn thiếu, chƣa đồng bộ. Nguồn lực thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế; q trình thi cơng cịn gặp nhiều vƣớng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng. Việc huy động các nguồn lực khác ngoài nguồn vốn ngân sách để đầu tƣ kết cấu hạ tầng còn thấp; kêu gọi xã hội hóa trên địa bàn tỉnh vẫn chƣa thu hút nhà đầu tƣ quan tâm do cơ chế chính sách chƣa hấp dẫn, thủ tục cịn rờm rà kéo dài thời gian thực hiện.

- Tuy vẫn duy trì vị trí nhóm “khá” trong bảng xếp hạng PCI nhƣng năng lực điều hành của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi qua cảm nhận của khối DN tƣ nhân có xu hƣớng giảm sút và cịn nhiều bất cập. Chỉ số Tiếp cận đất đai và Chi phí khơng chính thức trong 3 năm liên tiếp giảm điểm và giảm bậc, xếp hạng dƣới mức trung bình của cả nƣớc, đây là một trong những vấn đề nổi cộm trong năng lực điều hành của lãnh đạo tỉnh, gây tác động bất lợi rất lớn đối tâm lý của nhà đầu tƣ và tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động đầu tƣ.

- Việc quản lý quy hoạch đất đai không rõ ràng dẫn đến xuất hiện nhiều thủ tục phiền hà, gây khó khăn cho DN. Các chỉ số thành phần về giao thông, hạ tầng KCN của Quảng Ngãi ở mức trung bình và thấp nhất trong các địa phƣơng Vùng KTTĐMT. Cho thấy đây cũng là một trong những rào cản lớn trong việc thu hút đầu tƣ mà tỉnh cần lƣu ý. Chỉ số năng động của lãnh đạo

trong giai đoạn 2014-2016, ln nằm nhóm 10 tỉnh thấp nhất của cả nƣớc. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tăng giảm khơng ổn định và nằm ở mức thấp hơn trung bình của cả nƣớc.

- Phần lớn các DN trên địa bàn Quảng Ngãi là DN nhỏ và vừa. Các DN gặp nhiều khó khăn về vốn, về nguồn thông tin và cách thức chuyển giao khi thay đổi công nghệ. Ngồi sản phẩm dầu, hóa dầu và cơ khí của công ty Doosan Vina tại Khu Kinh tế Dung Quất, một số sản phẩm của công ty Đƣờng, hầu hết các sản phẩm cịn lại của DN trong tỉnh đều có giá trị khơng cao, mức độ chế biến chƣa sâu; thị trƣờng nhỏ; NLCT yếu.

- Thu hút đầu tƣ nhiều nhƣng thiếu tính thống nhất, đồng bộ; một số dự án cơng nghiệp có quy mơ lớn tiềm ẩn phát sinh nhiều yếu tố bất cập về môi trƣờng. Cụm ngành tự phát triển, chƣa có sự hỗ trợ của tỉnh về mặt định hƣớng, quy hoạch cũng nhƣ chƣa nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển cụm ngành. Chủ yếu là các công ty hạt nhân tự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)