Xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.6. Xuất nhập khẩu

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Quảng Ngãi có thay đổi rõ rệt trong giai đạn 2001 - 2010 và nhìn chung có giá trị gia tăng thấp hoặc phụ thuộc vào đầu tƣ từ bên ngoài hơn là nội lực của tỉnh. Cụ thể, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị chỉ hơn 6 triệu USD, chủ yếu xuất thô các mặt hàng thâm dụng tài nguyên nhƣ gỗ bạch đàn, tinh bột mỳ, cồn và đá xây dựng. Đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu là 46,3 triệu USD và xuất hiện thêm các mặt hàng chế biến nhƣng với hàm lƣợng gia tăng thấp đó là dệt may, hải sản và bàn ghế. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào năm 2010, đạt 270 triệu USD khi máy móc thiết bị có tỉ trọng gần 50% và kéo tỉ trọng các ngành khác giảm xuống đáng kể nhƣ dệt may chỉ còn lại 2% từ 15% năm 2006. Máy móc thiết bị xuất khẩu chủ yếu từ nhà máy Doosan, khơng có sự tham gia của công ty nội tỉnh.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, xuất khẩu của Quảng Ngãi có bƣớc tăng vƣợt bậc. Năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt 252 triệu USD, thì đến năm 2014 giá trị xuất khẩu đạt 588,8 triệu USD gấp 2,3 lần so với 2011, trong đó, giá trị hàng xuất khẩu từ cơng ty Doosan chiếm đến 46% tổng giá trị xuất khẩu.

Hình 2.12. Tỷ trọng kim ngạch XK các lĩnh vực giai đoạn 2010 - 2016

Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng ngành công nghiệp nặng và khoáng sản trong giai đoạn 2010 - 2014 chiếm tỷ trọng lớn, chiếm từ 60% – 80%. Đến năm 2015, 2016 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn từ 20 –

30%, nguyên nhân là do công ty Doosan trong thời gian này giảm sản xuất lƣợng xuất khẩu, tập trung sản xuất sản phẩm chuyển giao trong nƣớc, phục vụ các cơng trình trong nƣớc nhƣ Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Sông Hậu 1.

Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng hàng lâm sản có phần tăng trƣởng đáng kể, tăng từ 6% năm 2010 lên đến 32% trong năm 2016. Chủ yếu tập trung các sản phẩm từ dăm gỗ và đồ gỗ. Tiếp theo là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp nhƣ: sơ sợi dệt, hàng điện tử, may mặc có mức độ tăng trƣởng khá cao, đến năm 2016, đạt tỷ trọng 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng này có mức độ thâm dụng lao động cao. Bên cạnh đó, kim ngạch hàng nơng sản cũng có tỷ trọng tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng 17% năm 2016, chủ yếu từ xuất khẩu tinh bột mỳ (sản phẩm thơ).

Hình 2.13. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu qua các năm

Thủy sản Tinh bột mì Đồ gỗ Dăm gỗ May mặc Thực phẩm chế biến SP cơ khí Dầu FO Sơ sợi dệt Propylen Khác

Thị trƣờng xuất khẩu của Quảng Ngãi khá đa đạng. Những năm trƣớc đây, biểu đồ xuất khẩu của Quảng Ngãi phát triển theo hƣớng: Tinh bột mì, gỗ dăm, sản phẩm cơ khí, chủ yếu bó hẹp trong những thị trƣờng truyền thống nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc và Ấn Độ. Bắt đầu từ năm 2016, xuất hiện một số DN mới đầu tƣ tại khu VSIP chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đã làm thay đổi khá lớn biểu đồ này, theo hƣớng gia tăng sản phẩm tiêu dùng chất lƣợng cao, sản phẩm chế biến sâu. Trong đó túi xách, sợi bơng, linh kiện điện tử của các DN Quảng Ngãi đã đi đến các thị trƣờng nƣớc ngồi khó tính, với hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt nhƣ: xuất khẩu giày, túi xách đi thị trƣờng Mỹ; dăm gỗ và bia đi Australia…

Kim ngạch nhập khẩu của Quảng Ngãi cũng có sự thay đổi đáng kể

(Bảng số 15, Phụ lục VII). Nếu nhƣ giai đoạn 2005 – 2008, các mặt hàng nhập khẩu của Quảng Ngãi chỉ tập trung các sản phẩm phục vụ nơng nghiệp, cơng nghiệp nhẹ nhƣ: hóa chất, bao bì, phân bón, mạch nha, gỗ thì trong giai đoạn 2009 – 2016, Quảng Ngãi gần nhƣ không tiếp tục nhập khẩu các sản phẩm này, mà thay vào đó là sử dụng sản phẩm thay thế từ trong nƣớc. Đồng thời trong giai đoạn 2009 – 2016 xuất hiện các mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho đầu tƣ máy móc, nhà xƣởng và nguyên phụ liệu cho sản xuất công nghiệp nặng nhƣ: sắt thép, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, dầu thô…

Giá trị nhập khẩu biến động lớn trong thời gian triển khai đầu tƣ các dự án công nghiệp lớn trên địa bàn nhƣ Doosan Vina, Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất và nhập khẩu lƣợng lớn sắt thép, dầu thô làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy này. Trong các năm gần đây (2014 - 2016) lƣợng kim ngạch nhập khẩu vải may mặc và nguyên phụ liệu dệt may ngày càng tăng để phục vụ cho các nhà máy may gia công quần áo, giầy dép và sản xuất sơ sợi.

2.2. C C YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.2.1. Vị trí địa lý, diện tích

Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải miền Trung (DHMT) có đƣờng bờ biển dài 130 km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đơng giáp biển Đơng. Nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách TP. Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Với tổng diện tích tự nhiên 5.152,95 km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Quảng Ngãi có 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo. Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

a. Đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO – UNESCO, Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Chín nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mịn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dƣợc liệu, chăn ni gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lƣu các sơng (19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây cơng nghiệp ngắn ngày, rau đậu.

Diện tích đất của Quảng Ngãi đƣợc sử dụng gồm 322.034 ha đất nông nghiệp (62,5% diện tích đất tự nhiên), 45.636 ha đất phi nơng nghiệp (8,86% diện tích đất tự nhiên) và 147.595 ha đất chƣa sử dụng (28,64% diện tích). Cho thấy đất đai trên địa bàn Quảng Ngãi tƣơng đối trù phú, dƣ địa để phát triển cịn lớn.

b. Khí hậu, thời tiết

Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25- 26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa nắng. Lƣợng mƣa của tỉnh là 2.198 mm/năm nhƣng chỉ tập trung nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 12, cịn các tháng khác thì khơ hạn. Nền nhiệt độ trung bình năm khá cao, tới 25-26oC. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (21o

C) và tháng 7- 8 có nhiệt độ trung bình cao nhất (27o

-28oC). Số giờ nắng trung bình năm từ 2.200 – 2.500 giờ, trong đó, khu vực Sa Huỳnh có tổng số giờ nắng khá cao, tới 2.700 giờ/năm là nơi có điều kiện lý tƣởng cho phát triển nghề làm muối.

c. Thủy văn

Quảng Ngãi có 04 con sơng tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh là sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Hệ thống sơng ngịi phân bố tƣơng đối đồng đều trong tồn tỉnh và có những đặc điểm sau: Các sơng đều bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của tỉnh và đổ ra biển. Sơng ngắn có độ dốc lịng sơng tƣơng đối lớn (>2%) vì vậy tốc độ tập trung nƣớc trên lƣu vực cũng nhƣ tốc độ truyền lũ trong sông rất lớn. Về mùa khô lƣợng nƣớc trên các sông hầu hết cạn kiệt. Phần hạ lƣu các sông đều chịu ảnh hƣởng của thủy triều và bị nƣớc mặn xâm nhập. Lũ ở các sông dâng nhanh và rút nhanh, xuất hiện nhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11, trung bình hằng năm có từ 2,25 đến 3,05 trận lũ lớn. Sơng ngịi của Quảng Ngãi tuy không mang ý nghĩa quan trọng về giao thông đƣờng thủy nhƣng các hệ thống sông này là nguồn cung cấp lƣợng nƣớc chủ yếu cho sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp và dân sinh.

d. Địa hình

Vùng núi ở hƣớng tây chiếm 2/3 diện tích của tỉnh, giáp với phía đơng dãy Trƣờng Sơn. Phía Đơng là vùng Trung du và đồng bằng. Địa hình bề mặt đồng bằng Quảng Ngãi thoải và thấp dần từ Tây sang Đơng, có độ cao từ 1,0 – 30 m, là vùng đất nhiều phù sa, hằng năm đƣợc bồi đắp bởi 04 con sông lớn. Bờ biển Quảng Ngãi dài khoảng 130 km với các dạng địa hình đặc trƣng là các cồn cát, mũi đất, cửa sông, đầm nƣớc mặn… tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2-3 km. Địa hình bờ biển Quảng Ngãi ít quanh co khúc khuỷu, phía Bắc chỉ có vũng Dung Quất tƣơng đối kín gió, phần cịn lại về phía Nam chủ yếu là bãi ngang, khơng có những vũng vịnh kín gió nên khơng thuận lợi cho việc neo trú tàu thuyền và nuôi trồng thủy sản biển.

e. Đa đạng sinh học

Khí hậu nóng, ẩm tạo ra hệ động thực vật tƣơng đối phong phú. Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ nhƣ: trắc, huỳnh, đinh hƣơng, sến, kiền kiền, gụ, giồi…, tổng trữ lƣợng gỗ khoảng 9,8 triệu m3. Rừng nghèo và trung bình về lƣợng gỗ (24,56% diện tích đất tự nhiên), rừng phịng hộ, ngặp mặn nhỏ. Thủy sản đa dạng chủng loại (nƣớc mặn, ngọt, lợ).

2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

Quảng Ngãi có khống sản phong phú nhƣng nhìn chung trữ lƣợng khơng nhiều trừ một số mỏ khống sản nhƣ: graphite và Kaolin (Cao lanh). Cụ thể: graphite Hƣng Nhƣợng, Sơn Tịnh; khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng: Kaolin, đá vơi, đất sét, đá Bazan, gốm sứ; khống sản kim loại: vàng, đồng, nhơm, sắt, volfrom, titan; khống sản phi kim loại: nƣớc khống.

Nhìn chung, Quảng Ngãi có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi. Có 130 km

bờ biển, ngƣ trƣờng rộng lớn với nguồn lợi thủy sản đa dạng phong phú; có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và nhiều bãi tắm hấp dẫn phù hợp để phát triển du lịch và nghỉ dƣỡng.

Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú về chủng loại; hệ thống sơng ngịi phân bố tƣơng đối đồng đều, đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Dƣ địa về đất đai trên địa bàn tỉnh cịn lớn. Ngồi ra, Quảng Ngãi một lợi thế hết sức to lớn là cảng nƣớc sâu Dung Quất, thích hợp để phát triển các ngành công nghiệp nặng, cơng nghiệp dầu khí, đóng tàu, cơng nghiệp cơ khí...

2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG 2.3.1. Hạ tầng xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế 2.3.1. Hạ tầng xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế

a. Dân số và lao động

Đến cuối năm 2015, dân số trung bình cả tỉnh khoảng 1.247.664 ngƣời, thành thị chiếm 14,72%, nơng thơn chiếm 85,28%.

Hình 2.15. Tháp dân số tỉnh Quảng Ngãi (tháng 4/2016)

Từ tháp dân số Hình 2.15. có thể thấy dân số Quảng Ngãi đang ở cơ cấu vàng, có sự nở ra khá đều của các thanh từ 14 đến 49 tuổi, tức là Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá lớn, đƣợc xem là lợi thế cho phát triển kinh tế đồng thời cũng là sức ép đối với giải quyết việc làm. Tỷ lệ các nhóm từ 60 đến 85 tuổi trở lên tăng nhanh, chiều hƣớng già hoá dân số đang diễn ra. Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động lớn đến sự phát triển

kinh tế - xã hội theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn. Tỉ lệ phụ thuộc cũng tƣơng đối cao, lên đến hơn 50%, so sánh với các tỉnh trong khu vực thì các con số này ở Quảng Ngãi đều cao hơn (Bảng 8, Bảng 9, Phụ lục VII).

Theo số liệu trong Bảng 2.2 cho thấy tỉ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo của Quảng Ngãi khá thấp. Trong năm 2016, tỷ lệ này chỉ khoảng 19,4%, thấp hơn mức trung bình so với khu vực và thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng (40,9%). Với trình độ, kỹ năng nhân lực thấp, rất khó hấp thụ đƣợc cơng nghệ kỹ thuật mới cũng nhƣ ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp vào địa bàn tỉnh.

Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo phân theo địa phƣơng (%)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Bắc Trung Bộ và

DHMT 13,1 13,5 12,7 14,4 14,9 15,9 16,4 19,4 20

Thừa Thiên - Huế 16,3 15,3 16,9 18,5 20,9 19,6 21,4 22,5 23,9

Đà Nẵng 32,4 32,4 32,4 33,2 34,8 35,9 37,5 41,6 40,9

Quảng Nam 14,4 11,3 10,4 12,3 9,5 11,1 12,7 15,7 17,9

Quảng Ngãi 8,7 9,7 9,6 9,7 10,7 12,4 14,1 17,4 19,4

Bình Định 11,4 12,2 9,2 11,6 12,6 15,2 14,1 15 15,5

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)

Một yếu tố khá quan trọng thể hiện rõ môi trƣờng sống, làm việc và đầu tƣ kinh doanh tại địa phƣơng đƣợc đánh giá dựa vào tỷ suất di cƣ thuần của địa phƣơng. Trong giai đoạn 2005 – 2011, Quảng Ngãi có tỉ suất di cƣ thuần lớn nhất Vùng KTTĐMT (Bảng 10. Phụ lục VII). Các năm 2009, 2010 tỉ lệ này của Quảng Ngãi gần -10‰, nghĩa là trong 1.000 ngƣời thì có khoảng 10 ngƣời di cƣ đi nơi khác sinh sống hoặc học tập. Đến năm 2016, tỷ lệ này đƣợc

cải thiện tƣơng đối tốt (chỉ cịn -1,6%). Thơng thƣờng những ngƣời di cƣ là những lao động có tri thức, kỹ năng tốt và họ muốn tìm một nơi khác để có thể cải thiện điều kiện sống của mình.

Hình 2.16. Tỷ suất di cư thuần Bắc Trung bộ và DHMT (%o)

Xét ở góc độ nhập cƣ, hình qua Hình 2.17. ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt nhất ở thành phố Đà Nẵng. Năm 2010, tỷ lệ nhập cƣ vào Đà Nẵng đạt 22,8%, đây là một con số phản ánh rõ nét môi trƣờng sống, môi trƣờng làm việc của Đà Nẵng rất tốt, góp phần thu hút đơng đảo các tầng lớp nhập cƣ, nhất là đội ngũ trí thức, kỹ sƣ và cơng nhân có tay nghề, đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của Đà Nẵng.

Hình 2.17. Tỷ suất nhập cư các địa phương khu vực DHMT (%o)

thấp nhất, điều này phần nào đó phản ánh mơi trƣờng sinh sống, điều kiện phát triển kinh tế tại Quảng Ngãi ít có sức cuốn hút. Đồng nghĩa với việc ít có sự gia tăng cơ học về mặt dân số và lao động chất lƣợng từ nơi khác đến sinh sống và làm việc tại Quảng Ngãi.

b. Văn hóa, giáo dục, y tế

Về văn hóa, di tích lịch sử: Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát triển

lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử q giá và có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tồn tỉnh có 29 di tích cấp quốc gia, 193 di tích cấp tỉnh. Các nhóm di tích gồm: di tích khảo cổ học (nhƣ: Văn hóa Sa Huỳnh, Giếng Tiền, núi Thới Lới, Bình Châu,...); di tích lịch sử, cách mạng (nhƣ: Nhà trƣng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải trên đảo Lý Sơn, Chứng tích Sơn Mỹ, Khu lƣu niệm cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, Ủy ban kháng chiến Nam Trung bộ,..); di tích kiến trúc, nghệ thuật (nhƣ: Chùa Hang, Đình làng An Hải ở Lý Sơn,...). Vùng ven biển, đảo Quảng Ngãi sở hữu những nét văn hóa biển đa dạng, phong phú, có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp.

Về các yếu tố về giáo dục, đào tạo: Số lƣợng học sinh trung cấp chuyên

nghiệp trên 1.000 dân ở Quảng Ngãi tăng đáng kể trong giai đoạn 2007- 2010 từ 3,7 lên 4,0 nhƣng vẫn nhỏ hơn 4 tỉnh trong Vùng KTTĐMT và thấp hơn rất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)