Các phương thức kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 29 - 34)

7. Tổng quan tài liệu

1.3.4. Các phương thức kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh

doanh nghiệp

Bản chất của kiểm soát rủi ro tín dụng là giảm thiểu sự bất định trong rủi ro tín dụng của ngân hàng. Có các phương thức kiểm soát rủi ro sau đây:

a. Né tránh ri ro

- Là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Hay nói cách khác né tránh rủi ro tín dụng tức là không đối diện với rủi ro tín dụng. Phương thức này được áp dụng đối với những doanh nghiệp, khoản vay có rủi ro cao, nghiêm trọng và có thể bỏ qua trong tổng thể danh mục cấp tín dụng của ngân hàng.

- Các biện pháp cụ thể:

+ Thẩm định tín dụng: thông qua từng nội dung thẩm định như: thẩm định uy tín khách hàng, thẩm định tài chính, thẩm định PASXKD/DAĐT, thẩm định tài sản đảm bảo…ngân hàng có thể nhận ra những khách hàng có chứa rủi ro, mức độ rủi ro là cao hay thấp, và có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không. Đối với khách hàng có mức độ rủi ro lớn thì biện pháp tốt nhất là từ chối cho vay.

+ Xếp hạng tín dụng nội bộ: là kết quả của quá trình chấm điểm tín dụng của khách hàng, bao gồm chấm điểm tài chính và chấm điểm phi tài chính. Từ những thông số đầu vào đó, thì hệ thống chấm điểm sẽ cho ra xếp hạng tín

dụng của doanh nghiệp. Đây có thể xem là việc ngân hàng phân loại khách hàng theo chất lượng tín dụng của khách hàng. Và những khách hàng có xếp hạng tín dụng thấp thì hiển nhiên ngân hàng sẽ sử dụng biện pháp là từ chối cho vay.

+ Lĩnh vực, ngành nghề hạn chế và ưu tiên cho vay: ngân hàng không cho vay ở những lĩnh vực, ngành nghề mà ngân hàng đánh giá là không có tiềm lực phát triển tại địa bàn hoạt động để tối thiểu hóa rủi ro tín dụng.Và ngân hàng ưu tiên cho vay những ngành nghề phát triển mạnh tại địa phương.

- Phương thức né tránh rủi ro là phương thức dễ dàng thực hiện, triệt để và có chi phí thấp. Tuy nhiên phương thức này có hạn chế là nếu ngân hàng né tránh càng nhiều rủi ro thì thu nhập của ngân hàng sẽ càng bị thu hẹp.

b. Ngăn nga ri ro

- Là các hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Hay nói cách khác ngăn ngừa rủi ro là phương thức nhằm hạ thấp xác suất xảy ra rủi ro tín dụng. Phương thức này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để ngăn ngừa và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của những khách hàng hiện tại của ngân hàng.

- Các biện pháp cụ thể:

+ Xếp hạng tín dụng định kỳ: công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng không chỉ được thực hiện trong quá trình thẩm định tín dụng lần đầu cho khách hàng mà còn được thực hiện định kỳ trong suốt thời hạn vay vốn để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu của rủi ro tín dụng. Từ đó ngân hàng có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa rủi ro đó thật sự xảy ra.

+ Tài sản đảm bảo: giúp ngân hàng nắm được thế chủ động trong quan hệ tín dụng. Loại bỏ được rủi ro đạo đức của doanh nghiệp đi vay, tạo ra ý thức trách nhiệm phải trả nợ vay của doanh nghiệp. Tỷ lệ giữa giá trị của tài

sản đảm bảo trên dư nợ cho vay phụ thuộc vào vào mức độ rủi ro mà ngân hàng đã đánh giá đối với từng món vay. Và tất nhiên giá trị của tài sản đảm bảo phải luôn lớn hơn giá trị của món vay để tạo áp lực trả nợ đối với doanh nghiệp.

+ Quy định về tỷ lệ vốn tự có tham gia của doanh nghiệp đối với PASXKD/DAĐT: ngân hàng quy định doanh nghiệp vay vốn phải tự bỏ một phần vốn vào PASXKD/DAĐT của mình. Điều này nhằm nâng cao trách nhiệm, độ an toàn khi các doanh nghiệp vận hành các PASXKD/DAĐT. Tỷ lệ vốn tự có tham gia được ngân hàng quy định tùy thuộc vào mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp cũng như của PASXKD/DAĐT.

+ Thẩm quyền phê duyệt tín dụng: hội sở phân cấp cho chi nhánh số tiền tối đa được quyền quyết định cho vay đối với mỗi hợp đồng tín dụng. Điều này giúp đề phòng trường hợp khi số tiền khách hàng đề nghị vay quá cao nhưng trình độ nhân sự, kinh nghiệm thẩm định tại chi nhánh không đủ để đáp ứng được yêu cầu đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng. Cho nên những hồ sơ này cần được trình lên hội sở để được chỉ đạo, hỗ trợ trong công tác đánh giá khách hàng, nhằm ngăn ngừa tối đa rủi ro tín dụng.

- Phương thức ngăn ngừa rủi ro được đánh giá là mang lại hiệu quả tích cực, vừa ngăn ngừa được rủi ro nhưng vẫn không hạn chế thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên muốn thực hiện tốt phương thức này thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng phải có chuyên môn nghiệp vụ cao và bỏ ra một chi phí đáng kể.

c. Gim thiu ri ro

- Đây là phương thức nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do rủi ro tín dụng mang lại nếu như nó thực sự xảy ra. Nếu như né tránh và ngăn ngừa rủi ro là phương thức tác động đến xác suất xảy ra rủi ro, thì giảm thiểu và chuyển giao là phương thức tác động đến mức độ thiệt hại mà rủi ro mang lại.

- Các biện pháp cụ thể:

+ Tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo vừa là công cụ ngăn ngừa rủi ro vừa là công cụ giúp giảm thiểu rủi ro rất tốt. Đối với phương thức ngăn ngừa rủi ro, tài sản đảm bảo là vật làm tin giúp nâng cao ý thức trả nợ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác tài sản đảm bảo giúp giảm xác suất xảy ra rủi ro. Đối với phương thức giảm thiểu rủi ro, tài sản đảm bảo là phương án thu nợ dự phòng của ngân hàng, giúp giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng mang lại.

Giá trị cho vay luôn thấp hơn giá trị của tài sản đảm bảo do ngân hàng thẩm định. Bởi vì nếu trường hợp rủi ro thực sự xảy ra và ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì giá trị thu hồi được phải đảm bảo loại bỏ được những bất ổn của thị trường, chi phí nghiệp vụ phát sinh, bù đắp đủ nợ gốc và lãi gốc, và kể cả những khoản phạt chậm trả gốc và chậm trả lãi cho ngân hàng.

+ Định giá khoản vay: áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt theo mức độ rủi ro tín dụng. Trong lãi suất cho vay phải bao gồm cả phần bù rủi ro tín dụng. Nếu doanh nghiệp có kết quả thẩm định bước đầu là tốt thì nhân viên tín dụng có thể hạ thấp lãi suất cho vay để giữ chân khách hàng vì rất có thể khách hàng sẽ bị lôi kéo bởi một ngân hàng thương mại khác có lãi suất thấp hơn. Còn ngược lại, nếu khách hàng được nhận định không phải thực sự tốt, thì nhân viên tín dụng tuyệt đối không hạ lãi suất cho vay để lãi suất trở thành phần bù rủi ro cho ngân hàng.

+ Sử dụng điều khoản của hợp đồng tín dụng:hiện nay tại Việt Nam hợp đồng tín dụng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Nó gần như chỉ là một bằng chứng pháp lý giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Ngân hàng cần tận dụng triệt để các điều khoản của hợp đồng tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho mình. Đặc biệt là các điều khoản hạn chế của hợp đồng tín dụng. Như đưa ra các điều khoản về lãi suất, hình thức thanh toán, đánh giá lại tài

sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, thu nợ trước hạn, bổ sung điều kiện vay vốn...

+ Trích lập dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với dư nợ của tổ chức tín dụng. Như vậy dự phòng rủi ro là một khoản chi phí trích trước của tổ chức tín dụng, ghi nhận vào chi phí, và dùng để bù đắp thiệt hại khi rủi ro thực sự xảy ra. Một khi đã chấp nhận rủi ro thì phải dự trù về nguồn tài chính để có thể kịp thời khắc phục những tổn thất mà rủi ro mang lại. Điều này sẽ tạo cho ngân hàng ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người gánh chịu tổn thất. Việc trích lập dự phòng rủi ro căn cứ vào việc phân loại dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng, và có hai loại dự phòng cần trích lập là dự phòng rủi ro cụ thể và dự phòng chung.

- Phương thức giảm thiểu rủi ro là lớp phòng vệ trong cùng vô cùng vững chắc của ngân hàng. Giúp cho ngân hàng giảm thiểu được tổn thất mặc dù rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tuy nhiên sử dụng phương thức này sao cho mang lại hiệu quả lại tùy thuộc rất nhiều vào trình độ nhận sự cũng như chính sách nhất quán của ngân hàng. Ví dụ như tài sản đảm bảo phải được định giá đúng, giảm lãi suất cho vay phải đúng đối tượng và không quá thường xuyên để ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, điều khoản hạn chế của hợp đồng tín dụng phải hợp lý và thực hiện cương quyết.

d. Chuyn giao ri ro

- Về mặt bản chất chuyển giao rủi ro là chuyển giao sự bất định để ổn định hóa các dòng tiền. Bằng cách tạo ra nhiều chủ thể cùng gánh chịu một rủi ro.

- Các biện pháp cụ thể:

+ Mua bảo hiểm: ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp vay vốn mua bảo hiểm đối với công trình xây dựng, máy móc thiết bị, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo…nhằm đảm bảo nguồn trả nợ trực tiếp và

nguồn trả nợ dự phòng cho ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng vay vốn được tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)