7. Tổng quan tài liệu
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
3.2.2. Hoàn thiện phương thức ngăn ngừa rủi ro
a. Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo
- Vấn đề tài sản đảm bảo đối với khách hàng doanh nghiệp phức tạp hơn rất nhiều so với khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà, đất, sổ tiết kiệm. Còn khách hàng doanh nghiệp thì tài sản đảm bảo đa phần là nhà xưởng, kho bãi, đất, dây chuyền máy móc thiết bị…Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì là trụ sở kinh doanh, trang thiết bị vật dụng phục vụ kinh doanh. Nếu so sánh giữa hai bên thì tài sản đảm bảo của doanh
nghiệp khó thẩm định và định giá hơn nhiều. Và đặc biệt trong trường hợp khách hàng vỡ nợ, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp sẽ mất giá trị nhanh chóng so với khách hàng cá nhân. Vì vậy cho nên cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng tuyệt đối không thể ỷ lại vào tài sản đảm bảo mà phải thận trọng trong công tác thẩm định và xử lý tài sản đảm bảo.
- Thu thập thông tin chính xác phục vụ công tác định giá tài sản đảm bảo. Để công tác định giá tài sản đảm bảo được chính xác và đáng tin cậy thì cán bộ thẩm định phải thu thập được nguồn thông tin chính xác phục vụ cho công tác định giá. Đây cũng là lĩnh vực dễ xảy ra sự sai phạm về đạo đức nghề nghiệp nhất, vì từ trước đến nay giá của tài sản đảm bảo được kết luận dựa trên những căn cứ không mấy chính quy, cho nên rất dễ bị cán bộ thẩm định và khách hàng bắt tay với nhau để thổi giá của tài sản đảm bảo lên cao, từ đó số tiền được giải ngân sẽ cao hơn. Vì vậy điều đầu tiên là chi nhánh phải có biện pháp loại bỏ rủi ro đạo đức trong công tác thẩm định giá. Sau đó thì cán bộ thẩm định cần phải tìm được giá giao dịch thành công của loại tài sản đó hoặc tài sản cùng loại hoặc tương đương trên thị trường. Tránh việc chỉ căn cứ vào giá rao bán trên internet là hoàn toàn không đáng tin cậy.
- Thẩm định tính hợp pháp của tài sản đảm bảo. Nếu như rủi ro tín dụng thực sự xảy ra thì việc xử lý tài sản đảm bảo nhất định sẽ có liên quan đến tòa án. Cho nên tính hợp pháp của tài sản đảm bảo là vô cùng quan trọng nếu không sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng. Ngân hàng cần kiểm tra chặt chẽ các giấy tờ sở hữu của chủ tài sản, giấy tờ thế chấp cầm cố, và hợp đồng thế chấp phải được soạn thảo chặt chẽ, bài bản để tránh mọi trường hợp ngân hàng rơi vào thế bị động đối với tài sản đảm bảo.
- Kiểm tra cẩn thận chứng từ bảo hiểm của tài sản đảm bảo đối với các tài sản mà pháp luật quy định bắt buộc mua bảo hiểm. Bảo hiểm đối với tài sản giống như là một lớp bảo vệ sau cùng của ngân hàng thương mại, và đây
là nghĩa vụ mà khách hàng phải thực hiện đối với những tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm. Vì vậy cho nên chi nhánh cần kiểm soát tốt khâu này, kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ, hợp đồng bảo hiểm đối với trường hợp khách hàng thông báo đã mua bảo hiểm. Còn đối với trường hợp khách hàng cố ý chần chừ, không thực hiện thì chi nhánh phải có những chế tài cứng rắn như không giải ngân vốn vay, hoặc có quyền rút tiền trong tài khoản của khách hàng để mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo.
- Định giá chính xác tài sản đảm bảo, định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ và ngay khi có dấu hiệu xuống giá trên thị trường. Sau khi đã thu thập được nguồn thông tin chính xác phục vụ cho công tác định giá, cán bộ thẩm định của chi nhánh phải phân tích và định giá tài sản đảm bảo tương đương với giá thị trường. Đặc biệt là đối với bất động sản thì phải cân đối giữa nhiều yếu tố như: vị trí nhà, đất, tình trạng hiện tại, mặt tiền, vị trí đường, giá thị trường và khung giá của Nhà nước…điều này đòi hỏi đến chuyên môn cũng như kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Một điều vô cùng quan trọng nữa là phải định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ và ngay khi giá của tài sản đó trên thị trường biến động mạnh. Công tác này phải được thực hiện một cách đầy đủ, với tinh thần trách nhiệm cao, thì sẽ ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra đối với chi nhánh.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng của tài sản đảm bảo. Chi nhánh cần phải yêu cầu cán bộ tín dụng kiểm tra thật kỹ chất lượng của tài sản đảm bảo là động sản trước khi cho vay. Đồng thời hàng quý phải xuống tại cơ sở doanh nghiệp để kiểm tra chất lượng của tài sản đảm bảo định kỳ để kịp thời phát hiện ra những hư hỏng mất mát, định giá lại tài sản đảm bảo, và có những biện pháp xử lý như thu nợ trước hạn đối với phần giá trị tài sản bị hao hụt hoặc doanh nghiệp phải bổ sung tài sản khác làm đảm bảo cho ngân hàng.
- Chi nhánh không được có tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo mà phải chú trọng đến công tác thẩm định và sàng lọc khách hàng. Vì lý do nhân sự mỏng, khối lượng công việc phải giải quyết quá nhiều, dẫn đến các cán bộ tín dụng của chi nhánh vẫn ỷ lại vào tài sản đảm bảo mà lơ là công tác thẩm định khách hàng. Họ cho rằng hễ có tài sản đảm bảo có giá trị là có thể cho vay được. Tâm lý này hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra nhiều hậu quả cho ngân hàng, bởi vì có rất nhiều vấn đề không lường trước được của tài sản đảm bảo như tụt giá nhanh trên thị trường, tài sản hư hỏng, mất mát, hay chi phí cho việc xử lý tài sản quá cao. Dẫn đến chi nhánh không thể thu hồi đủ vốn gốc, lãi và cả phần phí phạt chậm trả. Vì vậy nguyên tắc căn bản của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đó là phải thẩm định và sàng lọc kỹ càng khách hàng, phục vụ những khách hàng có chất lượng tốt, chứ không phải là dựa vào tài sản đảm bảo.
- Thành lập bộ phận chuyên trách định giá, xử lý tài sản đảm bảo.Tuyển thêm nhân sự cho công việc này,vì hiện tại chi nhánh chỉ có một cán bộ làm công tác thẩm định và xử lý tài sản đảm bảo. Thành lập bộ phận chuyên trách về tài sản đảm bảo để chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng công việc.
b. Kiểm tra, giám sát vốn tự có tham gia vào PASXKD/DAĐT
- Quy định lại cụ thể số vốn tự có tham gia vào PASXKD/DAĐT của chi nhánh. Trong đó quy định số vốn tự có tham gia chi tiết theo mỗi mức xếp hạng tín dụng, và trong mỗi mức xếp hạng tín dụng thì quy định cụ thể cho mỗi ngành nghề, mỗi mức thời hạn. Có thể căn cứ trên nhiều nội dung như: quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp, số vốn lưu động ròng của doanh nghiệp, quy mô của PASXKD/DAĐT…để đưa ra mức vốn tự có tham gia phù hợp. Hạ mức vốn tự có của doanh nghiệp BBB đến B vay ngắn hạn ở mức 30% xuống thấp hơn. Và đặc biệt nên giao cho cán bộ tín dụng quyền
linh động điều chỉnh vốn tự có tham gia trong biên độ cho phép phù hợp với tình hình rủi ro thực tế của từng doanh nghiệp.
- Phải xuống thực tế để kiểm tra giám sát công tác góp vốn tự có của doanh nghiệp vào PASXKD/DAĐT. Ngân hàng chỉ nên giải ngân từng phần, sử dụng vốn tự có làm điều kiện giải ngân đối với những dự án lớn. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi thực địa để theo dõi quá trình thi công công trình hay dự án của doanh nghiệp, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và yêu cầu doanh nghiệp giải trình một cách rõ ràng về tiến độ bỏ vốn thi công của doanh nghiệp vào PASXKD/DAĐT. Đối với các dự án lớn thì yêu cầu phải có kiểm toán đối với sổ sách kế toán. Và điều cần thiết là chi nhánh nên yêu cầu doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại chi nhánh và chi nhánh sẽ giải ngân qua tài khoản chứ tuyệt đối không giải ngân tiền mặt để tiện trong việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
c. Kiểm tra, kiểm soát sau cho vay
- Công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay cần được chi nhánh thực hiện một cách kiên quyết, thực chất, tránh tình trạng kiểm tra chỉ mang tính chất hình thức đối phó. Bởi vì tình hình hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vay vốn nhưng không sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết với ngân hàng, dẫn đến lâm vào tình thế khó khăn, mất khả năng thanh toán.
- Thông qua khảo sát tại hiện trường để biết khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Thị sát tiến độ thực hiện các PASXKD/DAĐT, quá trình nhập vật tư, nguyên vật liệu, quá trình giao nhận hàng hóa…một cách thường xuyên và chính xác hơn.
- Thông qua hồ sơ chứng từ để kiểm soát các nguồn thu từ hoạt động đầu tư vốn vay mang lại có đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng hay không. Kiểm tra định kỳ các hợp đồng mua vật tư hàng hóa, phiếu thu chi tiền mặt,
chuyển khoản, phiếu nhập xuất kho hàng hóa. Yêu cầu doanh nghiệp định kỳ nộp các hồ sơ chứng từ theo yêu cầu lên cho ngân hàng (bảng photocopy).