Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 107 - 111)

7. Tổng quan tài liệu

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.3. Kiến nghị đối với chính phủ

- Xúc tiến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tạo được tính hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp sẽ có môi trường làm ăn kinh doanh ổn định, thông thoáng, các doanh nghiệp sẽ né tránh được nhiều rủi ro, ngân hàng có thể đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo…

- Tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản. Chính phủ cần có những chính sách nhằm gia tăng tính ổn định, tăng tính hấp dẫn của việc đầu tư vào bất động sản, có những chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư bất động sản. Từ đó gia tăng tính thành khoản cũng như phá vỡ tình trạng đóng băng của thị trường.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trong nội dung chương 3 tác giả đã xây dựng được một hệ thống giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp dành cho chi nhánh ABBank tỉnh Quảng Nam. Hệ thống giải pháp được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây: những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, tình hình thực tế hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ABBank Quảng Nam về nhân sự, cơ sở vật chất, công nghệ hay nguồn lực, và thực tế tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng như đặc điểm của đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại tỉnh này. Dựa trên những căn cứ trên tác giả đã đề xuất được một số giải pháp được trình bày theo đúng thứ tự về các phương thức và biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp dành cho chi nhánh.

KT LUN

Nói đến nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hệ thống ngân hàng thương mại trong nhiều năm qua. Và hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các ngân hàng thương mại. Nhận thức được vấn đề đó, ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Quảng Nam đã tập trung nguồn lực cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh, đặc biệt là đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.

Đề tài đã hệ thống hóa đầy đủ những cơ sở lý thuyết cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, qua đó làm cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Quảng Nam qua 3 năm 2012-2014. Qua đánh giá bước đầu thì hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh đã đạt được những mục tiêu đề ra. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, giảm thiểu nợ xấu của danh mục cho vay mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của chi nhánh.Tuy nhiêndo nhiều nguyên nhân khác nhau mà chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động kiểm soát rủi ro của mình. Đây cũng là căn cứ để tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của chi nhánh nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong thời gian đến.

Vấn đề nợ xấu và vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng vẫn luôn là vấn đề nóng của hệ thống ngân hàng thương mại. Hy vọng trong thời gian tới, NHNN cũng như Chính phủ sẽ đưa ra nhiều chủ trương sát thực nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại tái cấu trúc lại hệ thống và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

[1] TS. Trương Quốc Cường, TS.Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng(2010), Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

[2] PGS-TS. Lâm Chí Dũng, Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh (2010), Bài giảng Quản trị hoạt động ngân hàng 2, Đại học Đà Nẵng.

[3] PGS-TS. Lâm Chí Dũng (2010), Slide bài giảng Quản trị ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[4] Lê Viết Mười (2013), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[5] PGS-TS. Nguyễn Văn Năm, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản tài chính.

[6] Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương bắc Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[7] Lương Khắc Trung (2012), Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

[6] Ngân hàng TMCP An Bình (2012-2014),Báo cáo thường niên các năm 2012,2013,2014.

[9] Quyết định số 05/QĐ-TGĐ (13/01/2015), Quyết định của tổng giá đốc về ban hành quy trình cấp tín dụng tại ABBank.

Tiếng Anh

[11] Christopher Myers (2007), Credit Risk Management & Control, Standard & Poors.

[10] Jonathan Foxx (2012), Controlling credit risk, Lenders Compliance Group.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 107 - 111)