Những đặc điểm của chi nhánh ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 48 - 52)

7. Tổng quan tài liệu

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.1. Những đặc điểm của chi nhánh ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát

TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.2.1. Những đặc điểm của chi nhánh ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

a. Môi trường kinh doanh

Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Quảng Nam tọa lạc tại địa chỉ 151 Phan Châu Trinh, phường Phước Hòa, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh Quảng Nam có gần xấp xỉ 3.500 doanh nghiệp đang hoạt động.Trong đó thành phố Tam Kỳ có hơn 1000 doanh nghiệp đang hoạt động.Các doanh nghiệp này phân bố tại các khu công nghiệp và cụm dân cư như sau:

- Khu công nghiệp Tam Thăng: thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, cách trung tâm thành phố 3km về phía tây bắc. Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

- Khu công nghiệp Thuận Yên: thuộc phường Hòa Thuận, cách trung tâm thành phố 1km về phía tây. Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. - Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Trường Xuân 2: thuộc phường Trường Xuân, cách trung tâm thành phố 3km về phía tây.

- Vệt công nghiệp dọc hai bên đường Trường Xuân – Thuận Yên: thuộc hai phường Trường Xuân và phường Hòa Thuận, cách trung tâm thành phố

1km về phía Tây. Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

- Khu du lịch sinh thái – bãi biển Tam Thanh: thuộc xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7km về hướng đông. Phát triển nhà hàng, khách sạn, resort.

- Trung tâm dịch vụ, triển lãm thành phố Tam Kỳ: thuộc phường An Xuân, trung tâm thành phố Tam Kỳ. Phát triển thương mại, triển lãm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ.

- Khu dịch vụ, dân cư Điện Biên Phủ: thuộc phường An Mỹ và phường An Xuân, trung tâm thành phố Tam Kỳ. Phát triển xây dựng trụ sở văn phòng cho thuê, khu chung cư cao tầng, thương mại dịch vụ khác.

- Khu phố mới Tân Thạnh: thuộc phường Tân Thạnh, nội thành thành phố Tam Kỳ. Phát triển các công trình thương mại, dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê.

- Khu kinh tế mở Chu Lai: thuộc huyện Núi Thành, cách thành phố Tam Kỳ 25-30km về phía bắc. Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm tiểu khu phi thuế quan và khu thuế quan. Tiểu khu phi thuế quan gắn với cảng Kỳ Hà bao gồm các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chổ, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác. Khu thuế quan có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và hành chính. Đặc biệt tại Chu Lai có công ty cổ phần ô tô Trường Hải là một doanh nhiệp lớn của cả nước.

Các doanh nghiệp này đang là mục tiêu tranh giành của tất cả các chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa bàn thành phố Tam Kỳ. Từ các ông lớn như: Agribank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Viettinbank, MBbank...đến các ngân hàng thương mại nhỏ khác cũng lần lượt mở chi nhánh hay phòng giao dịch tại thành phố Tam Kỳ như: MHB, lienvietpostbank, Vpbank, Pvcombank...

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình là ngân hàng chưa có nhiều uy tín tại địa phương, cộng thêm đặc điểm danh nghiệp trên địa bàn đều là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, tư nhân, hoạt động kinh doanh chưa chuyên nghiệp. Vậy nên đối với ABBank, vừa thu hút khách hàng để đẩy mạnh doanh số, vừa có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng của chi nhánh quả thật là một nhiệm vụ không dễ dàng.

b. Kh năng tài chính caABBank Vit Nam

Về khả năng tài chính của cả hệ thống ngân hàng TMCP An Bình. Tính đến cuối năm năm 2014, ngân hàng có tổng tài sản là 67.465 tỷ đồng; dư nợ cho vay là 25.495 tỷ đồng; vốn huy động là 60.911 tỷ đồng; vốn điều lệ là 4.798 tỷ đồng; thu nhập lãi thuần là 1.486 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 117 tỷ đồng.

Về cổ đông chiến lược thì Malayan Banking Berhad (Maybank) nắm giữ 20% cổ phần. Tiếp đến là tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chiếm 16,02% cổ phần và công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) nắm giữ 12,99% số cổ phần. Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) chiếm 10% cổ phần.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ABBank qua các năm lần lượt là14,27% năm 2012; 15,09% năm 2013; và 15,22% vào cuối năm 2014. Như vậy hoàn toàn có thể đáp ứng được quy định của thông tư 13 của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

c. Chính sách tín dng ca ABBank Vit Nam

Xuất phát từ chiến lược kinh doanh rõ ràng, đúng đắn của ABBank là “Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng theo biến động của thị trường”. Với phân khúc khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và dự báo nền kinh tế còn gặp nhiều thách thức, ngân hàng đã xây dựng chính sách tín dụng “Tăng trưởng bền vững”: ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc các quy

định của ngân hàng Nhà nước, đảm bảo phát triển an toàn, tăng cường quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu. Hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng đã được hoàn thiện căn bản theo quy định nhờ sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược Maybank.

Thời gian gần đây, ABBank có đưa ra chính sách chỉ cấp tín dụng các các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về môi trường. Với tiêu chí hoạt động là tạo ra giá trị cho cổ đông, cho cộng đồng, ABBank mong rằng chính sách này sẽ tạo ra thế mạnh cạnh tranh và mang đến sự khác biệt, phát triển lâu dài và bền vững cho ngân hàng.

d. T chc qun lý ri ro tín dng

- Đối với ABBank Việt Nam

Công tác quản lý rủi ro tín dụng của ABBank được thiết kế hướng tới tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đặt ra và các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Về cơ cấu tổ chức của ABBank thì Hội đồng quản trị gồm có các ủy ban: ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban nhân sự. Ban điều hành gồm có các ủy ban: ủy ban tín dụng, ủy ban giám sát rủi ro, ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có. Như vậy việc quản lý về các quy trình nghiệp vụ tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng sẽ là chức năng của ủy ban tín dụng, ủy ban giám sát rủi ro và ủy ban quản lý rủi ro.

Với phương châm xác định “khẩu vị” rủi ro nhằm phát triển kế hoạch để tối ưu hóa lợi ích trong khi vẫn giữ rủi ro tín dụng trong giới hạn đã định trước.Các quy định, quy trình nhận diện, đánh giá, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng được quy định bằng văn bản với nội dung rõ ràng và được phổ biến trong toàn hệ thống, đảm bảo đủ mạnh và được áp dụng nhất quán.Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được hình thành theo tiêu chuẩn của ngân hàng Nhà nước. Được sử dụng để theo dõi, nhận dạng, kiểm soát rủi ro

trong phê duyệt tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Là cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng và chính sách tín dụng phù hợp.

- Đối với ABBank chi nhánh Quảng Nam

ABBank chi nhánh Quảng Nam có một phòng tín dụng chung cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên nhân viên tín dụng sẽ được phân thành 2 nhóm: nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân gồm 2 người, và nhân viên tín dụng khách hàng doanh nghiệp gồm 3 người. Ngoài ra còn có một nhân viên chuyên trách làm nhiệm vụ thẩm định tài sản đảm bảo, 2 nhân viên làm công tác quản trị rủi ro tín dụng và được gọi tên là nhân viên hỗ trợ tín dụng. Và cuối cùng là trưởng phòng tín dụng làm công tác điều hành chung toàn bộ công việc của phòng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)