7. Tổng quan tài liệu
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
a. Hạn chế
- Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay doanh nghiệp vẫn còn phát sinh tăng qua các năm.Ta có dư nợ xấugiảm qua các năm, nhưng dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 lại tăng qua các năm, điều này là do sự phát sinh tăng của nợ nhóm 2. Mặc dù dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 tăng qua các năm nhưng vẫn tăng chậm hơn dư nợ cho vay chung, dẫn đến tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 trong cho vay doanh nghiệp vẫn giảm nhẹ liên tục ở các năm. Nhưng vấn đề ở chổ tỷ lệ nợ nhóm 2 phát sinh tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp của chi nhánh vẫn còn nhiều tiềm ẩn, và rất có thể sẽ gia tăng trở lại trong thời gian tới.
- Tỷ lệ nợ xấu tuy có giảm nhưng chưa đánh giá được chính xác rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chúng ta đều biết cách thức phân loại dư nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong các năm qua luôn tồn tại nhiều vấn đề khúc mắc. Ngân hàng nhà nước Việt Nam liên tục đưa ra các thông tư, nghị định sửa đổi cách thức phân loại dư nợ và trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sao cho ngày càng hợp lý và chính xác hơn. Tuy nhiên cách thức phân loại nợ của chúng ta vẫn chưa tương đương với tiêu chuẩn chung của thế giới và đặc biệt là với các nước có hệ thống tài chính phát triển ở châu Âu và châu Mỹ. Vậy nên tỷ lệ nợ xấu thực tế của chúng ta có thể chưa dừng lại ở mức đó mà thực chất còn cao hơn rất nhiều. Mặt khác, như đã phân tích ở phần chỉ tiêu đánh giá kết quả, tỷ lệ nợ xấu chưa thể phản ảnh được chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại, đặc biệt là đối với một chi nhánh ngân hàng còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bên trong và chưa tạo được vị thế vững chắc như chi nhánh ABBank Quảng Nam.
vào số liệu do khách hàng cung cấp. Thẩm định tài sản đảm bảo chủ yếu dựa vào các thông tin không chính quy trên internet. Chưa có sự khảo sát thực tế một cách kỹ lưỡng. Dẫn đến kết quả thẩm định tín dụng chưa thật sự đáng tin cậy. Công tác thẩm định còn mang tính chất cảm tính, chủ quan, đặc biệt là đối với thẩm định phi tài chính.
- Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chưa thực sự đáng tin cậy, công tác này vẫn còn chung chung, làm theo những quy định của NHNN, chưa xây dựng được hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khoa học và hiệu quả. Mặc dù ý nghĩa của công tác chấm điềm xếp hạng tín dùng ngày càng trở nên quan trọng, thế nhưng phần mềm chấm điểm tín dụng của ABBank còn khá đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu đánh giá, phân loại và sàng lọc khách hàng. Ngoài ra việc định kỳ xếp hạng tín dụng của khách hàng hiện tại cũng chỉ mang tính hình thức, chưa sàng lọc thông tin do khách hàng cung cấp làm nguồn để chấm điểm khách hàng.
- Danh mục cho vay chưa được đa dạng nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây là hạn chế xuất phát từ chính sách cho vay tập trung vào các ngành nghề mục tiêu của ABBank chi nhánh Quảng Nam. Vì bản thân là một ngân hàng nhỏ, chưa có thế mạnh cạnh tranh nên chi nhánh chưa dám lấn sân sang những lĩnh vực mà các “ông lớn” đã thống trị trong thời gian qua. Vì vậy nên chi nhánh chỉ tập trung cho vay các ngành nghề chủ yếu và đang phát triển tại địa phương. Chính điều này khiến cho danh mục cho vay của chi nhánh không được đa dạng hóa và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Công tác định giá tài sản đảm bảo còn hạn chế, công tác xử lý tài sản đảm bảo còn chậm. Vì đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thương mại dịch vụ làm ăn nhỏ lẻ trên địa bàn, nên đa số tài sản đảm bảo là bất động sản, hàng tồn kho, máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh…Trong khi thị trường bất động sản tại địa bàn thành phố Tam Kỳ chưa phát triển, hàng tồn kho và máy
móc thiết bị của doanh nghiệp lại rất dễ rớt giá trên thị trường và khó thanh lý. Dẫn đến công tác định giá gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do chỉ có một nhân viên đảm nhận công tác thẩm định tài sản đảm bảo, dẫn đến không có đủ thời gian để thực hiện tốt các công việc, trong đó có cả công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
- Quy định về vốn tự có tham gia vào các PASXKD/DAĐT quá cứng nhắc, chưa chụ thể. Ngân hàng vẫn chưa kiểm soát được tuyệt đối việc bỏ vốn tham gia của các doanh nghiệp. Về quy định vốn tự có tham gia,thứ nhất ngân hàng quy định mỗi mức độ xếp hạng tín dụng là một mức vốn tham gia tương ứng mà không cho phép nhân viên tín dụng linh động theo tình hình rủi ro cụ thể của doanh nghiệp. Thứ hai đối với cho vay trung dài hạn thì ngân hàng chỉ quy định một mức vốn tự có tham gia chung mà chưa phân cụ thể theo số năm thực hiện của PASXKD/DAĐT. Thứ ba là đối với doanh nghiệp xếp hạng BBB đến B vay ngắn hạn chi nhánh quy định vốn tự có tham gia là 30% là tương đối cao. Ngoài ra một hạn chế quan trọng nữa đó là chi nhánh vẫn chưa có biện pháp để kiểm soát việc thực tế bỏ vốn tham gia của các doanh nghiệp. Việc kiểm soát thông qua các báo cáo tài chính do khách hàng nộp là thiếu căn cứ thực tế và chưa chính xác.
- Công tác giám sát sau khi cho vay còn hạn chế, chủ yếu là chỉ thực hiện đôn đốc, nhắc thời hạn nợ. Khi sắp đến thời hạn thu nợ hoặc thu lãi, nhân viên tín dụng của ABBank Quảng Nam chỉ đơn thuần điện thoại cho doanh nghiệp để nhắc thời hạn trả nợ. Ngoài ra không hề có các hành động mạnh dạn và cứng rắn như khảo sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp, xuống tận trụ sở doanh nhiệp để đôn đốc, nhắc nợ. Một số cán bộ tín dụng là nữ vẫn còn mềm lòng trước những khó khăn mà doanh nghiệp vay vốn gặp phải, dẫn đến tình trạng khách hàng thường xuyên trễ hạn trả lãi hoặc trả gốc.
được hiệu quả vốn có của nó. Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP An Bình nói riêng vẫn chưa nhìn nhận một cách đầy đủ tầm quan trọng của hợp đồng tín dụng. Các ngân hàng vẫn chưa khai thác hết được công năng của các điều khoản hạn chế trong hợp đồng. Nếu có thì cũng chỉ quy định cho có, chưa chấp hành một cách nghiêm chỉnh, và chưa đi sâu nghiên cứu để xây dựng một hợp đồng tín dụng hữu ích và khoa học. ABBank Quảng Nam cũng chỉ sử dụng nguyên mẫu hợp đồng tín dụng của hội sở chính mà chưa phát triển những nét riêng của chi nhánh.
- Về chuyển giao rủi ro chưa sử dụng các biện pháp mang tính hiện đại như chứng khoán hóa, công cụ phái sinh. Biện pháp yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tín dụng vẫn chưa thực sự kiên quyết, chủ yếu mang tính chất tư vấn.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
- Do đặc điểm kinh tế tại địa phương còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp ít, đa phần là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả, thường xuyên rơi vào tình trạng bị động về dòng tiền, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng chung của chi nhánh.
- Môi trường cạnh tranh quá gây gắt trên địa bàn tỉnh khiến cho ABBank Quảng Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Chi nhánh ABBank Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Một thành phố hành chính nhỏ bé, doanh nghiệp thì ít, mà có đến gần 20 chi nhánh của các ngân hàng thương mại, trong đó các ngân hàng quy mô lớn thuộc top đầu hệ thống ngân hàng thương mại hầu như đều có mặt. Chưa kể đến là một số ngân hàng không những có chi nhánh cấp tỉnh mà còn mở cả phòng giao dịch thành phố Tam Kỳ, dẫn đến số lượng các điểm giao dịch tăng lên rất nhiều. Và để vượt lên số đông, tìm được chổ đứng, ABBank phải phân bổ nguồn nhân lực và vật lực cho cả hai mục tiêu tăng trưởng doanh số và
kiểm soát rủi ro. Dẫn đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng vẫn chưa được đầu tư tối đa.
- Môi trường thông tin còn thiếu và khó kiểm chứng, công tác kiểm tra, xác minh thông tin của khách hàng còn nhiều khó khăn. Đa số khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ đến siêu nhỏ. Không có kế toán thường xuyên mà chỉ sử dụng kế toán thời vụ. Mà nếu có kế toán thường xuyên thì chất lượng thông tin kế toán cũng chưa cao. Nguồn thông tin về bất động sản, tài sản cố định của doanh nghiệp chủ yếu là thông tin không chính quy và có độ tin cậy thấp.
- Do chi nhánh mới thành lập, quy mô còn nhỏ, môi trường cạnh tranh cao, nợ xấu tồn đọng từ những năm trước quá nhiều dẫn đến việc kiểm soát thành công rủi ro tín dụng phải được xem xét trong dài hạn. Trong khi đó nền kinh tế vĩ mô chỉ mới phục hồi chưa được bao lâu, cho nên thành công của hoạt động kiểm soát rủi ro của chi nhánh chỉ ở mức độ giới hạn.
- Chi nhánh chủ yếu sử dụng các biện pháp tình thế như dự phòng rủi ro, tài sản đảm bảo…Còn giải pháp mang tính chiến lược, gốc rễ như thẩm định tín dụng, chấm điểm xếp hạng tín dụng thì chưa được thực hiện một cách bài bản và hiệu quả. Mà thành công của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng là ở chổ ngân hàng né tránh và ngăn ngừa được rủi ro chứ không phải để nó xảy ra rồi mới có những biện pháp giảm thiểu thiệt hại.
- Quá tin tưởng và ỷ lại vào tài sản đảm bảo. Đây là tâm lý chung của đa số những cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Khi ngân hàng có chính sách cho vay không quá 80% giá trị của tài sản đảm bảo thì các cán bộ tín dụng có tâm lý chủ quan, lơ là trong việc thẩm định tín dụng, giám sát nợ vay hay đôn đốc thu hồi nợ. Tuy nhiên không thể tránh khỏi các trường hợp tài sản đảm bảo sụt giá trên thị trường, đặc biệt phổ biến đối với tài sản thế chấp là trang thiết bị, hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hoặc những mất mát, hư hỏng của tài sản
đặc biệt là những tài sản không có quy định bắt buộc mua bảo hiểm. Ngoài ra còn những chi phí trong quá trình thanh lý tài sản đảm bảo, dẫn đến tài sản đảm bảo không đủ để bù đắp cho phần lãi vay, phí phạt chậm trả, hay thậm chí là cả vốn gốc. Điều này là nguyên nhân chính khiến nợ nhóm 2 của chi nhánh đã phát sinh tăng qua các năm và tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng trong thời gian đến.
- Công tác quản trị điều hành còn hạn chế. Do quy mô ngân hàng còn nhỏ, thời gian hoạt động còn ngắn, cho nên công tác quản trị điều hành còn hạn chế. Phòng tín dụng chỉ có một trưởng phòng làm công tác quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh tín dụng và kiểm soát rủi ro của chi nhánh. Hơn nữa hội sở chính của ABBank vẫn chưa triển khai được một chính sách tín dụng rõ ràng, hiệu quả cho toàn bộ hệ thống, thiếu chiến lược kiểm soát rủi ro làm khung định hướng cho các chính sách tín dụng. Khiến cho công tác quản lý điều hành gặp nhiều khó khăn và chưa triệt để.
- Nhân sự của chi nhánh còn quá mỏng, đặc biệt là tại phòng tín dụng, chưa phân thành phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Dẫn đến tình trạng nhiều khi cán bộ kiểm soát rủi ro tín dụng phải kiêm nhiệm một số công việc của nhân viên quan hệ khách hàng. Chi nhánh chỉ có một nhân viên đảm nhận công việc về tài sản đảm bảo, khối lượng công việc nhiều, trình độ nhân viên chưa cao. Bên cạnh đó hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phòng tín dụng của chi nhánh cũng là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Bộ phận quản lý rủi ro chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Tuy chi nhánh có hai nhân viên hỗ trợ tín dụng làm công tác quản lý rủi ro tín dụng nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế. Thứ nhất là số lượng nhân viên ít hơn so với khối lượng công việc kiểm soát rủi ro tín dụng cho cả chi nhánh. Thứ hai là trình độ của nhân viên vẫn còn nhiều hạn chế, hai nhân viên này
một tốt nghiệp cao đẳng ngành ngân hàng, còn một thì tốt nghiệp đại học nhưng chuyên ngành kế toán. Thứ ba là công việc kiểm soát rủi ro tín dụng vẫn còn chung chung như quản lý hồ sơ sổ sách, phân loại nợ và trích lập dự phòng, theo dõi và thống kê số liệu. Vẫn chưa có những kiến nghị hay đề xuất hữu ích đối với trưởng phòng tín dụng về việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nền tảng lý thuyết của chương 1 thì chương 2 đi vào phân tích thực tế hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Quảng Nam. Tất cả mọi vấn đề, mọi khía cạnh về rủi ro và kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp đều được phân tích cụ thể, khắc họa rõ nét để có thể nắm được thực trạng hoạt động này. Trong chương 2 có hai nội dung chính đó là thực tế thì ABBank Quảng Nam đã sử dụng những phương thức, những biện pháp gì cho hoạt động kiểm soát rủi ro của mình, và đã sử dụng chúng như thế nào. Và đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá đã được trình bày ở chương 1. Cuối chương 2 là phần đánh giá chung nhằm hệ thống lại toàn bộ tình hình từ những thành công, những hạn chế và cả nguyên nhân của những hạn chế. Đây chính là cơ sở chính để tác giả xây dựng những giải pháp cho chi nhánh nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH QUẢNG NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH QUẢNG NAM
3.1.1. Định hướng chung về cho vay doanh nghiệp của chi nhánh
Xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng hiện tại đi đôi với việc tích cực sử dụng các biện pháp tiếp thị, thu hút khách hàng mới có chất lượng tốt. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng riêng của chi nhánh nhằm định hướng hành động của các cán bộ tín dụng theo một khuôn khổ nhất định. Ưu tiên hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với từng loại hình và từng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là liên kết với các công ty bảo hiểm để bán chéo