Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 106 - 107)

7. Tổng quan tài liệu

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

- NHNN cần phối hợp với bộ tài chính để gấp rút hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế. Để các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được tiêu chuẩn hóa và có chất lượng thông tin cao hơn. Đồng thời hoàn thiện các phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó nghiên cứu thêm về việc phân loại nợ để thực trạng rủi ro tín dụng tại Việt Nam có thể đối chiếu với mức độ chung của thế giới.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Trong bối cảnh hiện nay khi thông tin là yếu tố quan trọng và quyết định của mọi hoạt động kinh doanh, vậy nên CIC không những phải mở rộng về quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Đầu

tiên CIC phải phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập đầy đủ mọi thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả doanh nghiệp chưa từng có quan hệ với ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó CIC phải có những quy chế bắt buộc các ngân hàng thành viên thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi cung cấp cũng như khai thác thông tin từ CIC. Có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với các ngân hàng làm sai các quy định về cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai lệch cho CIC.

- Phát triển thị trường mua bán nợ cũng như thị trường các công cụ phái sinh. Việt Nam hiện nay mới bước đầu xây dựng thị trường mua bán nợ, Chính phủ cũng vừa mới thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và cũng đã mua được một số lượng lớn nợ xấu. Tuy nhiên việc giải quyết số nợ xấu đó một cách có hiệu quả thì còn phải trông đợi vào rất nhiều nỗ lực của VAMC trong thời gian tới. Còn thị trường công cụ phái sinh tại Việt Nam thì rất hạn chế, cho nên các ngân hàng thương mại dù muốn cũng không thể sử dụng hiệu quả các công cụ này được. Vì vậy Chính phủ cùng với NHNN phải đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để phát triển thị trường tài chính của Việt Nam trở nên sôi động và hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 106 - 107)