Các giải pháp bổ trợ cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 103 - 105)

7. Tổng quan tài liệu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN

3.2.5. Các giải pháp bổ trợ cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng

a. Tp trung cho nhân s c v s lượng ln cht lượng

- Gấp rút tuyển dụng thêm nhân sự. Tuyển dụng thêm nhân sự thông qua thi tuyển công khai. Và quan trọng là quá trình tuyển dụng phải diễn ra thật sự công bằng, đảm bảo tuyển đúng người có trình độ, có phẩm chất và có nhiệt huyết để cống hiến cho chi nhánh.

- Tiêu chuẩn hóa chất lượng nhân sự. Đưa ra tiêu chí sàng lọc nhân viên để tiêu chuẩn hóa về trình độ, tạo áp lực phấn đấu cho các nhân viên hiện tại. Ví dụ chi nhánh ABBank Quảng Nam phải đưa ra tiêu chí tất cả nhân viên quản lý rủi ro tín dụng và nhân viên thẩm định tài sản đảm bảo phải có trình độ đại học đúng chuyên ngành ngân hàng, nhân viên quan hệ khách hàng có thể có các chuyên ngành khác thuộc khối ngành kinh tế nhưng cũng phải có trình độ đại học. Việc đưa ra quy định bắt buộc này khiến các nhân viên hiện tại của chi nhánh đang có trình độ cao đẳng hoặc thấp hơn sẽ phải nổ lực học lên, hoặc các nhân viên có chuyên ngành không đúng với yêu cầu của vị trí sẽ phải học thêm để lấy các chứng chỉ nghiệp vụ. Còn đối với các nhân viên mới tuyển vào thì sẽ không còn tình trạng trái chuyên ngành, khiến cho việc thực hiện công việc không hiệu quả mà chi nhánh còn phải mất thời gian đào tạo thêm.

- Đào tạo nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự. Cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ của hội sở. Tổ chức những buổi trao đổi về chuyên môn trong nội bộ chi nhánh để các nhân viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó yêu cầu đội ngũ nhân viên phải học thêm các chứng chỉ về anh văn để trao dồi thêm kỹ năng của bản thân.

-Bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp. Có chính sách khuyến khích hoàn thành tốt công việc. Để tránh việc đội ngũ nhân viên của chi nhánh vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì điều đầu tiên là chi nhánh phải tạo cho họ tâm lý vui vẻ, thoải mái trong công việc, và đặc biệt thu nhập phải tương xứng với những cống hiến mà họ đã bỏ ra. Vậy nên chi nhánh cần đưa ra những phần thưởng đi kèm với các tiêu chí phấn đấu. Có chính sách khuyến khích đối với cán bộ làm tốt công tác kiểm soát rủi ro tín dụng như là thưởng quý, thưởng năm, tổ chức các buổi đi chơi dã ngoại nhân các dịp lễ lớn…Để từ đó đội ngũ nhân viên có thể hài lòng với công việc hiện tại và cố gắng nhiều hơn trong công việc.

b. Hoàn thin công tác thu thp và x lý thông tin khách hàng

- Thông tin là yếu tố đầu vào của đa số các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng như: thẩm định tín dụng, chấm điểm xếp hạng tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo…Và tình trạng chất lượng thông tin thấp như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng. Vì vậy việc chú trọng vào đánh giá và xử lý thông tin của khách hàng là vấn đề then chốt của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong thời gian tới.

- Xây dựng bộ phận thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cập nhật thông tin về: giá cả, thị trường, tình hình phát triển các ngành nghề, quy hoạch vùng kinh tế tại địa phương, thế mạnh, xu hướng tiêu dùng, các thông số kỹ thuật công trình, dự án, tỷ suất sinh lời bình quân thị trường, và sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế…Nếu chi nhánh thành lập được bộ phần này thì đây quả là một nguồn thông tin hữu ích cho hoạt động cấp tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh.

- Đối với nguồn thông tin của khách hàng trực tiếp vay vốn thì chi nhánh yêu cầu các doanh nghiệp có quy mô lớn phải có kiểm toán. Cán bộ tín dụng phải có chứng chỉ nghiệp vụ kế toán, thông thạo việc đọc các báo cáo tài

chính, nhận ra được những điểm vô lý, hạn chế từ các báo cáo đó. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải điều tra thực tế tình hình của doanh nghiệp để kiểm chứng lại độ chính xác của các báo cáo tài chính. Và cán bộ tín dụng phải đối chiếu thông tin về khách hàng thu thập được với thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN.

c. Xây dng mi quan h tt đẹp và lâu bn đối vi khách hàng

- Một mối quan hệ lâu bền đối với khách hàng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với chi nhánh. Chi nhánh sẽ luôn có một đội ngũ khách hàng trung thành, giữ chân được những khách hàng có chất lượng tốt, bán thêm được các sản phẩm tín dụng, sản phảm bảo hiểm và nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan khác. Để tạo được mối quan hệ tốt đẹp lâu bền đối với khách hàng thì ABBank Quảng Nam cần thực hiện hai chiến lược sau:

- Có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng lâu năm. Ví dụ như ưu tiên trong việc cho vay, giảm lãi suất cho vay hoặc là tặng kèm các sản phẩm bảo hiểm cho doanh nghiệp. Điều này vừa có lợi cho ngân hàng vừa có lợi đối với khách hàng.

- Có chính sách chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng vip. Các chính sách chăm sóc đặc biệt đối với doanh nghiệp được xếp loại vip như tổ chức các buổi liên hoan, hội nghị khách hàng cao cấp. Có nhiều quà tặng hấp dẫn nhân các ngày lễ đặc biệt trong năm…để khách hàng có thể thấy được vị trí quan trọng của mình đối với ngân hàng và những tiêu chuẩn cao cấp mà mình được nhận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP an bình, chi nhánh quảng nam (Trang 103 - 105)