7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.2.2. Về khía cạnh học thuật
Giảng viên không ngừng nâng cao chất lƣợng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là lực lƣợng giảng viên trẻ nên đi thực tế bên ngoài để thu nhận thêm kiến thức, giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế làm cho bài giảng của giảng viên có tính ứng dụng cao hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lƣợng giảng viên không những đảm bảo kiến thức về môn học đảm trách mà cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để cung cấp sinh viên không những kiến thức lý thuyết, gia tăng tính ứng dụng trong môn học. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2011) thì ở bậc Đại học, ngƣời thầy (hay cô) không chỉ đơn giản là một ngƣời giảng bài, mà còn là một chuyên gia về một lĩnh vực chuyên môn. Để truyền đạt hữu hiệu đến sinh viên, ngoài những kỹ năng sƣ phạm, ngƣơi thầy cần phải có kiến thức về chuyên ngành để có thể khai triển những lý thuyết và ý tƣởng từ nội dung của giáo trình. Những kiến thức này, bên cạnh làm việc thực tế thì có thể tiếp thu qua nghiên cứu khoa học. Do đó, giảng viên nên không ngừng nâng cao trình độ bằng hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo sau đại học, cập nhật thông tin đào tạo từ các nƣớc tiên tiến, nghiên cứu và giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế…, tham gia các lớp học chuyên đề bồi dƣỡng chuyên ngành và tham gia hội thảo, chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn với nhau.
Giảng viên cần cập nhật phƣơng pháp giảng dạy phù hợp từng môn học, từng đặc trƣng từng lớp, từng ngành mà có cách tiếp cận phù hợp vừa giúp sinh viên tiếp thu tốt vừa tăng tính ứng dụng và chủ động của ngƣời học. Xây
dựng cách tiếp cận nội dung bài giảng sinh động, thu hút sinh viên tham dự lớp học. Phƣơng pháp giảng dạy phải hƣớng tới xu hƣớng giáo dục khơi dậy và nuôi dƣỡng tính ham muốn học hỏi của sinh viên hơn là nhồi nhét một lƣợng kiến thức lớn. Nói cách khác, giảng dạy là phải nhắm đến mục tiêu khai thác và tận dụng nội lực của sinh viên để họ tự học thêm. Tính ham học này phải đƣợc duy trì suốt đời (Nguyễn Văn Tuấn, 2011).
Bên cạnh đó, Giảng viên cần dành thời gian hỗ trợ, giúp đỡ dành cho nhu cầu chính đáng cho sinh viên. Giảng viên bên cạnh là ngƣời cung cấp kiến thức học thuật cho sinh viên, còn đóng vai trò cố vấn cho sinh viên của mình. Đặc biệt là giảng viên đảm trách vai trò giáo viên chủ nhiệm, hay cố vấn học tập, nên giành thời gian tƣ vấn, giải thích quy trình cũng nhƣ tƣ vấn cho sinh viên trong định hƣớng nghề nghiệp. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2011), nhiều nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy một mối tƣơng quan tuyến tính giữa điểm của sinh viên và số lần trao đổi giữa sinh viên và giảng viên. Do đó việc giảng viên dành thời gian cho sinh viên vừa hỗ trợ sinh viên, vừa gia tăng hiệu quả trong học tập của sinh viên vừa đạt đƣợc hiệu ứng truyền miệng tích cực từ ngƣời học.
Giảng viên nên cải thiện khả năng giao tiếp cũng nhƣ thái độ giảng dạy tích cực hƣớng về sinh viên. Giảng viên có những phản hồi kịp thời cho sinh viên trong quá trình học. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc môi trƣờng học tập năng động, tích cực, kích thích đƣợc sự hào hứng, sáng tạo của sinh viên trong môn học.
Ngoài ra, giảng viên cần có cách đánh giá công bằng, khách quan, tiêu chuẩn rõ ràng và công khai tới các sinh viên sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh, kích thích sự cầu tiến của sinh viên.