6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.2. Mô hình mua theo nhóm (Groupon)
a. Lịch sử của mô hình mua theo nhóm
Mô hình kinh doanh Groupon do Andrew Mason thành lập ở Chicago, Mỹ vào năm 2008 (Turban và cộng sự, 2012). Đây là mô hình đơn giản, tiện lợi, hơn hẳn các hình thức mua theo nhóm trƣớc đây và đặc biệt là thành công ấn tƣợng đã khơi dậy một trào lƣu về mô hình mua theo nhóm trên toàn thế giới. Các Groupon đặc trƣng với các deals. Mỗi deals phải đạt một lƣợng ngƣời mua nhất định mới đƣợc hƣởng chiết khấu (Turban và cộng sự, 2012). Deals là các phiếu giảm giá cho các hàng hóa và dịch vụ đƣợc bán với giá thấp hơn với giá bình thƣờng (Ye và cộng sự, 2011).
Vào năm 2008, Andrew Mason lập một trang web gọi là The Point.com, nơi ngƣời tham gia cùng nhau làm việc vì những mục tiêu họ quan tâm. Không lâu sau đó, Mason nhận thấy rằng một số thành viên sử dụng trang web này để lập các nhóm mua sắm sản phẩm giảm giá. Nhận thấy tiềm năng của xu hƣớng này, Mason lập ra Groupon với vai trò nhƣ một mạng mua sắm, quảng cáo và khuyến mãi. Groupon vốn đƣợc ghép từ “Group” (nhóm khách hàng) và “Coupon” (phiếu giảm giá). Các mặt hàng trên Groupon đƣợc khuyến mãi từ 50% đến 90% trong một thời gian nhất định, với điều kiện số khách hàng cần phải đạt tới một lƣợng nhất định. Đến tháng 8 năm 2010, Groupon có trị giá 1,5 tỷ USD và nó đã trở thành công ty nhanh nhất trong lịch sử đạt 1 tỷ USD trong doanh thu. Năm 2010 Groupon đã từ
chối mua lại từ Google với 6 tỷ USD. Tháng hai năm 2011 Groupon phục vụ hơn 160 thị trƣờng ở Bắc Mỹ và 110 thị trƣờng ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ và có 40 triệu ngƣời đăng ký (Turban và cộng sự, 2012).
Thành công nhanh chóng của Groupon, hàng loạt các trang web mô phỏng khác đƣợc thành lập nhƣ LivingSocial, Gilt City, BuyWithMe, Tippr, Juice in the City, We Give to Get…của Mỹ; Daily Deal của Đức; Snippa của Anh,…. (Turban và cộng sự, 2012).
Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện các deals với mức chiết khấu lớn thƣờng trên 50% mà không cần phải thỏa mãn điều kiện về số lƣợng khách hàng tối thiểu; lúc này, Groupon đóng vai trò quảng bá thƣơng hiệu cho các doanh nghiệp với chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo truyền thống trƣớc đó (Subramanian, 2012).
b. Mô hình Groupon
Groupon là một từ đƣợc ghép từ chữ viết tắt của hai từ “group” và “coupon”. Groupon có thể đƣợc hiểu là cách thức mua hàng giá rẻ qua mạng. Khi tổng số ngƣời tham gia mua hàng đạt đƣợc một số tối thiểu nào đó đã đƣợc đƣa ra trƣớc từ nhà cung ứng, ngƣời mua sẽ có cơ hội đƣợc sở hữu hàng hóa/dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thị trƣờng của hàng hóa/dịch vụ đó. Mức giảm giá thƣờng từ 50-90%. Tuy nhiên, Groupon đã không nhất thiết phải sử dụng giới hạn mua tối thiểu từ tháng 5 năm 2012 (Subramanian, 2012). Mô hình Groupon đặc trƣng với các daily deals, đó các hàng hóa và dịch vụ chiết khấu đƣợc bán hàng ngày trên trang web của họ. Daily deals là các phiếu giảm giá trên môi trƣờng trực tuyến thƣờng nhắm vào khách hàng mục tiêu ở các thị trƣờng nhất định và thƣờng đƣợc cung cấp bởi các doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp địa phƣơng tại khu vực thị trƣờng đó nhƣ nhà hàng, spa, thẩm mỹ viện, phòng tập thể dục…(Subramanian, 2012).
Groupon ký hợp đồng với doanh nghiệp và sắp xếp cho việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc chiết khấu của doanh nghiệp thông qua trang web của mình.
Hàng ngày, Groupon sẽ gửi giới thiệu về các hàng hóa/dịch vụ đang chào bán trên trang web (daily deals) cho khách hàng trực tuyến. Khách hàng phải đăng ký mua trƣớc khi deals này hết hạn, các Groupon sẽ gửi cho khách hàng một phiếu giảm giá (coupon) cho một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Trƣớc đây, thỏa thuận này chỉ đƣợc thực hiện chỉ khi đủ một số lƣợng tối thiểu nhất định ngƣời đăng ký mua trong một khoảng thời gian. Nếu số lƣợng tối thiểu của ngƣời mua không đạt thì ngƣời mua sẽ đƣợc trả lại tiền và các phiếu giảm giá trở nên vô dụng. Tuy nhiên, hiện nay một số trang web vẫn cho ngƣời mua đƣợc hƣởng chiết khấu mà không cần một số lƣợng mua tối thiểu.
Khách hàng thanh toán trực tiếp cho các Groupon, sau đó Groupon sẽ thanh toán lại cho nhà cung cấp, sau khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng. Tùy từng hợp đồng, các trang web Groupon có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về mức chiết khấu.
Nhà cung cấp trực tiếp cung cấp các hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng hoặc đối với hàng hóa nhà cung cấp có thể giao hàng đến các trụ sở của Groupon và Groupon sẽ trực tiếp cung cấp cho khách hàng.
(Nguồn: Turban và cộng sự, 2012)
c. Lợi ích từ Groupon
Groupon với vai trò cầu nối giữa khách hàng - nhà cung cấp. Đây đƣợc coi là hình thức hợp tác WIN - WIN - WIN (Turban và cộng sự, 2012). Lợi ích đem lại cho cả 3 bên: khách hàng, nhà cung cấp, website Groupon là rất lớn.
Đối với khách hàng: Cơ hội mua các hàng hóa và dịch vụ giá rẻ với
các chƣơng trình giảm giá hàng ngày trên Groupon; mua hàng hóa và dịch vụ với mức giảm giá lớn; có thể biết các nhà cung cấp trong khu vực sống của khách hàng; có thể cung cấp những khuyến nghị hữu ích cho gia đình và bạn bè; phát hiện các hàng hóa và dịch vụ mới /đặc trƣng.
Đối với nhà cung cấp sản phẩm: Có thể bán với số lƣợng lớn một cách
nhanh chóng; tiết kiệm chi phí quảng cáo; tiếp cận và thu hút việc mua lại của khách hàng; kiến thức và hợp tác với các nhà cung cấp có liên quan trong một khu vực địa lý gần gũi.
Đối với website Groupon: Lợi ích từ khoản chiết khấu của nhà cung
cấp trên mỗi phiếu “coupon” bán đƣợc và mức này tùy thuộc vào thỏa thuận của website với nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó các Groupon có thu nhập từ thu phí quảng cáo.
d. Hạn chế của Groupon
Theo Turban và cộng sự (2012) mô hình Groupon có hạn chế sau: Các doanh nghiệp nhỏ có thể bị quá tải đơn đặt hàng của khách hàng điều này có thể gây ra việc không có đủ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu hoặc khách hàng sẽ không hài lòng nếu doanh nghiệp phục vụ không tốt.
e. Mô hình mua theo nhóm tại Việt Nam
Mô hình mua theo nhóm tại Việt Nam hiện nay vẫn càng rất tiềm năng để phát triển. Theo báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT tổng doanh thu của các website khuyến mại trực tuyến tham
gia khảo sát năm 2015 ƣớc đạt hơn 1,181 tỷ đồng, tăng 18.71% so với năm 2014. Mặc dù theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thƣơng) với ngƣời dân có mua sắm trực tuyến năm 2015 cho thấy, số ngƣời mua qua các website mua hàng theo nhóm giảm mạnh từ 51% năm 2013 xuống còn 35% năm 2014 và còn 28% năm 2015 nhƣng giá trị doanh thu tăng lên hàng năm.
(Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2015)
Hình 1.2: Tổng doanh thu của các website khuyến mại trực tuyến
Mô hình mua theo nhóm tại Việt Nam bán các hàng hóa và dịch vụ với mức chiết khấu cao và mô hình này đƣợc bắt nguồn từ sự thành công của Groupon.com tại Mỹ. Xuất hiện và phát triển từ tháng 7/2010, đến nay không thể phủ nhận mô hình mua theo nhóm đã có sự phát triển nhanh chóng, dần trở thành một thói quen mua sắm của khách hàng khi có thể mua những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu trong mức giá vừa phải. Đây đồng thời cũng là kênh quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp thƣờng xuyên đƣợc các doanh nghiệp, shop online áp dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình này gặp khó khăn về pháp lý khi vấp phải quy định trần khuyến mãi. Tại điều 6 trong Nghị định 37/2006 hƣớng dẫn thi hành Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ đƣợc khuyến mại không đƣợc vƣợt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trƣớc thời gian khuyến
mại”. Mặc dù vậy các trang web mua theo nhóm tại Việt Nam vẫn bất chấp quy định trên để bán nhiều hàng hóa và dịch vụ với mức chiết khấu trên 50%. Lý do các Groupon đƣa ra tỷ lệ chiết khấu cao để thu hút khách hàng và tăng doanh thu (xem tình thực hiện quy định trần khuyến mãi tại Việt Nam tại phụ lục 4).
(Lưu ý: Trong Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam và luật thương mại sử dụng từ “khuyến mại”, tác giả muốn giữ nguyên văn điều đó. Tuy nhiên trong toàn luận văn này tác giả dùng hai từ “khuyến mại” và “khuyến mãi” mang ý nghĩa giống nhau).
- Một số trang web mua theo nhóm nổi bật tại Việt Nam
Với gần 100 trang thƣơng mại điện tử hoạt động vào những năm 2011- 2012, đến nay chỉ còn khoảng vài chục, thị phần vẫn rơi vào tay các thƣơng hiệu nổi bật nhƣ Hotdeal, Mua chung, Nhóm mua và Cùng mua với gần 87% thị phần (nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2015).
Bảng 1.3: Một số trang web mua theo nhóm nổi bật tại Việt Nam
Trang web Năm thành lập Thành phố phục vụ Danh mục sản phẩm Hiển thị Hotdeal.vn 2010 Hà nội Hồ Chí Minh
Ăn uống, Spa & làm đẹp, Đào tạo & giải trí, Sản phẩm, Thời trang, Du lịch.
Đặc điểm của
deals, thời gian
chiết khấu, số
lƣợng đã bán, giá gốc, giá chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu, hạn sử dụng chiết khấu.
Muachung.vn 2010 Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hải Phòng.
Ăn uống & nhà hàng, Spa & làm đẹp, Đào tạo & giải trí,
Sản phẩm, Thời trang, Du lịch, Mẹ và bé, gia dụng- nội thất, phụ kiện & mỹ phẩm Đặc điểm của deals, số lƣợng đã mua, giá gốc, giá chiết khấu, số tiền tiết kiệm và tỷ lệ chiết khấu, hạn sử dụng chiết khấu nhƣng không hiển thị thời gian chiết khấu. Nhommua.com 2010 Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ẩm thực, spa & làm đẹp, đào tạo & giải trí, sản phẩm, thời trang, du lịch.
Đặc điểm của
deals, số lƣợng đã mua, giá gốc, giá chiết khấu, số tiền tiết kiệm và tỷ lệ chiết khấu, hạn sử dụng chiết khấu nhƣng không thời gian chiết khấu
Cungmua.com 2010 Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng Du lịch - khách sạn, thời trang, công nghệ - phụ kiện, nhà cửa - gia dụng, mỹ phẩm - sức khỏe, đồ chơi - bé yêu, thực phẩm - dinh dƣỡng. Đặc điểm của deals, số lƣợng đã
mua, giá chiết
khấu, giá gốc, tỷ lệ chiết khấu, hạn sử dụng chiết khấu. Đối với thời gian chiết khấu và giới hạn số lƣợng bán tùy theo từng sản phẩm.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) (Ghi chú: Các thông tin trên được cập nhật vào ngày 12/12/2015)
- Đặc điểm
Nhƣ đã đề cập ở trên, các Groupon tại Việt Nam đều có cách trình bày trang web gần giống nhau. Các sản phẩm chính đƣợc bán gồm: Ăn uống, Spa & làm đẹp, Đào tạo & giải trí, Sản phẩm, Thời trang, Du lịch. Các Groupon hiển thị các tính năng để giúp việc bán sản phẩm nhƣ tỷ lệ chiết khấu, giá chiết khấu, hình ảnh sản phẩm, số lƣợng đã bán, thời gian còn lại…Bên cạnh đó, các Groupon tại Việt Nam không quy định về mức mua tối thiểu và cũng không hiển thị số lƣợng bán tối đa. Một số Groupon bán các sản phẩm chiết khấu theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có giới hạn thời gian có thể giống hoặc khác nhau.
- Thị phần
Theo báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT, tổng doanh thu của các website khuyến mại trực tuyến tham gia khảo sát năm 2015 ƣớc đạt hơn 1181 tỷ đồng tăng 18.71% so với năm 2014. Dẫn đầu thị trƣờng là hotdeal.vn chiếm 49% thị phần đến muachung.vn chiếm 19%, cungmua.com chiếm 10%, nhommua.com chiếm 9%, 13% các trang web còn lại.
(Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2015)
- Giá trị khuyến mãi
Cũng theo báo cáo này, lƣợng tiền tiết kiệm của 30 website khuyến mại trực tuyến cho ngƣời tiêu dùng năm 2015 ƣớc đạt 319 tỷ đồng trong khi đó lƣợng tiền tiết kiệm của 40 website khuyến mại trực tuyến năm 2014 ƣớc đạt 276 tỷ đồng.
- Hạn chế
Do sự phát triển nhanh chóng dẫn đến chất lƣợng cung cấp không đồng đều, các đơn vị trung gian cung cấp còn thiếu cơ chế quản lý và lực lƣợng để rà soát chất lƣợng đƣợc cung cấp. Các đơn vị đăng ký cung cấp chƣa tự nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chƣa tôn trọng khách hàng. Ngoài việc nhận đƣợc những dịch vụ không mong muốn, không ít khách hàng mua voucher bị đơn vị cung cấp từ chối dịch vụ cũng làm khách hàng cảm thấy khó chịu. Sự phát triển quá nóng không đi kèm với khả năng cung ứng, đảm bảo dịch vụ đã khiến mô hình này nhanh chóng hạ nhiệt. Từ hàng chục doanh nghiệp, thị trƣờng thƣơng mại điện tử giờ chỉ còn là cuộc đua của một vài trang web có
thực lực nhất nhƣ Muachung, Hotdeal... (nguồn theo báo vnexpress.net)3