Kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chiết khấu dến doanh số bán hàng trong thương mại điện tử tại việt nam trường hợp các trang web mua theo nhóm (Trang 103 - 105)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình hội đủ các giả định của mô hình hồi quy tiến hành phân tích hồi quy một lần nữa để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và độ phù hợp của mô hình.

Bảng 3.6: Kết quả phân tích hồi quy tổng dữ liệu Mô hình Beta mũ Thống kê t Prob.

Hằng số 4.3279 7.0041 0.0000 LOGP -0.7178 -8.8229 0.0000 TLCK 0.0062 1.3428 0.1801 TGCK 0.0838 12.2093 0.0000 HSDCK 0.0013 1.5450 0.1231 TT 0.2048 0.8608 0.3898 GD 0.2008 0.8542 0.3935 MP -0.4532 -1.8790 0.0610 CNĐT -0.5674 -2.2641 0.0541 DL 0.4585 1.7267 0.0850 AU 0.2262 0.7896 0.4302 SLĐ 0.0336 0.1588 0.8739

Biến phụ thuộc: LogQ

R2 = 0.4857, R2 điều chỉnh = 0.4712 F=33.322 và Prob= 0.000 Mô hình: logQ = 4.3279* – 0.7178*logP + 0.0062TLCK + 0.0838*TGCK + 0.0013HSDCK + 0.2048TT + 0.2008GD – 0.4532MP – 0.5674CNĐT+ 0.4585DL + 0.2262AU + 0.0336SLĐ

a. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kết quả hồi quy có R2 = 0.4857 và R2 điều chỉnh = 0.4712, với thống

kê F=33.322 và Prob= 0.000<0.05 nên có thể khẳng định mô hình phù hợp.

Theo Huy và Anh (2012) thì 0.3≤ R2<0.5 mối quan hệ trung bình (chấp nhận),

nhƣ vậy mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ở mức trung bình và có thể chấp nhận. Nhƣ vậy mô hình hồi quy giải thích đƣợc 48.57% biến thiên của biến phụ thuộc.

b. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Qua phân tích trên cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa biến giá gốc và biến doanh số bán hàng (β^1 = -0.7178 và Prob < 0.05) . Giá gốc tác động ngƣợc chiều đến doanh số bán hàng. Điều này có nghĩa, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu giá giảm 1% thì doanh số bán hàng sẽ tăng lên bình quân 0.7178%. Chứng tỏ rằng các sản phẩm giá rẻ đƣợc mua nhiều hơn trên các Groupon. Điều này phù hợp với giả thuyết H1.

Kết quả cho thấy cho thấy biến tỷ lệ chiết khấu tác động tích cực đến biến doanh số bán hàng nhƣng hệ số này lại không có ý nghĩa thống kê (β^2= 0.0062, Prob=0.1801>0.05). Nhƣ vậy không có đủ cơ sở cho rằng các sản phẩm có tỷ lệ chiết khấu cao sẽ càng đƣợc mua nhiều. Nên giả thuyết H2 không đƣợc chấp nhận.

Tồn tại mối quan hệ giữa biến thời gian chiết khấu và biến doanh số bán hàng (β^3=0.0838 và Prob <0.05). Thời gian chiết khấu tác động tích cực với doanh số bán hàng. Điều này có nghĩa, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thời gian chiết khấu tăng lên một ngày thì doanh số bán hàng sẽ tăng lên bình quân 0.08381%. Nhƣ vậy, thời gian chiết khấu càng dài thì đƣợc mua càng nhiều. Điều này phù hợp với giả thuyết H3.

Biến hạn sử dụng chiết khấu tác động tích cực đến doanh số bán hàng nhƣng hệ số này không có ý nghĩa thống kê (β^4= 0.0013

Prob=0.1231>0.05). Nhƣ vậy không có đủ cơ sở cho rằng các sản phẩm có hạn sử dụng chiết khấu cao sẽ càng đƣợc mua nhiều. Nên giả thuyết ban đầu H4 không đƣợc chấp nhận.

Doanh số bán hàng giữa các sản phẩm thời trang, gia dụng, công nghệ điện tử, du lịch, ăn uống, spa và làm đẹp, mỹ phẩm không khác nhau (Các giá trị Prob đều > 0.05). Giả thuyết H5 không đƣợc chấp nhận.

Để làm rõ hơn các giả thuyết nghiên cứu, ta tiến hành hồi quy cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chiết khấu dến doanh số bán hàng trong thương mại điện tử tại việt nam trường hợp các trang web mua theo nhóm (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)