Mục tiêu, định hƣớng phát triển rừng huyện Hòa Vang đến năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 71 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Mục tiêu, định hƣớng phát triển rừng huyện Hòa Vang đến năm

- Bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hƣớng của thành phố, chú trọng phát triển theo chiều sâu. Đa dạng các sản phẩm lâm sản đi đôi với phát triển các mặt hàng có thế mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế.

- Bảo vệ và phát triển rừng phải đồng bộ từ quản lý, bảo vệ và phát triển sử dụng hợp lý tài nguyên rừng từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trƣờng, du lịch sinh thái và phải xuất phát từ nhu cầu thực tế.

- Bảo vệ và phát triển rừng gắn bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến lâm sản ở các quy mô.

- Bảo vệ và phát triển rừng toàn diện, đa dạng, ổn định, bền vững theo hƣớng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, tập trung vào sản xuất hàng hóa.

- Bảo vệ và phát triển rừng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát huy văn hóa truyền thống, nâng cao vai trò nguồn lực con ngƣời.

- Bảo vệ và phát triển rừng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo cho ngƣời dân sống ở vùng núi có thể sống đƣợc bằng nghề rừng, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

3.1.3. Mục tiêu, định hƣớng phát triển rừng huyện Hòa Vang đến năm 2020 năm 2020

a. Mục tiêu phát triển rừng

- Mục tiêu chung đến năm 2020: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng 51.737,1 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng độ che phủ của rừng lên 46,2 % vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rài của các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ du lịch phát triển, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh vật và cung

cấp các dịch vụ môi trƣờng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo từ nghề rừng và giữ vững an ninh quốc phòng.

+ Mục tiêu kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến và dịch vụ môi trƣờng) từ 1-1,5%/năm. Cơ cấu của ngành lâm nghiệp dự kiến: Xây dựng rừng đạt khoảng 20%, khai thác rừng trồng – chế biến lâm sản chiếm trên 70% và dịch vụ lâm nghiệp đạt xấp xỉ 10%.

Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng mới và trồng lại rừng sau khai thác trên diện tích rừng sản xuất. Cụ thể là giai đoạn từ năm 2014 – 2020: 9.716 ha, trong đó trồng mới 200 ha, trồng lại sau khai thác 9.516 ha, bình quân hàng năm trồng 1.388 ha.

Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và ổn định phục vụ cho công nghiệp dăm gỗ cùng với các nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng nhƣ gỗ xây dựng, gỗ gia dụng các loại. Cụ thể giai đoạn từ năm 2014-2020 bình quân hàng năm cung cấp trên 90.000 – 100.000 m3.

Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trƣờng rừng thông qua phòng hộ bảo vệ nguồn nƣớc, du lịch sinh thái.

+ Mục tiêu xã hội và an ninh quốc phòng

Thu hút lao động, phấn đấu đƣa phần lớn nhân dân các xã miền núi vào kinh doanh nghề rừng, đƣa nghề rừng, đƣa nghề rừng trở thành nghề chính cho đồng bào sống ổn định, phát triển và làm giàu. Giair quyết việc làm ổn định cho trên 1.500 lao động. Nâng số lao động nông nghiệp đƣợc đào tạo nghề lên 60%, đặc biệt chú trọng các hộ dân tộc ít ngƣời, hộ nghèo ở vùng nông thôn miền núi.

Hoàn thành việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cƣ trƣớc năm 2020. Trở thành hậu cứ an ninh quốc phòng trong thành phố.

+ Mục tiêu môi trường

Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm đóng góp có hiệu quả cho phòng hộ đầu nguồn, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sống.

Tạo rừng mới bằng các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng cây phân tán; nâng cao chất lƣợng rừng bằng các biện pháp nuôi dƣỡng, làm giàu rừng; từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp nhằm nâng cao độ che phủ của rừng từ 39,5% (năm 2013) lên 44,2% vào năm 2015 và ổn định độ che phủ 46,2% vào năm 2020. Góp phần bảo vệ môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai, điều hòa nguồn nƣớc, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học đồng thời tạo môi trƣờng cảnh quan hấp dẫn cho thành phố.

- Mục tiêu cụ thể

+ Đối với rừng sản xuất

Diện tích quy hoạch ổn định đến năm 2020 là 14.308,8 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 14.247,9 ha tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến.

Đầu tƣ trồng 100 ha tre, trúc để tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất ván ghép thanh, hàng thủ công mỹ nghệ.

Tăng cƣờng gây trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ nhƣ: song, mây, cây thuốc trên diện tích rừng tự nhiên đƣợc quy hoạch cho rừng sản xuất.

+ Đối với rừng phòng hộ

Diện tích quy hoạch ổn định đến năm 2020 là 8.680,5 ha, trong đó phấn đấu diện tích đất có rừng đạt 8.624,9 ha.

Bảo đảm yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo đảm duy trì sự cân bằng, ổn định về môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và khí hậu, phòng chống thiên tai... kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng đồng thời gắn với du lịch thái. Rà soát diện tích đất trống, nơi có điều kiện trồng

rừng phòng hộ.

Phát triển hệ thống rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất trên các công trình thủy lợi và thủy điện theo phƣơng thức cộng đồng tự làm là chính với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, trực tiếp là ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đẩy mạnh xây dựng hệ thống rừng phòng hộ môi trƣờng, tạo phong cảnh hợp lý đối với các khu đô thị, khu du lịch và các khu công nghiệp.

+ Đối với rừng đặc dụng

Diện tích quy hoạch ổn định đến năm 2020 là 28.679,5 ha, trong đó đất có rừng đạt 27.777,8 ha.

Thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo ra điều kiện môi trƣờng tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật đặc hữu, các hệ sinh thái đặc thù, nhằm bảo tồn quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng...

Xây dựng phƣơng án quy hoạch, bảo tồn và phát triển cho Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa trƣớc năm 2015, làm cơ sở cho việc đề xuất và triển khai thực hiện các nội dung công việc trong giai đoạn 2016-2020 và các giai đoạn tiếp theo.

b. Định hướng phát triển rừng đến năm 2020

- Đối với rừng đặc dụng

+ Đến năm 2020, diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố là 31.116,7 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên là 29.290,2 ha, diện tích rừng và đất rừng thuộc khu bảo vệ cảnh quan là 1.826,5 ha.

+ Trong quá trình phát triển rừng đặc dụng cần có sự phối hợp hài hoà giữa bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch ở những khu rừng đặc dụng. Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng rừng và bảo

tồn giá trị đa dạng sinh học.

- Đối với rừng phòng hộ

+ Đến năm 2020, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn các con sông và các hồ đập là 8.693,8 ha.

+ Trong phát triển rừng phòng hộ cần kết hợp phòng hộ với kinh doanh nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái - môi trƣờng và các lợi ích khác từ rừng phòng hộ.

- Đối với rừng sản xuất

+ Tổng diện tích rừng sản xuất đến năm 2020 là 17.385,0 ha, trong đó có 3.906,5 ha rừng tự nhiên và 13.439,6 ha rừng trồng.

+ Trong phát triển rừng sản xuất cần nâng cao chất lƣợng rừng nhằm tạo ra sinh khối lớn đáp ứng cho công nghiệp chế biến. Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững, kết hợp hài hòa giữa sản xuất lâm nghiệp với sản xuất nông nghiệp.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG

Trên cơ sở tiếp cận từ những nhân tố ảnh hƣởng, những tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế rừng tại địa phƣơng trong thời gian qua, trong thời gian tới huyện Hòa Vang cần có một số giải pháp phát triển rừng nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)