Thực trạng quy mô các nguồn lực phát triển rừng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng quy mô các nguồn lực phát triển rừng

a. Đất đai

Theo niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, hiện trạng sử dụng đất huyện Hòa Vang nhƣ sau:

Bảng 2.13. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất huyện Hòa Vang Tính đến 31/12/2013 ĐVT: Ha TT Đơn vị hành chính Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng TỔNG SỐ 73.488,8 64.879,5 7.726,2 883,1 01 Xã Hòa Bắc 34.333,6 33.805,4 386,6 141,6 02 Xã Hòa Liên 3.949,5 2.258,4 1.550,2 140,9 03 Xã Hòa Ninh 10.520,0 9.855,8 664,2 - 04 Xã Hòa Sơn 2.426,6 1.806,1 620,3 0,2 05 Xã Hòa Nhơn 3.259,4 2.404,5 743,1 111,8 06 Xã Hòa Phú 9.005,1 8.436,0 568,1 1,0 07 Xã Hòa Phong 1.853,9 1.032,2 735,8 85,9 08 Xã Hòa Châu 910,2 294,7 521,8 93,7 09 Xã Hòa Tiến 1.449,4 802,0 537,3 110,1 10 Xã Hòa Phƣớc 693,9 161,1 447,8 85,0 11 Xã Hòa Khƣơng 5.087,2 4.023,3 951,0 112,9

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2013)

Qua bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang, ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên năm 2013 khoảng 73.488,8 ha. Trong đó, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 64.879,5 ha,

chiếm 88,28% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; Đất lâm nghiệp là 51.297,6 ha, chiếm 69,80% tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 79,07% diện tích đất nông nghiệp. Nhƣ vậy, đất lâm nghiệp gần 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, cho thấy đƣợc ƣu thế phát triển nông lâm nghiệp.

b. Lao động

Từ những đặc điểm của ngề rừng đƣợc trình bày phần trên, ta có thể thấy rằng, không chỉ ngành sản xuất rừng mà bất cứ một ngành kinh tế nào khác không thể thiếu đến trí tuệ, công sức và bàn tay chăm sóc của con ngƣời. Nói cách khác là ngành sản xuất rừng không thể thiếu lực lƣợng lao động. Lực lƣợng lao động đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc duy trì sản xuất và phát triển rừng. Hơn nữa, khi mà ngành lâm nghiệp vốn là ngành sản xuất chƣa có nhiều các ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc nghiên cứu và áp dụng, vì vậy, lực lƣợng lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất và phát triển của nó. Nguồn lực lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang qua các năm đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang (Chia theo ngành kinh tế)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 I. Tổng số (ngƣời) 61.132 65.356 67.042 69.384 70.960

Chia theo ngành nghề

1. Nông, lâm, thủy sản 27.876 29.802 25.812 24.083 21.642 2. Công nghiệp, xây dựng 14.916 15.947 18.168 20.663 22.374 3. Thƣơng mại, dịch vụ 18.340 19.607 23.062 24.638 26.944 II. Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông, lâm, thủy sản 45,60 45,60 38,50 34,71 30,50 2. Công nghiệp, xây dựng 24,4 24,4 27,10 29,78 31,53 3. Thƣơng mại, dịch vụ 30,0 30,0 34,40 35,51 37,97

Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của huyện tăng đều qua các năm. Lao động vẫn tập trung phần lớn ở các ngành nông - lâm - thủy sản, là một lợi thế lớn cho ngành sản xuất lâm nghiệp. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động nông – lâm – thủy sản tuy giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, cụ thể là năm 2009 tỷ lệ lao động trong ngành này là 45,60% tuy nhiên đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 30,50%. Con số 30,50% tuy không phải là cao, song cũng không phải là con số đáng lo ngại cho lực lƣợng tham gia lao động trong ngành lâm nghiệp. Nhƣng, nhìn vào bảng số liệu trên thì ta cũng dễ dàng thấy đƣợc lực lƣợng lao động trong ngành nông lâm ngƣ nghiệp đang có xu hƣớng chuyển dần sang ngành công nghiệp xây dựng và thƣơng mại dịch vụ. Trong tƣơng lai, vấn đề lao động phục vụ trong ngành lâm nghiệp là một điều đáng đƣơc quan tâm, đòi hỏi nhà nƣớc cần có những chính sách hợp lý để duy trì một cách hợp lý tỷ lệ lao động phục vụ cho ngành lâm nghiệp, ngành sản xuất này đƣợc xem là ngành giúp thoát nghèo và làm giàu chính đáng cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa và ngƣời dân địa phƣơng.

Phát triển rừng không thể thiếu lao động và cần thiết hơn nữa, khi diện tích đất lâm nghiệp đang có xu hƣớng giảm dần, cần thiết ngành sản xuất rừng đòi hỏi những ngƣời lao động có trình độ, có tay nghề cao. Nhóm lực lƣợng lao động này sẽ là ngƣời truyền đạt kinh nghiệm cho những nhóm đối tƣợng còn lại trong việc gia tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích đất. Xem xét lực lƣợng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ta dựa vào bảng sau:

Lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang (Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số(ngƣời) 61.132 65.356 67.042 69.384 70.960 1. Công nhân kỹ thuật 4.380 4.392 4.592 4.892 5.198 2. Trung học chuyên nghiệp 3.570 3.588 3.935 4.274 4.737 3. Cao đẳng, đại học trở lên 4.198 4.215 4.566 4.933 5.454 4. Khác 48.984 53.161 53.949 55.285 55.571 II. Cơ cấu(%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Công nhân kỹ thuật 7,16 6,72 6,85 7,05 7,33 2. Trung học chuyên nghiệp 5,84 5,49 5,87 6,16 6,67 3. Cao đẳng, đại học trở lên 6,87 6,45 6,81 7,11 7,69 4. Khác 80,13 81,34 80,47 79,68 78,31

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Cơ cấu lao động trên cho thấy lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo trong toàn huyện năm 2013 chiếm 21,69% tổng lực lƣợng lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ này là rất thấp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc, ứng dụng nhiều khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Lao động đƣợc đào tạo chủ yếu thuộc các ngành nghề về kinh tế, du lịch, công nghiệp sửa chữa xe, may mặc, sửa chữa điện dân dụng, điện tử… Nhà nƣớc vẫn chƣa có hƣớng mở nhiều các trƣờng, các khóa bồi dƣỡng đào tạo về sản xuất lâm nghiệp. Vấn đề này cần đƣợc Nhà nƣớc và Chính phủ quan tâm hơn nữa, khi diện tích đất nƣớc Việt Nam đa số là diện tích đồi núi.

c. Vốn đầu tư

- Vốn đầu tƣ bảo vệ và phát triển rừng chỉ tính cho các hạng mục lâm sinh và cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh. Vốn đầu tƣ cho các chƣơng trình, dự

án sẽ đƣợc lập dự toán riêng trƣớc khi triển khai. Tổng vốn đầu tƣ bảo vệ và phát triển rừng huyện Hòa Vang qua các năm đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.14. Vốn đầu tư phát triển rừng huyện Hòa Vang qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng Hạng mục Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng 28,563 29,568 30,709 30,711 31,317 I. Lâm sinh 23,550 24,232 24,941 24,945 25,470 II. Cơ sở hạ tầng 2,655 2,748 2,993 2,990 3,000 III. Chi phí quản lý 2,358 2,588 2,775 2,776 2,847

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Dựa vào bảng số liệu về vốn đầu tƣ phát triển rừng huyện Hòa Vang thời gian qua cho thấy để đầu tƣ vào việc phát triển rừng cần một nguồn vốn rất lớn, nhƣng rủi ro tham gia vào ngành này là không hề nhỏ. Nhìn chung, vốn đầu tƣ phát triển rừng qua mỗi năm có tăng nhƣng tăng lên không đáng kể so với tổng số vốn đầu tƣ cho phát triển rừng của huyện trong một năm. Cụ thể, năm 2009, tổng vốn đầu tƣ phát triển rừng khoảng 28,563 tỷ đồng tăng lên 31,317 tỷ đồng năm 2013. Vốn đầu tƣ chủ yếu đƣợc rót vào cho hạng mục lâm sinh là chủ yếu, hạng mục lâm sinh chiếm khoảng trên 80% tổng vốn đầu tƣ cho phát triển rừng, cơ sở hạ tầng và chi phí quản lý chiểm khoảng trên dƣới 20% còn lại trong tổng số vốn đầu tƣ.

Tốc độ phát triển của rừng cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ và phát triển rừng. Nhìn chung, tốc độ tăng nguồn vốn đầu tƣ vào rừng qua các năm tăng dần, thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.15. Tốc độ tăng vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013 Vốn (Tỷ đồng) 28,563 29,568 30,709 30,711 31,317 Tốc độ tăng vốn (%) - 3,52 3,86 0,01 1,97

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Theo bảng số liệu trên, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển rừng tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng vốn cao nhất là từ năm 2010 đến 2011 với mức 3,86%, thấp nhất là từ năm 2011 đến 2012 với mức tăng 0,01%. Nguồn vốn tăng là một lợi thế lớn để phát triển rừng nhanh, mạnh.

Trở lại với các hạng mục về nguồn vốn và để hiểu rõ hơn hạng mục lâm sinh, cơ sở hạ tầng, chi phí quản lý gồm những hoạt động nào ta có thể theo dõi điển hình một bảng vốn đầu tƣ cho phát triển rừng huyện Hòa Vang năm 2013 đƣợc trình bày dƣới đây:

Bảng 2.16. Vốn đầu tư phát triển rừng huyện Hòa Vang theo nguồn vốn năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Hạng mục Tổng Ngân sách Tự có Vay Tổng 31.317,132 3.082,170 18.896,173 9.338,789 I. Lâm sinh 25.469,620 2.469,620 14.380 8.620 1. QLBV rừng hiện có 1.260 1.260 - - - Rừng tự nhiên 1.100 1.100 - - - Rừng trồng 160 160 - - 2. Khoanh nuôi 210 210 - - - Có tác động 50 50 - - - Không tác động 160 160 - - 3. Giao rừng tự nhiên 89,620 89,620 - -

4. Trồng rừng+ Chăm sóc rừng 23.000 600 14.080 8.320 5. Xây dựng vƣờn, trại rừng 600 300 300 6. Trồng cây phân tán 250 250 - - 7. Vƣờn Ƣơm 60 60 - - 8. XD rừng giống - - - - II. Cơ sở hạ tầng 3.000,5 340,5 2.660 - 1. XD trạm quản lý bảo vệ rừng 20 20 - - 2. Sửa chữa bể nƣớc PCCCR - - - - 3. Xây dựng biển báo các

loại 24 24 - -

4. Xây dựng đƣờng trồng rừng 2.100 140 1.960 - 5. Xây dựng ranh cản lửa 750 50 700 - 6. Trang thiết bị QLBVR 106,500 106,500 - - III. Chi phí quản lý 2.847,012 272,050 1.856,173 718,789

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Theo số liệu tại bảng trên, thì tổng vốn đầu tƣ bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 là 31.317,132 triệu đồng. Trong đó: nguồn vốn từ ngân sách là 3.082,170 triệu đổng, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tƣ; nguồn vốn tự có là 18.896,173 triệu đồng, chiếm 60,4% tổng vốn đầu tƣ; nguồn vốn vay là 9.338,789 triệu đồng, chiếm 29,8%. Nhìn chung, nhà nƣớc vẫn chƣa có nhiều sự quan tâm đầu tƣ nhiều liên quan đến lĩnh vực sản xuất và phát triển rừng tại địa phƣơng. Vốn đầu tƣ đa số là vốn tự có của ngƣời sản xuất tự bỏ ra đầu tƣ. Qúa trình đầu tƣ là liên tục đòi hỏi ngƣời sản xuất rừng cần phải có một số vốn ổn định trong tay thì sản xuất và phát triển rừng mới phát huy đƣợc hiệu quả tối đa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)