6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Những dự báo
a. Dự báo về nhu cầu phát triển tài nguyên rừng và môi trường
Trong những năm tới, với định hƣớng xây dựng thành phố môi trƣờng thì rừng giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, tạo cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học.
Do đặc điểm địa lý tự nhiên, địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, dự kiến xây dựng các khu công nghiệp, các hồ đập thủy điện và các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố trong thời gian tới nên nhu cầu phòng hộ, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng cũng nhƣ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý hiếm của hệ sinh thái rừng trên địa bàn trong thời gian tới là rất lớn.
Nhu cầu về rừng phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và tạo cảnh quan vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới do dân số tiếp tục gia tăng, sự phát triển các đô thị, các khu công nghiệp, các hồ đập thủy điện. Vì vậy, cần tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng rừng phòng hộ đầu nguồn, nâng cao diện tích rừng phòng hộ môi trƣờng, cảnh quan quan bằng hình thức làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng rừng tập trung bằng những loại cây có khả năng phòng hộ, trồng rừng ở các vùng cát ven biển, trồng cây phân tán ở các khu đô thị, khu công nghiệp.
Nhu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới trên địa bàn thành phố là rất lớn, nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng hiện có, bảo vệ nguồn gen,
bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng hiện có mặt tại các Khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện Chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng sinh thái Trung Trƣờng Sơn.
b. Dự báo về nhu cầu lâm sản
Cùng với quá trình đô thị hóa, nhu cầu sử dụng gỗ của ngƣời dân trong các năm đến vẫn tăng cao, nguyên vật liệu thay thế gỗ trong xây dựng, đồ dùng nội thất phát triển phong phú và đa dạng nhƣng chƣa thể thay thế hoàn toàn gỗ. Dự báo nhu cầu về lâm sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014-2020 đƣợc dự báo nhƣ sau:
Bảng 3.1. Nhu cầu lâm sản thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014-2020
Hạng mục ĐVT Bình quân năm theo giai đoạn 2013-2016 2017-2020 1. Tổng nhu cầu gỗ m3/năm 483.000 555.000 - Gỗ tròn từ rừng tự nhiên m3/năm 70.000 62.000 - Gỗ rừng trồng (chế biến bột
giấy, dăm giấy) m
3/năm 400.000 500.000 - Gỗ rừng trồng phục vụ các
xƣởng chế biến m
3/năm 42.000 57.000 2. Nhu cầu lâm sản ngoài gỗ
- Tre, nứa 1.000
cây/năm 250.000 250.000 - Song, mây tấn/năm 600 750
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)
c. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực
- Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp
Khoa học công nghệ trong lâm nghiệp trong những năm tới sẽ đƣợc phát triển với trình độ cao nhƣ:
Công nghệ sinh học tạo giống cây trồng có năng suất chất lƣợng cao nhƣ công nghệ nuôi cấy mô.
Công nghệ tạo giống cây trồng rừng bằng giâm hom vẫn đang đƣợc áp dụng rộng rãi ở các thành phố trên cả nƣớc.
Công nghệ chế biến gỗ sẽ đƣợc thay bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại cho ra nhiều sản phẩm có giá trị tiêu thụ trong và ngoài nƣớc.
Công nghệ trồng rừng thâm canh sẽ đƣợc áp dụng rộng rãi để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm.
- Dự báo thị trƣờng lâm sản quốc tế: Dự báo thị trƣờng lâm sản đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đều qua các năm với tốc độ trung bình khoảng hơn 30%/năm. Thị trƣờng xuất khẩu các mặt hàng lâm sản sẽ đƣợc củng cố và phát triển mạnh, nhất là thị trƣờng các nƣớc ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Việc tập trung vào ba thị trƣờng lớn này một mặt tạo ra sức tiêu thụ lớn, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhƣng cũng đầy những rủi ro khi chính những thị trƣờng này có những biến động bất lợi nhƣ những bất ổn của thị trƣờng lâm sản Châu Âu hay những rào cản thƣơng mại nhƣ đạo luật Lacey (Mỹ), Luật về quản lý và buôn bán lâm sản Flegt (EU), các thị trƣờng nhập khẩu trong tƣơng lai là các nƣớc có sử dụng hệ thống chứng chỉ rừng FSC hoặc PEFC, chứng nhận COC...
- Dự báo thị trƣờng lâm sản nội địa: Trong thời gian đến cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thì nhu cầu về gỗ xây dựng, gỗ gia dụng trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nƣớc nói chung đều tăng cao. Vì vậy, ngoài việc duy trì khả năng tiêu thụ trên các thị trƣờng lớn đã có, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc và khu vực, hiện tại thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc đƣợc đánh giá là khá ổn định cho công nghiệp chế biến gỗ và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ chất lƣợng cao cũng dần gia tăng.