6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế rừng
- Đến năm 2013, huyện Hòa Vang có khoảng 04 doanh nghiệp lớn làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp và một số công ty TNHH lâm nghiệp khác
song qui mô tƣơng đối nhỏ. Đó là Công ty liên doanh VIJACHIP Đà Nẵng chuyên chế biến dăm giấy xuất khẩu, với sản lƣợng bình quân 150 ngàn tấn/năm. Các mặt hàng đồ mộc xuất khẩu khác bao gồm bàn ghế, tủ, hàng thủ công mỹ nghệ... do một số đơn vị nhƣ Công ty Cổ phần Vinafor Đà Nẵng, Công ty cổ phần lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng, Công ty liên doanh lâm sản Việt Lang, Công ty liên doanh Gelstar và một số công ty TNHH khác thực hiện với khoảng 800.000 bộ sản phẩm/năm.
- Huyện Hòa Vang có 70 trang trại các loại, chủ yếu là trang trại nông lâm nghiệp kết hợp, 02 tổ hợp tác và 1.624 hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp.
- Về tình hình liên kết kinh tế:
+ Kinh tế hộ, chƣa liên kết giữa các lâm hộ với nhau để hình thành các tổ hợp tác, tăng năng lực sản xuất. Liên kết hộ chủ yếu giữa những hộ có quan hệ huyết thống với nhau. Lâm sản do lâm hộ sản xuất đã có doanh nghiệp thu mua và luôn đảm bảo đƣợc đầu ra tƣơng đối ổn định. Giữa hộ lâm nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp tuy có mối liên hệ nhƣng vẫn chƣa hình thành một mối liên kết bền vững và lâu dài, chƣa tạo đƣợc một quá trình sản xuất hiệu quả, thông suốt từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm.
+ Đối với kinh tế trang trại chƣa liên kết với các doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ lâm nghiệp trong quá trình sản xuất lâm sản hàng hóa.
+ Tổ hợp tác, hợp tác xã trong lâm nghiệp rất ít nên không hỗ trợ liên kết các hộ mở rộng sản xuất lâm sản.
Nhìn chung, trong lâm nghiệp ở huyện chƣa hình thành các mô hình liên kết, những liên kết này chƣa chặt chẽ, rõ ràng do bản thân các doanh nghiệp, hộ lâm nghiệp, hợp tác xã chƣa đủ năng lực thực hiện ở các khâu của quá trình sản xuất.