Thực trạng về mở rộng quy mô rừng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 48 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về mở rộng quy mô rừng

- Diện tích rừng, độ che phủ rừng

+ Diễn biến diện tích rừng, độ che phủ rừng qua các năm

Theo số liệu theo dõi diễn biến hiện trạng rừng huyện Hòa Vang qua các năm gần đây, tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang biến động nhƣ sau:

Bảng 2.5. Diện tích và độ che phủ rừng huyện Hòa Vang các năm gần đây

TT Năm Diện tích tự nhiên(ha) Diện tích đất rừng(ha) Tỷ lệ che phủ (%) Tổng số tự nhiên Rừng Rừng trồng 1 2008 73.388 51.600,8 36.158,2 15.442,6 40,5 2 2009 73.367 51.545,5 36.222,0 15.323,5 40,1 3 2010 73.487 50.937,1 35.123,0 15.814,1 39,5 4 2011 73.489,0 50.939,0 35.122,2 15.816,8 39,3 5 2012 73.489,0 51.297,6 34.924,4 16.373,2 40,0 6 2013 73.489,0 51.297,6 34.924,4 16.373,2 39,2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Qua bảng số liệu về diện tích và độ che phủ rừng huyện Hòa Vang qua các năm gần đây, ta thấy diện tích đất rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang có xu hƣớng giảm. Năm 2008, diện tích đất rừng đạt 51.600,8 ha; đến năm 2013, diện tích đất rừng đạt 51.297,6 ha, giảm 303,2 ha so với năm 2008. Và diện tích đất rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang có xu hƣớng giảm nhƣ vậy để thực hiện theo chủ trƣơng phát triển chung của thành phố (thành phố du lịch), vì vậy một số diện tích đất rừng nhƣờng chỗ cho các khu du lịch sinh thái, khu

vui chơi giải trí của thành phố…Hơn nữa, tệ nạn chặt phá rừng để làm rẫy hoặc chuyển mục đích sử dụng khác của ngƣời dân nhất là ngƣời dân ở các xã vùng núi cao đã ảnh hƣởng không ít đến diện tích rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang.

Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng, năm 2008, tỷ lệ che phủ rừng huyện Hòa Vang là 40,5%, tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo, đến năm 2012, tỷ lệ che phủ rừng tăng trở lại với tỷ lệ 40%. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2012 của huyện Hòa Vang đạt đƣợc 40% là sự đóng góp công sức, nổ lực không ngừng của các cấp cơ quan chính quyền trong việc chỉ đạo, quản lý phát triển rừng chủ yếu thông qua các chính sách phát triển rừng theo từng giai đoạn và ý thức bảo vệ và phát triển rừng ngƣời dân dần đƣợc nâng cao thông qua việc tuyên truyền của các ngành chức năng, nhận thức giá trị kinh tế, xã hội và môi trƣờng từ rừng...Nhƣng, đến cuối năm 2013, tỷ lệ che phủ rừng giảm đạt 39,2% mà nguyên nhân chính là do sự tàn phá nặng nề của cơn bão Nari (cơn bão số 11) đã gây thiệt hại đáng kể về tài nguyên rừng, nhất là thiệt hại rừng trồng của nhân dân. Cụ thể, diện tích rừng bị thiệt hại do cơn bão Nari gây ra trên địa bàn huyện Hòa Vang nhƣ sau:

Bảng 2.6. Số hộ và diện tích rừng trồng bị thiệt hại do cơn bão Nari trên địa bàn huyện Hòa Vang

TT Đơn vị Số hộ bị thiệt hại do bão (hộ) Diện tích rừng thiệt hại thực tế (ha) Diện tích rừng hỗ trợ trồng lại (ha) Huyện Hòa Vang 1.941 4.561,20 4.73,50 1 Xã Hoà Nhơn 410 705,35 664,45 2 Xã Hòa Phong 118 164,01 153,20 3 Xã Hòa Phú 745 1.724,59 1.550,35 4 Xã Hòa Ninh 345 939,61 820,45 5 Xã Hoà Sơn 146 291,84 281,60 6 Xã Hòa Khƣơng 43 365,00 355,00 7 Xã Hoà Liên 39 156,20 145,65 8 Xã Hòa Bắc 95 214,60 202,80

Qua bảng số liệu trên cho thấy có khoảng 1.941 hộ sản xuất rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ cơn bão Nari với diện tích rừng thực tế bị tàn phá khoảng 4.561,20 ha và diện tích Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣời dân trồng mới sau bão là 4.73,50 ha.

Do ảnh hƣởng nặng nề của cơn bão số 11 (bão Nari) năm 2013 đã làm thiệt hại nặng trên 4.561,20 hadiện tích rừng trồng của 1.941 hộ dân, ƣớc tính giá trị thiệt hại khoảng hơn 100 tỷ đồng, trong đó địa phƣơng có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là xã Hòa Phú và Hòa Ninh.

Thực trạng quy mô rừng thể hiện qua mặt diện tích rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang qua các năm giảm nhƣng không nhiều và đang có xu hƣớng phục hồi thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Diện tích và tốc độ tăng diện tích rừng qua các năm

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích đất rừng (ha) 51.545,5 50.937,1 50.939,0 51.297,6 51.297,6 Tốc độ tăng (%) -1,18 0,00 0,70 0,00

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy diện tích đất rừng huyện Hòa Vang từ năm 2009 đến năm 2010 giảm đáng kể, tốc độ tăng diện tích rừng từ năm 2009 đến năm 2010 là – 1,18%, từ năm 2010 đến năm 2011 tốc độ tăng diện tích rừng giữ ổn định và tăng lên vào năm 2012 với con số 0,7%.

- Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang theo 03 loại rừng đƣợc thể hiện dƣới bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.8. Diện tích rừng theo 03 loại rừng huyện Hòa Vang qua các năm ĐVT: Ha Năm Diện tích tự nhiên Đất lâm nghiệp Đất khác Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất 2009 73.367,0 51.545,5 28.248,5 8.850,5 14.446,5 21.821,5 2010 73.487,0 50.937,1 28.000,0 8.489,0 14.448,1 22.549,9 2011 73.489,0 50.939,0 28.000,0 8.489,0 14.450,0 22.550,0 2012 70.734,6 51.297,6 28.030,0 8.519,5 14.748,1 19.437,0 2013 70.734,6 51.297,6 28.030,0 8.519,5 14.748,1 19.437,0

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Từ bảng số liệu trên thể hiện tổng diện tích đất rừng huyện Hòa Vang năm 2013 là 51.297,6 ha. Trong đó, diện tích đất đặc dụng là 28.030,0 ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 8.519,5 ha, diện tích đất rừng sản xuất là 14.748,1 ha, chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 54,6%, 16,6% và 28,8% trong tổng diện tích đất rừng hiện có.

b. Tình hình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên

- Trồng rừng

Phát triển rừng không chỉ là quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn trồng mới rừng. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, tầm quan trọng của rừng với sự biến đổi khí hậu và môi trƣờng. Vì vậy, công tác trồng rừng đƣợc địa phƣơng hết sức chú trọng thông qua bảng số liệu nhƣ sau:

Bảng 2.9. Tình hình trồng rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2009-2013

ĐVT: Ha

Giai đoạn TT Loại rừng Tổng cộng BQ/năm

2 0 0 9 -2 0 1 3 Tổng cộng 6.350 1.270 Trồng mới 930 186 Trồng lại 5.420 1.084 1 Rừng đặc dụng 350 70 Trồng mới 350 70 Trồng lại - 2 Rừng phòng hộ 760 152 Trồng mới 80 16 Trồng lại 680 136 3 Rừng sản xuất 5.240 1.048 Trồng mới 500 100 Trồng lại 4.740 948

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Công tác trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đã đƣợc các cấp đơn vị quan tâm. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi rõ rệt, khoảng 70% diện tích trồng rừng mới là cây nguyên liệu (Keo lai), diện tích trồng Thông và một số cây bản địa khác khoảng 30%.

Hiện tại có 3 vƣờn ƣơm của các đơn vị sản xuất lâm nghiệp với tổng công suất trên 1,5 triệu cây/năm. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 12 cơ sở ƣơm giống cây lâm nghiệp do nhân dân thực hiện với công xuất khoảng 1,2 triệu cây/năm.

Từ năm 2009 đến hết năm 2013 huyện Hòa Vang đã trồng 6.350 ha rừng, bình quân đạt 1.270 ha/năm. Trong đó, trồng mới khoảng 930 ha và mỗi năm trồng khoảng 95 ngàn cây phân tán tƣơng đƣơng với 63 ha rừng trồng tập trung góp phần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn thành phố.

- Khoanh nuôi, phục hồi rừng

Khoanh nuôi, phục hồi rừng cũng là một khâu quan trọng trong công tác phát triển rừng tại địa phƣơng. Khối lƣợng và tiến độ khoanh nuôi phục hồi rừng trên địa bàn huyện Hòa Vang nhƣ sau:

Bảng 2.10. Khối lượng và tiến độ khoanh nuôi phục hồi rừng

ĐVT: Ha

STT Đơn vị Giai đoạn 2009-2013 Tổng BQ/năm Tổng cộng 1.500 300 - Kh.nuôi trồng BS 250 50 - Kh.nuôi tự nhiên 1250 250 1 Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa 1.000 200 - Kh.nuôi trồng BS 250 50 - Kh.nuôi tự nhiên 750 150 2 Khu rừng phòng hộ sông Cu Đê 500 100 - Kh.nuôi tự nhiên 500 100

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Theo bảng số liệu trên, từ năm 2009 đến năm 2013, bình quân mỗi năm trên địa bàn huyện Hòa Vang khoanh nuôi phục hồi khoảng 300 ha rừng. Trong đó, khoanh nuôi trồng bổ sung rừng khoảng 50 ha/năm, khoanh nuôi tự nhiên rừng khoảng 250 ha/năm. Việc khoanh nuôi phục hồi rừng đƣợc tiến hành tại khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa với khoảng 200 ha/năm và khu rừng phòng hộ song Cu Đê với khoảng 100 ha/năm.

- Xử lý sinh vật xâm hại rừng

Bằng nhiều con đƣờng xâm nhập, nhiều loài sinh vật ngoại lai gây hại ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh nói riêng đã và đang tác động đến môi trƣờng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Nguy hại hơn, nó còn ảnh hƣởng, gây nguy hiểm đến sức khỏe, mùa màng và nguy cơ tuyệt chủng các nguồn gen quý hiếm.

Bảng 2.11. Khối lượng xử lý sinh vật xâm hại rừng

ĐVT: Ha

TT Đơn vị Giai đoạn 2009-2013 Tổng BQ/năm Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa 250 50

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang, bình quân mỗi năm trên địa bàn xử lý khoảng 50 ha rừng bị sinh vật ngoại lai xâm hại, chúng đã và đang có nguy cơ tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, gây ảnh hƣởng bất lợi về lâm nghiệp, sinh kế địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)