6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Kết quả từ rừng
- Khối lượng sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp
nên việc khai thác lâm sản chủ yếu là khai thác gỗ rừng trồng, bình quân mỗi năm khai thác khoảng trên 95.000 m3
gỗ, 6.000 Ster củi các loại. Sản phẩm khai thác chủ yếu là Keo các loại, cung cấp cho cơ sở chế biến dăm giấy và một phần nhỏ làm nguyên liệu chế biến đồ mộc nội địa. Khối lƣợng sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp đƣợc thể hiện cụ thể thông qua bảng dƣới đây:
Bảng 2.17. Khối lượng sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp huyện Hòa Vang qua các năm
TT Hạng mục ĐVT Năm
2009 2010 2011 2012 2013 I Gỗ rừng trồng m3 95.050 95.560 97.750 99.400 99.500 1 Rừng sản xuất m3 90.850 90.310 92.200 93.800 95.800 2 Rừng phòng hộ m3 700 750 800 700 700 3 Ngoài Lâm nghiệp m3 3.500 4.500 4.750 4.900 3.000 II Lâm sản ngoài gỗ 1 Tre, Nứa 1.000cây 180 195 190 200 220 2 Song, mây tấn 242 247 245 250 255
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hòa Vang)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy khối lƣợng gỗ rừng trồng khai thác từ năm 2009 đến năm 2013 có xu hƣớng tăng lên. Cụ thể, khối lƣợng gỗ rừng trồng khai thác đƣợc năm 2009 khoảng 95.050 m3, tăng lên 99.500 m3
năm 2013. Trong khi diện tích đất rừng ngày càng có xu hƣớng giảm nhƣng khối lƣợng gỗ khai thác ngày càng có xu hƣớng tăng là do cơ cấu các loại rừng thời gian qua có sự thay đổi và tổng vốn đầu tƣ vào phát triển rừng có xu hƣớng tăng, kinh nghiệm làm rừng của ngƣời dân ngày càng tăng nên khối lƣợng khai thác đƣợc trên một đơn vị diện tích có xu hƣớng tăng. Nhƣng khối lƣợng khai thác rừng tăng không phải hoàn toàn dựa vào những yếu tố trên mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác nữa nhƣ khí hậu, địa hình, con ngƣời…
Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện chủ yếu là Tre, nứa, song, mây với sản lƣợng tre, nứa khai thác đƣợc khoảng từ 180 - 220 ngàn cây/năm, khối lƣợng khai thác song, mây khoảng từ 242 – 255 tấn/năm và thu nhặt một số lâm sản khác nhƣ: măng, mật ong...
- Giá trị sản xuất kinh doanh rừng
Khối lƣợng khai thác rừng có xu hƣớng tăng lên, nhƣng giá trị sản xuất kinh doanh hàng năm có tăng hay không lại là một vấn đề khác. Để biết giá trị sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang thời gian qua có tăng hay không đƣợc thể hiện thông qua bảng trình bày dƣới đây:
Bảng 2.18. Giá trị sản xuất kinh doanh
của ngành lâm nghiệp huyện Hòa Vang qua các năm
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2009 2010 2011 2012 2013 1 Giá trị sản xuất lâm
nghiệp Tỷ đồng 31,30 35,00 30,80 38,70 40,20 1.1 Trồng và nuôi rừng Tỷ đồng 1,50 1,62 1,70 1,78 2,00 1.2 Khai thác, chế biến gỗ, lâm sản Tỷ đồng 27,94 31,43 27,00 33,38 34,60 1.3 Dịch vụ lâm nghiệp Tỷ đồng 1,86 1,95 2,10 3,54 3,60 1.4 Tốc độ tăng trƣởng % - 11,82 -12,00 25,65 3,88 2 So sánh tỷ trọng lâm nghiệp 2.1 Tỷ trọng Lâm nghiệp so với ngành NN % 10,60 11,23 11,41 13,80 13,71 2.2 Tỷ trọng lâm nghiệp so với nền KT % 3,77 3,71 3,08 3,50 3,35 3 Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 3.1 Trồng rừng % 4,79 4,63 5,52 4,60 4,98 3.2 Khai thác gỗ và lâm sản % 89,27 89,80 87,66 86,25 86,07 3.3 Dịch vụ lâm nghiệp % 5,94 5,57 6,82 9,15 8,96
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Vang)
Qua bảng giá trị sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp huyện Hòa Vang qua các năm cho thấy tỷ lệ đóng góp GDP của lâm nghiệp đối với nền kinh tế của huyện Hòa Vang là không lớn, đóng góp trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với ngành nông nghiệp chỉ chiếm từ 10,60 - 13,80% và đóng góp vào GDP của huyện chỉ từ 3,08 - 3,77% nhƣng hiệu quả môi trƣờng của
ngành lâm nghiệp mang lại là rất lớn là môi trƣờng sinh thái tốt thông qua độ che phủ của rừng.
Hiện tại giá trị sản xuất của kinh tế rừng đang thấp hơn nhiều so với tiềm năng của chuỗi giá trị thực của rừng. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 3,35% so trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
- Về môi trường
+ Duy trì độ che phủ rừng trong giai đoạn 2013-2020 ở mức từ 39- 45%. + Nâng cao chất lƣợng rừng phòng hộ, góp phần giảm thiên tai, điều hoà khí hậu, nguồn nƣớc, giảm xói mòn, nhiều loài động thực vật quý đƣợc bảo vệ tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Về xã hội, an ninh, quốc phòng
+ Giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho trên 1.500 lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo cho nhân dân vùng núi.
+ Góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, xoá đói, giảm nghèo. Phát triển rừng là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghèo đã mang lại lợi ích thiết thực cho ngƣời dân. Nếu so với năm 2011 thì năm 2012, có thêm khoảng 200 hộ thoát nghèo nhờ vào sản xuất lâm nghiệp. Cụ thể, dự án 661 toàn thành phố trồng đƣợc 3.567 ha rừng tập trung, tạo việc làm thƣờng xuyên cho 5.181 lao động, góp phần giảm số hộ đói nghèo trong vùng dự án.
+ Thoả mãn nhu cầu lâm sản, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. + Tạo ra nhiều chủng loại lâm sản hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
+ Tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển đặc biệt là ngành du lịch. + Gắn phát triển kinh tế nghề rừng với xã hội khu rừng, từng bƣớc nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc miền núi, góp phần tích cực thực hiện Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo.