6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số
Huyện Hòa Vang có tổng số 11 xã, bao gồm các xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phƣớc, Hòa Khƣơng. Theo số liệu thông kê, đến năm 2013 dân số trung bình của huyện Hòa Vang là 126.215 ngƣời, trong đó có 767 ngƣời dân tộc Cơ Tu (tập trung sinh sống ở Thôn Phú Túc, xã Hoà Phú và Thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hoà Bắc, sinh sống gần rừng, nguồn thu nhập chính là khai thác lâm sản và làm rẫy) chiếm 13,03% số dân toàn thành phố (theo niêm giám thống kê năm 2013), đó là nhờ thực hiện tốt công tác dân số của huyện.
Tỷ lệ dân số nam và nữ biến động không nhiều trong những năm qua. Dân số nữ thƣờng cao hơn dân số nam, cụ thể theo số liệu năm 2013 dân số nữ là 63.947 ngƣời, chiếm 50,67% tổng số dân trung bình của toàn huyện. Dân cƣ phân bố không đồng đều ở các vùng. Dân cƣ tập trung đông đúc ở các xã vùng đồng bằng với mật độ dân số trung bình là 1.154 ngƣời/km2 và thƣa thớt ở các xã miền núi (Hòa Bắc 10 ngƣời/km2, Hòa Ninh 41 ngƣời/km2
, Hoà Phú 50 ngƣời/km2
). Mật độ dân số bình quân trong năm 2013 là 172 ngƣời/km2 ( theo niêm giám thống kê năm 2013). Chất lƣợng dân số ngày càng đƣợc nâng lên, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân chung của cả vùng.
Công tác truyền thông về dân số và kế hoạch hóa gia đình nhiều năm qua chƣa đƣợc quan tâm sâu sắc, tỷ suất sinh thô tăng 3,07‰ từ 14,23‰ năm 2010 lên 17,30‰ năm 2010. Điều này đòi hỏi công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của huyện cần đƣợc sự chỉ đạo quan tâm cấp lãnh đạo huyện và cả sự kết hợp của ngƣời dân.
phát triển của toàn huyện, vì vậy nhiều năm qua, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc và các cấp lãnh đạo tại địa phƣơng nên chất lƣợng dân số tại huyện đƣợc cải thiện rõ rệt. Cụ thể, năm 2010, tỷ lệ trẻ em dƣới 05 tuổi suy dinh dƣỡng là 13,08% giảm 3,28% xuống còn 9,8% năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 1,7% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 11,28% năm 2013. Số trẻ em bỏ học và lƣời học còn lớn, các tệ nạn xã hội ảnh hƣởng đến trẻ em chƣa có chiều hƣớng giảm, truyền thông gia đình có nguy cơ bị xói mòn…
- Lao động
Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 70.960 ngƣời, chiếm 56,22% dân số toàn huyện, dân số dƣới độ tuổi lao động là 32.277 ngƣời chiếm 25,57% dân số toàn huyện, dân số trên độ tuổi lao động là 15.499 ngƣời chiếm 12,28% dân số toàn huyện. Lực lƣợng lao động trên địa bàn huyện phân theo ngành kinh tế đƣợc thể hiện thông qua bảng sau đây:
Bảng 2.1. Lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang (Chia theo ngành kinh tế)
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 I. Tổng số (ngƣời) 61.132 65.356 67.042 69.384 70.960
Chia theo ngành nghề
1. Nông, lâm, thủy sản 27.876 29.802 25.812 24.083 21.642 2. Công nghiệp, xây dựng 14.916 15.947 18.168 20.663 22.374 3. Thƣơng mại, dịch vụ 18.340 19.607 23.062 24.638 26.944 II. Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông, lâm, thủy sản 45,60 45,60 38,50 34,71 30,50 2. Công nghiệp, xây dựng 24,4 24,4 27,10 29,78 31,53 3. Thƣơng mại, dịch vụ 30,0 30,0 34,40 35,51 37,97
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)
Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của huyện tăng đều qua các năm. Lao động vẫn tập trung ở các ngành nông - lâm
- thủy sản. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động nông – lâm – thủy sản tuy giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, cụ thể là năm 2009 tỷ lệ lao động trong ngành này là 45,60% tuy nhiên đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 30,50%. Trong khi đó, lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và thƣơng mại dịch vụ lại tăng.
Xem xét lực lƣợng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ta dựa vào bảng sau:
Bảng 2.2. Lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang (Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật)
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số(ngƣời) 61.132 65.356 67.042 69.384 70.960 1. Công nhân kỹ thuật 4.380 4.392 4.592 4.892 5.198 2. Trung học chuyên nghiệp 3.570 3.588 3.935 4.274 4.737 3. Cao đẳng, đại học trở lên 4.198 4.215 4.566 4.933 5.454 4. Khác 48.984 53.161 53.949 55.285 55.571 II. Cơ cấu(%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Công nhân kỹ thuật 7.16 6,72 6,85 7,05 7,33 2. Trung học chuyên nghiệp 5.84 5,49 5,87 6,16 6,67 3. Cao đẳng, đại học trở lên 6.87 6,45 6,81 7,11 7,69 4. Khác 80.13 81,34 80,47 79,68 78,31
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)
Cơ cấu lao động trên cho thấy lực lƣợng lao động chủ yếu trong huyện vẫn là lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp, thƣơng mại dich vụ phát triển chƣa xứng với tiềm năng. Lực lƣợng đƣợc đào tạo trong toàn huyện năm 2013 chiếm 21,69% tổng lực lƣợng lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Lao động đƣợc đào tạo chủ yếu thuộc các ngành nghề về kinh tế, du lịch, công nghiệp sửa chữa xe, may mặc, sửa chữa điện dân dụng, điện tử…
- Truyền thống, tập quán
Huyện Hòa Vang có nguồn lao động dồi dào, truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp từ lâu nên tích lũy đƣợc khá nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, đây cũng là một lợi thế to lớn về nguồn lực giúp phát triển rừng. Nghề sản xuất
rừng có chu kỳ phát triển tƣơng đối dài, sản xuất trên một vùng đồi núi rộng lớn, địa hình đồi núi khó khăn cho việc đi lại, xa khu dân cƣ, vì vậy, nghề rừng đòi hỏi những ngƣời lao động cần cù, siêng năng, chịu khó với nghề và cần có sức khỏe. Lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang xuất phát từ những gia đình chủ yếu là nông dân, vốn mang trong mình bản tính chịu thƣơng, chịu khó, thƣờng xuyên quen với những công việc mang tính chất nặng nhọc và biết cố gắng để vƣơn lên thoát nghèo. Điều này là hết sức cần thiết đối với nghề sản xuất rừng.