6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Giải pháp về xây dựng cơ cấu các loại rừng hợp lý
Định hƣớng tái cơ cấu ngành trong thời gian tới là sẽ điều chỉnh cơ cấu 03 loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất nhằm phát huy giá trị của từng loại rừng. Cơ cấu rừng hợp lý là cơ cấu rừng chú trọng một số nội dung sau:
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, coi đây là giải pháp đầu tiên nhằm ổn định sự phát triển của ngành. Trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt cần thiết phải có sự xem xét, điều chỉnh lại một cách hợp lý. Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng cần tiến hành rà soát các tiêu chí cụ thể, có kế hoạch chuyển một phần đối tƣợng rừng này sang rừng sản xuất để tạo điều kiện cho ngƣời dân có quỹ đất để phát triển sản xuất. Xây dựng quy hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng, gắn với quy hoạch chế biến lâm sản, đảm bảo phát triển bền vững nguồn nguyên liệu.
- Phát triển, nâng cao chất lƣợng rừng tự nhiên. Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng không khai thác rừng tự nhiên trong giai đoạn từ 2013 đến năm 2020 nhằm thực hiện các biện pháp nuôi dƣỡng, phục hồi rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học cho các vùng sinh thái rừng trên địa bàn huyện. Thực hiện giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng trên các đối tƣơng rừng non chƣa có trữ lƣợng, rừng nghèo, coi đây là giải pháp nhằm nâng cao, ổn định độ che phủ rừng.
- Thực hiện các giải pháp trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng rừng kinh tế. Đối với trồng rừng đặc dụng cần nghiên cứu chọn lọc loài cây trồng, phƣơng thức trồng phù hợp, bảo đảm tính đa dạng sinh học, tính đặc trƣng của các khu rừng. Đối với trồng rừng phòng hộ, thực hiện việc bố trí trồng hỗn giao các loài cây gỗ lớn với các loài cây phụ trợ với mật độ trồng thích hợp, tạo nên khu rừng có nhiều tầng tán để nâng cao hiệu quả giữ nƣớc, bảo vệ đất, chống gió bão,... Đối với trồng rừng sản xuất, thực hiện các biện pháp
thâm canh kỹ thuật nhƣ chọn lọc giống có năng suất, chất lƣợng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh rừng.
- Chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ, chủ yếu hiện nay là khai thác hợp lý nguồn nhựa thông trên diện tích rừng thông hiện có tại các đơn vị và các địa phƣơng. Gắn việc khai thác nhựa với công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng, giải quyết công việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. Ngoài ra cần có các giải pháp quy hoạch phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ, tre, nứa, lá, mây, nhằm phục vụ cho phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện.
Từ những phân tích trên, việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn huyện Hòa Vang nhƣ sau:
Bảng 3.2. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2015-2020
Đơn vị tính: Ha
Đơn vị hành chính Diện tích đất rừng
Phân theo chức năng rừng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Huyện Hoà Vang 51.737,1 26.751,3 8.693,8 16.292,0 Xã Hoà Bắc 31.303,1 20.693,6 4.527,5 6.082,0 Xã Hoà Khƣơng 2.239,4 1.344,3 895,1 Xã Hoà Liên 1.291,6 296,9 994,7 Xã Hoà Ninh 7.629,1 3.823,6 1.412,4 2.393,1 Xã Hoà Phú 7.244,7 2.234,1 1.009,4 4.001,2 Xã Hoà Nhơn 1.139,2 103,3 1.035,9 Xã Hoà Sơn 890,0 890,0
Bảng 3.3. Quy hoạch sử dụng đất cho rừng đặc dụng huyện Hòa Vang Đơn vị tính: ha Giai đoạn Tổng diện tích Đất có rừng Đất chƣa có rừng Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đến năm 2015 26.751,3 25.772,2 25.255,6 516,6 979,1 Đến năm 2020 26.751,3 26.472,2 25.455,6 1.016,6 279,1
(Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)
Bảng 3.4. Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ huyện Hòa Vang
Đơn vị tính: Ha
Giai đoạn Tổng diện tích Đất có rừng Đất chƣa có rừng Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đến năm 2015 8.693,8 8.471,9 8.004,2 467,7 221,9 Đến năm 2020 8.693,8 8.691,9 8.024,2 667,7 1,9
(Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)
Bảng 3.5. Diện tích quy hoạch cho rừng sản xuất huyện Hòa Vang
Đơn vị tính: Ha
Giai đoạn Tổng diện tích Đất có rừng Đất chƣa có rừng Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đến năm 2015 16.292,0 16.103,1 3.815,3 12.287,8 188,9 Đến năm 2020 16.292,0 16.253,1 3.815,3 12.437,8 38,9
Qua các bảng số liệu đƣợc trình bày trên, quy hoạch diện tích đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất giai đoạn 2015-2010 lần lƣợt là 26.751,3 ha; 8.693,8 ha; 16.292,0 ha. Diện tích đất chƣa có rừng của 03 loại rừng trên sẽ có kế hoạch để giảm dần từ nay cho đến năm 2020.
Và cơ cấu 03 loại rừng giai đoạn 2015-2020 duy trì ổn định nhƣ sau:
Bảng 3.6. Quy hoạch cơ cấu 03 loại rừng huyện Hòa Vang giai đoạn 2015-2020
ĐVT: % Loại rừng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Cơ cấu rừng 51,71 16,80 31,49
(Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang)
Theo bảng số liệu đƣợc trình bày ở trên thì, cơ cấu rừng huyện Hòa Vang giai đoạn 2015-2020 sẽ đƣợc điều chỉnh theo hƣớng giảm dần diện tích đất rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất phù hợp theo những nội dung đƣợc đề xuất phần trên. Theo đó, diện tích rừng đặc dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 51,71%; diện tích rừng phòng hộ chiếm tỷ trọng 16,80%, diện tích rừng sản xuất chiếm 31,49%.