Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.198,24 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) là 293,12 tỷ đồng; công nghiệp, xây dựng 538,70 tỷ đồng; thƣơng mại, dịch vụ 366,42 tỷ đồng. Theo số liệu tại bảng 2.3, ta nhận thấy rằng tổng giá trị sản xuất (tính theo giá cố định 1994) của huyện đã tăng từ 830,40 tỷ đồng năm 2009 lên 1.198,24 tỷ đồng năm 2013 (gấp gần 1,44 lần so với năm 2009).

Bảng 2.3. Gía trị và tốc độ tăng trưởng sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Hòa Vang qua các năm (theo giá cố định 1994)

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Toàn huyện Gía trị (tỷ đồng) 830,40 943,00 1.000,80 1.104,60 1.198,24 Tăng trƣởng(%) 11,80 13,60 6,10 10,40 8,48 TĐ TT BQ(%) 10.08 Nông, lâm, thủy sản Gía trị (tỷ đồng) 295,30 311,70 270,00 280,36 293,12 Tăng trƣởng(%) 5,60 5,20 -13,40 3,80 4,55 TĐ TT BQ(%) 3,83 Công nghiệp, Xây dựng Gía trị (tỷ đồng) 342,20 398,80 458,10 507,17 538,70 Tăng trƣởng(%) 15,50 16,50 14,90 10,70 6,22 TĐ TT BQ(%) 12,76 Thƣơng mại, dịch vụ Gía trị (tỷ đồng) 192,90 232,5 272,7 308,55 366,42 Tăng trƣởng(%) 16,50 20,00 17,30 13,10 18,76 TĐ TT BQ(%) 17,13

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt 10,8%. Đóng góp lớn vào tăng trƣởng giai đoạn 2009-2013 là sự tăng lên của ngành công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ. Trong đó: ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng bình quân 12,76%, ngành nông nghiệp tăng 3,83%, ngành thƣơng mại-dịch vụ tăng 17,13% .

b. Cơ cấu kinh tế

Có thể nhận thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn qua là khá tích cực. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm mạnh, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại – dịch vụ có xu hƣớng tăng nhanh. Cụ thể theo dõi bảng 2.4 dƣới đây:

Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang qua các năm (theo giá cố định năm 1994)

ĐVT: %

Ngành kinh tế Năm

2009 2010 2011 2012 2013 Toàn huyện 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông, lâm, thủy sản 35,56 33,05 26,98 25,38 24,46 Công nghiệp, Xây dựng 41,21 42,29 45,77 45,91 44,96 Thƣơng mại, dịch vụ 23,23 24,66 27,25 27,93 30,58

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Theo bảng số liệu đƣợc trình bày, ta thấy tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản giảm dần qua các năm, năm 2009, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 35,56%, đến năm 2013 tỷ trọng ngành này giảm còn 24,46%. Thay vào đó, tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ tăng lên. Từ năm 2009, tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ chiếm 23,23%, tăng lên 30,58% vào năm 2013. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng từ năm 2009 đến năm 2013 tăng lên 3,75%, từ 41,21% năm 2009 lên 44,96% năm 2013.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo chiều hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại – dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Việc chuyển dịch cơ cấu

tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế nhƣ vậy cũng phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng cũng nhƣ của cả nƣớc. Nhƣng điều này cũng không đồng nghĩa với vai trò, vị trí ngành nông, lâm, thủy sản ngày càng giảm dần. Mà trái lại, chính sự phát triển của nông nghiệp đã tạo thu nhập ổn định cho nông dân, tạo ổn định xã hội cũng nhƣ tạo tiền đề để phát triển các ngành khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)