Giải pháp gia tăng kết quả từ rừng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.6. Giải pháp gia tăng kết quả từ rừng

Để gia tăng kết quả từ rừng thì nâng cao năng suất, chất lƣợng giống cây lâm nghiệp là một nội dung rất quan trọng, trong đó nâng cao chất lƣợng giống cây lâm nghiệp là giải pháp cần phải tâm hàng đầu vì giống là yếu tố sinh học có tính quyết định trong năng suất và chất lƣợng sản phẩm, là tiền đề để phát huy các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến khác trong chu kỳ sản xuất. Sử dụng giống tốt là một biện pháp thâm canh mũi nhọn làm tăng sản lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả của trồng rừng, nhất là đối với trồng rừng sản xuất. Để đáp ứng các yêu cầu về giống cây lâm nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn giống có địa chỉ tin cậy, cây giống đƣa vào sản xuất chất lƣợng không đảm bảo... cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và chính sách hỗ trợ phát triển về giống cây lâm nghiệp.

- Chỉ đạo kiểm tra các hoạt động về giống lâm nghiệp trong phạm vi cả nƣớc để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý giống. Quy hoạch hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chất lƣợng cao trong phạm vi toàn quốc, đảm bảo cung cấp đấy đủ giống chất lƣợng tốt cho kế hoạch trồng rừng hàng năm.

- Nhà nƣớc hỗ trợ về đào tạo cán bộ, trang thiết bị tin học nhằm tăng cƣờng năng lực quản lý giống.

- Xây dựng kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chƣơng trình dự án về công nghệ sinh học, các đề tài nghiên cứu giống cây lâm nghiệp;

thực hiện công nhận giống mới theo Quy chế quản lý giống lâm nghiệp.

- Đảm bảo vốn cấp cho các hoạt động phục vụ sản xuất, nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp.

- Các đơn vị nghiên cứu các cấp tập trung vào việc tuyển chọn, lai tạo, khảo nghiệm các loài cây mới có năng suất và tính chống chịu phù hợp với vùng sinh thái.

- Các đơn vị đào tạo lâm nghiệp tập trung đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo cán bộ chuyên về giống lâm nghiệp, chuyên sâu về tuyển chọn, lai tạo giống mới, công nghệ sinh học, công nghệ gen, di truyền phân tử, kỹ thuật về nhân giống và quản lý vƣờn ƣơm.

- Tiếp tục thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giống, trọng tâm là Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo tiến trình đã quy định; Hình thành bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về quản lý giống cây lâm nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giống lâm nghiệp; Xây dựng và quản lý nguồn giống đƣợc cải thiện di truyền trên địa bàn huyện, đảm bảo cung cấp giống có kiểm soát trong huyện; Phát triển kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp theo hƣớng xã hội hoá với nhiều thành phần kinh tế, sản xuất và cung ứng giống tốt góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn giống cây rừng, nâng cao giá trị của rừng trồng.

- Xây dựng dự án tăng cƣờng năng lực về chất lƣợng giống và sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, để tạo ra đƣợc giống có chất lƣợng cao phục vụ trồng rừng trong và ngoài huyện. Cụ thể cần tập trung xây dựng rừng giống đối với một số loài Keo Tai tƣợng, Keo lƣỡi liềm và Mỡ. Chuyển hóa rừng giống các loài cây bản địa có giá trị trồng rừng kinh tế cao nhƣ Giổi, Chò chỉ, De gừng, Sồi Phảng, Kim Giao. Xây dựng và trang bị hoàn chỉnh khu nuôi cấy mô-tế bào đi vào hoạt động hiệu quả cao cung cấp cây giống lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô tế bào. Đào tạo nguồn nhân lực cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực

sản xuất giống sinh dƣỡng và nuôi cấy mô tế bào; quản lý rừng giống; kiểm nghiệm giống; bảo quản giống và các công tác khác có liên quan đến giống cây lâm nghiệp. Thiết lập hệ thống quản lý giống cho từng loài ở mỗi vùng sinh thái nói trên. Quy hoạch hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn huyện gồm các Viện và Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp, các vƣờn ƣơm cố định, đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp thành hệ thống thống nhất từ nghiên cứu, chọn lựa đến sản xuất. Trong giai đoạn tới chỉ đạo các vƣờn ƣơm đầu tƣ nâng cấp hệ thống trang thiết bị để tạo thành vƣờn ƣơm đạt chất lƣợng cao. Đầu tƣ tuyển chọn, tạo nguồn giống, nhập hạt giống chất lƣợng cao, tăng cƣờng áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống đáp ứng nhu cầu sản xuất, cung ứng giống lâm nghiệp phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm. Nghiên cứu các công nghệ chế biến mới để nâng cao năng lực chế biến và hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng; đẩy mạnh việc tinh chế sản phẩm và sản xuất đồ gỗ chất lƣợng cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)