ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 80 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC

THUẾ TP ĐÀ NẴNG

Trên cơ sở cơ chế quản lý tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm cùng với mơ hình quản lý thuế theo chức năng, để góp phần khắc phục những hạn chế đã nêu trên nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Cục Thuế TP Đà Nẵng đã đề ra phƣơng hƣớng hoạt động cụ thể với những nhiệm vụ chính sau:

3.1.1. Tăng cƣờng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng nhằm tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN

- Tiếp tục phát huy kết quả đạt đƣợc trong các năm qua, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành; triển khai kịp thời, nghiêm túc những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, chỉ đạo thực hiện hoàn thành vƣợt mức dự tốn thu NSNN nói chung và thuế GTGT trong các năm tới; đảm bảo đúng chính sách, chế độ, cơng khai, minh bạch và cơng bằng góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nuôi dƣỡng nguồn thu cho NSNN.

- Tăng cƣờng rà soát, quản lý chặt chẽ, đầy đủ đối tƣợng, nguồn thu thuế GTGT trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ việc hồn thuế GTGT; phối hợp tích cực giữa các cơ quan, các lực lƣợng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế GTGT, chống gian lận thƣơng mại buôn lậu. Phấn đấu giảm dần tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT qua các năm.

- Thực hiện kịp thời, cơng khai minh bạch các chính sách thuế GTGT ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực qua việc đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời các cá nhân, tổ chức chấp hành tốt luật thuế. Đồng thời phê phán các hành vi trốn thuế, gian lận

thuế, nhất là các DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp lên phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề thuế GTGT tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, tiềm ẩn khả năng thất thu thuế GTGT nhƣ: DN hồn thuế lớn, DN chấp hành khơng tốt chế độ hóa đơn, chứng từ, DN kê khai doanh thu, thuế không sát với thực tế kinh doanh,…trong đó tiếp tục xác định hoạt động kinh doanh ăn uống, khách sạn, dịch vụ du lịch và hoạt động kinh doanh vận tải là đối tƣợng có rủi ro cao. Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện theo nguyên tắc phân tích rủi ro khách quan, đúng đối tƣợng, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tại DN để tăng thêm số lƣợng DN đƣợc thanh tra, kiểm tra; tăng cƣờng quy tắc ứng xử của các thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra với đối tƣợng đƣợc thanh tra, kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng; không để xảy ra phản ứng, khiếu kiện.

- Tập trung lực lƣợng cán bộ thuế để đẩy mạnh công tác kiểm tra GTGT nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các gian lận về thuế, chống thất thu thuế GTGT, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế trong đó tập trung bám sát các DN có nợ đọng lớn, chây ỳ, thực hiện phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh, năng lực tài chính và các mối quan hệ trong kinh doanh để có biện pháp đơn đốc thu nợ có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc, Ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ đọng thuế GTGT và các khoản phải nộp ngân sách.

- Tạo chuyển biến cơ bản trong phối hợp chống thất thu ở các cấp: Phối hợp với UBND quận, huyện, các ngành có liên quan trong hoạt động chống thất thu chủ động cung cấp cho CQT các thơng tin, tài liệu có liên quan cơng tác quản lý thuế GTGT, chống thất thu về thuế GTGT trên địa bàn.

- Vấn đề nộp thuế thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại cần đƣợc quan tâm hơn và có sự phối hợp của các cơ quan liên quan theo tiến trình cải cách của các ngành liên quan nhƣ Kho bạc Nhà nƣớc khi hiện nay có xu hƣớng khơng sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thanh tốn, thu nộp các khoản thuộc NSNN.

3.1.2. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế giá trị gia tăng nhằm khai thác nguồn thu đạt hiệu quả

- Xây dựng, củng cố và hồn thiện bộ máy ngành thuế từ Văn phịng Cục đến các Chi cục thuế. Thực hiện tốt kế hoạch tinh giảm biên chế, luân chuyển cán bộ, tăng cƣờng cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị cho cán bộ thuế để đáp ứng đƣợc tình hình, nhiệm vụ mới. Chấn chỉnh kỷ cƣơng, kỷ luật đối với cán bộ trong ngành.

- Bộ máy quản lý thuế GTGT cần đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng ƣu tiên cho việc thực hiện các chức năng quản lý thuế cơ bản: Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế; Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế và Thanh tra, kiểm tra thuế kết hợp với mơ hình quản lý theo ĐTNT nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế hiện đại trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Tăng cƣờng quản lý thuế giá trị gia tăng theo hƣớng hiện đại hóa

Việc hiện đại hóa trong quản lý thuế GTGT đƣợc thực hiện theo hƣớng tăng cƣờng ứng dụng các công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu của quản lý thuế từ tổ chức bộ máy, cán bộ đến quy trình – thủ tục thu thuế.

- Trong tổ chức bộ máy và cán bộ: Việc hiện đại hóa đƣợc thực hiện từ việc tổ chức các bộ phận, các khâu quản lý phải phù hợp với chƣơng trình quản lý hiện đại; sử dụng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quản lý; yêu cầu đối với cán bộ trong việc trang bị kiến thức và sử dụng các quy trình, thiết bị hiện đại phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý thuế.

- Trong quy trình quản lý thuế: Từ khâu tuyên truyền, hỗ trợ đối tƣợng; Xử lý tờ khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra; quản lý thu nợ đều thực hiện tin hóa học ứng dụng cơng nghệ thông tin.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu NNT đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nƣớc, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với q trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 80 - 83)