Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 83 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế giá trị gia tăng

Thực hiện chủ trƣơng cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý thuế chủ yếu theo mơ hình chức năng kết hợp với quản lý theo đối tƣợng nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế một cách đầy đủ, để các DN có thể thực hiện tự khai và tự nộp thuế vào NSNN. Thực hiện theo hƣớng này sẽ tạo điều kiện cho CQT tập trung quản lý thu các loại thuế mới và NNT một cách hiệu quả. Mỗi cán bộ thuế chỉ cần chuyên sâu vào chuyên mơn hóa chức năng quản lý thuế, nâng cao năng lực làm việc và tạo điều kiện cho cán bộ cải thiện chất lƣợng làm việc. Giảm khả năng thông đồng giữa NNT và cán bộ thuế góp phần củng cố sự trong sạch của đội ngũ cán bộ thuế.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy hiện nay vẫn còn một số bất cập cần đƣợc bổ sung, đó là:

- Xác định ranh giới trách nhiệm và tăng cƣờng phối hợp giữa các bộ phận chức năng; thực hiện rà soát, đánh giá quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận tại CQT trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của ngành Thuế và việc phân công nhiệm vụ của các bộ phận trong CQT để nâng cao

hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế GTGT nói riêng và các loại thuế khác nói chung. Một số đề xuất cụ thể:

Cần xác định rõ ranh giới trách nhiệm giữa bộ phận kê khai và kế toán thuế với bộ phận kiểm tra thuế GTGT. Cả kiểm tra và kê khai thuế đều có thể dẫn đến điều chỉnh số liệu nhƣng ở những giai đoạn và mức độ khác nhau. Trong đó kê khai và kế toán thuế chỉ kiểm tra lỗi số học đối với hồ sơ thuế của NNT, còn bộ phận kiểm tra thuế phân tích thơng tin trên hồ sơ khai thuế để phát hiện nghi vấn và yêu cầu đơn vị giải trình, bổ sung hay tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT nếu cần thiết.

Kiểm tra và Quản lý nợ đều có chức năng quản lý số thu thuế GTGT, trong đó kiểm tra chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự tốn thu, cịn Quản lý nợ chịu trách nhiệm về hồ sơ đôn đốc nợ thuế. Nghĩa là số thuế phát sinh trong kỳ thuộc về kiểm tra, còn số nợ thuộc về quản lý nợ nhƣng theo quy định thì số tiền NNT nộp thì phải tính cho phần nộp số nợ trƣớc tiên sau đó mới tính đến số phát sinh, tiền phạt…. Do vậy, chuyển chức năng đốc thu và chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự toán thu từ bộ phận kiểm tra sang bộ phận quản lý nợ sẽ hợp lý hơn trong việc đánh giá tác động đến số thu trong kỳ. Trên cơ sở đó tập trung thời gian và lực lƣợng cho việc kiểm tra, giám sát NNT mang lại hiệu quả cao hơn trong mơ hình quản lý thuế theo chức năng.

Thành lập Phịng Pháp chế - Chính sách thuế độc lập với các bộ phận chức năng khác với chức năng tổ chức cơng tác pháp chế cho tồn Cục Thuế và hƣớng dẫn chính sách thuế cho các NNT.

- Điều chỉnh cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế ở các chức năng cho phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế: Tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức cho những chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra thuế

đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác quản lý thuế theo chức năng, hạn chế những sai phạm xảy ra trong cơng tác quản lý. Theo đó, cơ cấu cán bộ cơng chức ở các chức năng nhƣ sau: thanh tra, kiểm tra khoảng 30-35% tổng số cán bộ, tuyên truyền - hỗ trợ NNT khoảng 10-15% tổng số cán bộ, cƣỡng chế thu nợ khoảng 10% tổng số cán bộ, xử lý kê khai - kế toán thuế khoảng 10% tổng số cán bộ.

- Từng bƣớc hình thành các Chi cục Thuế vùng gắn với việc phân cấp NSNN trong giai đoạn tới để kiện toàn bộ máy cấp Chi cục Thuế tinh gọn, nhƣng đủ năng lực để thực hiện các chức năng quản lý thuế và đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả.

- Hiện nay, theo quy định của Tổng cục Thuế về chức năng, nhiệm vụ của các Phòng trong CQT vẫn cịn chƣa cụ thể, chƣa rõ ràng, dẫn đến đơi khi có sự đùn đẩy trong thực thi nhiệm vụ. Vì vậy bộ phận lãnh đạo CQT và Lãnh đạo các Phòng cần bàn bạc và thống nhất chức năng của các Phòng một cách cụ thể cho phù hợp với thực tế công tác quản lý thuế tại địa phƣơng, để đảm bảo khi phát sinh nhiệm vụ có sự phối hợp thống nhất của các Phịng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơng việc. Sau khi thống nhất thực hiện thì báo cáo Tổng cục Thuế về những vƣớng mắc và những góp ý để Tổng cục Thuế trên cơ sở đó có những sửa đổi quy trình quản lý thuế, bổ sung cụ thể nhiệm vụ chức năng của các Phòng, đội thuế trong thời gian đến.

Xây dựng bộ máy gắn với quy trình quản lý thuế là một cơng việc khó khăn phức tạp, nhƣng đây là vấn đề có tính cấp thiết và chiến lƣợc để từng bƣớc hiện đại hóa ngành thuế theo hƣớng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 83 - 86)