6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Có rất nhiều nhân tố điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu như: Dân số, mật độ dân số, lao động …
a. Dân số, mật ộ dân số
- Dân số là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng trong đó có sản xuất hồ tiêu. Trong một giới hạn nhất định khi dân số gia tăng thì tỷ lệ thuận với số lượng lao động được tăng theo. Bên cạnh đó dân số còn chính là một bộ phận hình thành nên thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành nông nghiệp cũng như các ngành khác. Việc phát triển dân số sẽ tác động đến việc gia tăng mật độ dân số, khi mật độ dân số tăng sẽ tạo áp lực lên việc phát triển sản xuất nông nghiệp trong một giới hạn nhất định do diện tích đất đai bình quân trên đầu người sẽ bị giảm xuống do việc sản xuất cây hồ tiêu cần đất đai để canh tác.
b. Lao ộng
Khi dân số tăng sẽ làm gia tăng số lượng lao động và ngoài các nguồn lực như vốn, đất đai và các yếu tố đầu vào thì lao động là một trong những nguồn lực được đánh giá là khá quan trọng đặc biệt và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Lao động là một chi tiết, bộ phận quan trọng và không thể tách rời mang ý nghĩa liên kết, hòa quyện và kết nối giữa các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp và sản xuất hồ tiêu. Ngoài ra chính trình độ của lao động như kỹ thuật, kinh nghiệm của lao động có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc đưa ra các quyết định sản xuất và quyết định đến thành công của quá trình sản xuất nông nghiệp.
c. Tình hình thị trường sản phẩm và phát triển thương hiệu
Tình hình thị trường xuất khẩu ảnh hưởng mạnh tới tình hình sản xuất cũng như sự phát triển của cây công nghiệp lâu năm này. Hiện tại, tiêu của
Việt Nam đã có mặt tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 50% khối lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới.
Đối với việc tiêu dùng hạt tiêu trên thế giới, theo IPC nhận định tiêu thụ toàn cầu của tiêu đang tăng trưởng với tốc độ trung bình là 3%/năm, dẫn đầu là châu Á (chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc) và Trung Đông. Tăng trưởng từ Mỹ và châu Âu (bao gồm cả Nga) khá ổn định. Trọng lượng hạt tiêu được sử dụng và xuất khẩu thì hạt tiêu trắng chiếm 20%. Cân đối sản xuất – tiêu dùng hạt tiêu thế giới tiếp tục thiếu hụt sản lượng tiêu dùng.
Với sản lượng xuất khẩu của Việt Nam hơn 1/3 của thế giới thì tình hình thị trường thế giới một mặt chịu ảnh hưởng từ lượng cung hồ tiêu từ Việt Nam và mặt khác tình hình thế giới cũng ảnh hưởng tình hình sản xuất trong nước.
Hồ tiêu được cung cấp trên thị trường thế giới đến từ các nước Việt Nam, Brazil, Indonesia, Maylaysia, Srilanka, trong đó Việt Nam chiếm gần 50% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. Đối với thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới thì sản lượng thấp tại Ấn Độ không đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nên các nhà nhập khẩu chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam.
Phần lớn sản lượng hạt tiêu Việt Nam dành cho xuất khẩu, nên thị trường hạt tiêu trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường hạt tiêu thế giới. Xu thế nhu cầu sản phẩm hồ tiêu cũng ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cây công nghiệp này. Những tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng qua chế biến của thị trường thế giới đòi hỏi người sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam sẽ phải có những điều chỉnh theo cho phù hợp. Họ phải thay đổi tập quán canh tác, chú trọng hơn tới quy trình sản xuất sạch và bảo vệ môi trường từ sản xuất, thu hoạch và chế biến…. chẳng hạn thu hoạch khi quả đã chín chứ không phải cả xanh và chín như trước đây.