Tình hình thâm canh sản xuất hồ tiêu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 64 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Tình hình thâm canh sản xuất hồ tiêu

a. Cơ cấu giống

Bảng 2.17. Cơ cấu giống hồ tiêu năm 2014

STT Giống Tỷ lệ (%)

1 Vĩnh Linh 60,00

2 Lộc Ninh 30,00

3 Giống tiêu khác 10,00

Tổng 100

( guồn: Phòng NN huyện Cư Kuin năm 2014)

Hiện nay các giống tiêu được trồng phổ biến trên địa bàn huyện chủ yếu như: tiêu Vĩnh Linh, tiêu Trung Lộc Ninh, tiêu Sẻ Mỡ, tiêu Ấn Độ đọt xanh. Trong đó diện tích trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh chiếm khoảng 60% diện tích, giống tiêu Lộc Ninh chiếm khoảng 30%. Nguyên nhân chính để nông dân lựa chọn các loại giống này là do theo nông dân cho rằng giống này sinh trưởng khoẻ, mau ra hoa, lâu già cỗi, không kén đất, cho năng suất cao và ổn định, ít nhiễm sâu bệnh. Ngoài ra các giống tiêu khác chiếm 10% diện tích trồng hồ tiêu của toàn huyện như tiêu Sẻ Mỡ, tiêu Ấn Độ đọt xanh, tiêu trâu.

Nguồn gốc giống tiêu trên địa bàn huyện hiện nay đang là vấn đề được các cấp các ngành quan tâm, Do hiện nay trên toàn quốc chưa có một vườn hồ tiêu nào được chứng nhận là vườn cây đồng dòng do đó chất lượng cây giống chưa được kiểm chứng và dễ dẫn tới rủi ro trong quá trình sản xuất. Với lượng giống được chọn lọc chỉ chiếm khoảng 35% trong tổng số lượng giống được trồng còn lại 65% là giống chưa được chọn lọc, trong đó giống của người dân tự ươm và mua của các hộ nông dân khác chiếm khoảng 45% còn lại là giống của nông dân mua tại các đại lý cung cấp cây giống trên địa bàn huyện và thành phố Buôn Ma Thuột.

Bảng 2.18. Giống và nguồn gốc giống hồ tiêu huyện Cư Kuin năm 2014 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) 1 Giống hồ tiêu 100 1.1 Chọn lọc 35 1.2 Không chọn lọc 65 2 Nguồn giống 100 2.1 Tự ươm 35

2.2 Mua tại các trung tâm giống 55

2.3 Mua từ nông dân khác 10

( guồn: Phòng NN huyện Cư Kuin năm 2014)

b. Kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu

Đang từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây hồ tiêu tập trung. Đặc biệt ở 02 xã Ea Bhốk và Ea Ning, đã xuất hiện nhiều nông dân sản xuất giỏi, tạo được vườn tiêu phát triển bền vững, ít sâu bệnh, cho năng suất cao 5 - 6 tấn/ha cá biệt có vườn đạt trên 7 tấn/ha.

Trong quá trình sản xuất hồ tiêu người nông dân cần phải áp dụng các quy trình kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, thu hoạch nhằm đảm bảo vườn cây cho năng suất cao, ổn định và ít sâu bệnh. Do hồ tiêu là loại cây khó trồng và các bệnh do nấm, tuyến trung sẽ gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng và hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chết nhanh. Do đó cần phải đảm bảo công tác phòng bệnh trong các khâu từ: lựa chọn và xử lý đất trồng, chọn giống tiêu sử dụng và kỹ thuật nhân giống, thời vụ trồng, mật độ khoảng cách trồng, các loại trụ và cách trồng trên các loại trụ (Trụ gỗ, trụ đúc bê tông; trụ gạch xây; trụ sống như lồng mức, vông, keo dậu, gạo, cóc rừng)..

Tuy nhiên hiện nay một bộ phận người dân trên địa bàn chưa sử dụng biện pháp canh tác hợp lý như: chưa chú trọng đến vấn đề cây che bóng cho hồ tiêu, bón phân hoá học cao, tưới nước nhiều để khai thác triệt để năng suất

vườn cây, điều này dẫn đến tình trạng vườn cây ít ổn định, cộng với hệ thống thoát nước cho vườn tiêu trong mùa mưa kém đã tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan và dễ bùng phát thành dịch bệnh nguy hiểm. Gây thiệt hại về kinh tế cho chính các hộ nông dân và cộng đồng trồng hồ tiêu triên địa bàn.

Hiện nay với việc phát triển cây hồ tiêu theo hộ kinh doanh và tự phát trong nhiều năm qua, kỹ thuật trồng hồ tiêu của người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm canh tác được đúc kết từ thực tiễn và thiếu việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất, dễ gây ra những rủi ro trong quá trình canh tác và làm ảnh hưởng tới kết quả thu hoạch.

c. Công nghệ sơ chế hồ tiêu

Hiện nay trên địa bàn huyện hính thức sơ chế hồ tiêu chủ yếu là phơi khô trên nền sân đất hoặc nền sân xi măng, bên cạnh đó người dân sử dụng các loại máy tách hạt và thổi bụi nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đảm bảo và giảm chi phí nhân công, hao hụt trong quá trình sơ chế cũng như tăng chất lượng sản phẩm. Các biện pháp sơ biến chủ yếu là hình thức thủ công sử dụng ít máy móc do đó sản phẩm nông dân làm ra chủ yếu là tiêu đen và chưa thể sản xuất được loại tiêu trắng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)